EVFTA: Tăng xuất khẩu những nhóm hàng lợi thế trong dịch COVID-19
Thứ hai, 21-9-2020AsemconnectVietnam - Chỉ hơn 1 tháng sau khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam có thể nhìn thấy nhiều tín hiệu tích cực khi trị giá xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vào EU trong tháng Tám tăng trưởng 17% so với tháng trước.
Trong những ngày qua, liên tiếp các mặt hàng nông sản của Việt Nam như gạo, càphê, chanh leo... được xuất sang châu Âu (EU) và bước đầu hưởng lợi theo các cam kết của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA).
Chỉ hơn 1 tháng sau khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam có thể nhìn thấy nhiều tín hiệu tích cực khi trị giá xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vào EU trong tháng Tám vừa qua đã tăng trưởng 17% so với tháng trước đó, đạt 350 triệu USD.
Những tín hiệu tích cực
Trong hai ngày 16-17/9 vừa qua, các mặt hàng nông sản của Việt Nam liên tiếp được xuất khẩu sang EU theo Hiệp định EVFTA: ngày 16/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với tỉnh Gia Lai tổ chức lễ xuất khẩu cà phê và chanh leo; ngày 17/9 tại Bến Tre là lễ xuất khẩu trái cây.
Trước đó, đã có lễ xuất khẩu tôm sang EU theo EVFTA tại Ninh Thuận. Gạo, tôm, càphê, trái cây... đang là những mặt hàng có lợi thế của Việt Nam tại thị trường EU.
Cụ thể, trong hơn 1 tháng triển khai EVFTA, những tác động tích cực đã lan tỏa đến ngành gạo xuất khẩu. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đã tăng phổ biến từ 80-200USD/tấn tùy loại so với thời điểm trước khi EVFTA có hiệu lực.
Ước tính trị giá xuất khẩu gạo tháng Tám vừa qua của Việt Nam vào thị trường EU đạt hơn 1,2 triệu USD, tăng tới 93,5% so với tháng Bảy vừa qua và tăng 35,6% so với cùng kỳ năm trước.
Theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, việc xuất khẩu một số sản phẩm gạo mang thương hiệu Việt Nam sang thị trường EU không chỉ là thành công bước đầu của bản thân doanh nghiệp mà còn là dấu mốc sản phẩm gạo mang thương hiệu Việt Nam chính thức ghi danh trên thị trường quốc tế.
Bên cạnh gạo, rau quả tươi Việt Nam cũng được đánh giá đã và đang rộng cửa vào EU kể từ ngày 1/8 vừa qua.
Hiện, EU là thị trường xuất khẩu thứ tư của rau quả Việt Nam. Với nền tảng sẵn có này cộng thêm việc miễn giảm thuế nhập khẩu theo cam kết trong EVFTA đang giúp tăng khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam so với các đối thủ.
Ứớc tính, trị giá xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam sang thị trường EU trong tháng Tám vừa qua đạt 14,7 triệu USD, tăng trên 25% so với tháng trước đó và tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặt hàng càphê cũng được nhận định có thể gia tăng trị giá xuất khẩu vào thị trường EU trong thời gian tới khi được giảm thuế suất từ 15% xuống 0%.
EU là thị trường tiêu thụ nhiều càphê nhất của Việt Nam, chiếm 40% trong tổng lượng và 38% về tổng trị giá xuất khẩu cả nước (trung bình giá trị xuất khẩu càphê sang EU đạt 1,2-1,4 tỷ USD/năm trong 5 năm qua).
Trong tháng Tám vừa qua, giá trị xuất khẩu càphê của Việt Nam sang EU đạt 76 triệu USD, tăng gần 35% so với tháng trước.
Trong số 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được EU cam kết bảo hộ khi EVFTA chính thức đi vào thực thi có cà phê Buôn Ma Thuột.
Theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho ngành càphê Việt Nam với các đối thủ tại thị trường EU.
Tăng cường xuất khẩu những nhóm hàng có lợi thế trong bối cảnh COVID-19
Hiệp định EVFTA đã được ký kết vào ngày 30/6/2019 tại Hà Nội, được Nghị viện châu Âu và Quốc hội Việt Nam thông qua và chính thức có hiệu lực từ 1/8/2020.
Ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, toàn bộ các sản phẩm cà phê bao gồm chưa rang, đã rang và các loại cà phê chế biến đều được xóa bỏ thuế về 0%. Đồng thời, EU cam kết bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho cà phê Việt Nam. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho ngành càphê Việt Nam tại thị trường EU.
Đối với các mặt hàng thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên), EU xóa bỏ thuế quan đối với 86,5% kim ngạch xuất khẩu của ta trong vòng 3 năm, 90,3% trong vòng 5 năm và 100% trong vòng 7 năm. Riêng đối với cá ngừ đóng hộp, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan 11.500 tấn.
Về gạo, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau một lộ trình nhất định.
Các sản phẩm củ quả, rau củ quả chế biến, nước hoa quả khác về cơ bản được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Gỗ và các sản phẩm gỗ hầu hết sẽ xóa bỏ thuế ngay khi EVFTA có hiệu...
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường, ngay trong quá trình đàm phán ký kết EVFTA, ngành nông nghiệp được xác định có rất nhiều lợi thế với 3 trụ cột chính.
Một là, có thể đẩy mạnh thương mại xuất khẩu nông sản ở một số nhóm mặt hàng đang có lợi thế như tôm, cà phê, trái cây, gạo... Hai là, thông qua việc thực thi hiệp định, chúng ta có thể tiếp thu các công nghệ chế biến hiện đại của EU thông qua đầu tư FDI. Ba là, nâng cao năng lực quản trị thông qua các chương trình hợp tác đào tạo quản lý, tập huấn; nâng cao kỹ năng phát triển thị trường để cùng nhau phát triển.
Với 3 lợi thế đó, ngay từ đầu, ngành nông nghiệp đã phối hợp với Bộ Công Thương, các doanh nghiệp và nông dân chuẩn bị tích cực các điều kiện trước khi hiệp định có hiệu lực.
Theo đó, ngành nông nghiệp tích cực đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất theo chuỗi liên kết từ khâu tổ chức nguyên liệu, chế biến sâu đến tiêu thụ sản phẩm.
Chính vì vậy, ngay khi hiệp định có hiệu lực, đón sóng cơ hội này, các doanh nghiệp đã tập trung đẩy mạnh các đơn hàng xuất khẩu để tận dụng được ưu đãi về hạn ngạch thuế quan.
Theo thống kê sơ bộ, chỉ sau 1 tháng thực hiện hiệp định EVFTA, xuất khẩu nông sản sang EU tăng khoảng 17% so với tháng Bảy vừa qua.
Để thúc đẩy xuất khẩu toàn ngành nông, lâm thủy sản thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết sẽ tập trung tận dụng từng nhóm thị trường xuất khẩu, kể cả những khe hẹp nhất từng thời điểm.
Đặc biệt, Bộ sẽ thúc đẩy tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA để tăng cường xuất khẩu những nhóm hàng có lợi thế và phù hợp trong bối cảnh COVID-19. Đồng thời, phối hợp với Bộ Công Thương, các cơ quan, doanh nghiệp theo dõi sát sao diễn biến giá cả, cung cầu các mặt hàng nông sản thiết yếu để cân đối cung cầu; nâng cao chất lượng dự báo thị trường và kịp thời thông tin tới các địa phương, doanh nghiệp để có kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp...
Về trị giá xuất khẩu trong cả năm 2020, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nếu cố gắng cao và không có biến động lớn của tình hình thế giới, trị giá xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả năm sẽ đạt kế hoạch trên 40 tỷ USD (khoảng 40- 41 tỷ USD)./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/evfta-tang-xuat-khau-nhung-nhom-hang-loi-the-trong-dich-covid19/664908.vnp
Chỉ hơn 1 tháng sau khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam có thể nhìn thấy nhiều tín hiệu tích cực khi trị giá xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vào EU trong tháng Tám vừa qua đã tăng trưởng 17% so với tháng trước đó, đạt 350 triệu USD.
Những tín hiệu tích cực
Trong hai ngày 16-17/9 vừa qua, các mặt hàng nông sản của Việt Nam liên tiếp được xuất khẩu sang EU theo Hiệp định EVFTA: ngày 16/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với tỉnh Gia Lai tổ chức lễ xuất khẩu cà phê và chanh leo; ngày 17/9 tại Bến Tre là lễ xuất khẩu trái cây.
Trước đó, đã có lễ xuất khẩu tôm sang EU theo EVFTA tại Ninh Thuận. Gạo, tôm, càphê, trái cây... đang là những mặt hàng có lợi thế của Việt Nam tại thị trường EU.
Cụ thể, trong hơn 1 tháng triển khai EVFTA, những tác động tích cực đã lan tỏa đến ngành gạo xuất khẩu. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đã tăng phổ biến từ 80-200USD/tấn tùy loại so với thời điểm trước khi EVFTA có hiệu lực.
Ước tính trị giá xuất khẩu gạo tháng Tám vừa qua của Việt Nam vào thị trường EU đạt hơn 1,2 triệu USD, tăng tới 93,5% so với tháng Bảy vừa qua và tăng 35,6% so với cùng kỳ năm trước.
Theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, việc xuất khẩu một số sản phẩm gạo mang thương hiệu Việt Nam sang thị trường EU không chỉ là thành công bước đầu của bản thân doanh nghiệp mà còn là dấu mốc sản phẩm gạo mang thương hiệu Việt Nam chính thức ghi danh trên thị trường quốc tế.
Bên cạnh gạo, rau quả tươi Việt Nam cũng được đánh giá đã và đang rộng cửa vào EU kể từ ngày 1/8 vừa qua.
Hiện, EU là thị trường xuất khẩu thứ tư của rau quả Việt Nam. Với nền tảng sẵn có này cộng thêm việc miễn giảm thuế nhập khẩu theo cam kết trong EVFTA đang giúp tăng khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam so với các đối thủ.
Ứớc tính, trị giá xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam sang thị trường EU trong tháng Tám vừa qua đạt 14,7 triệu USD, tăng trên 25% so với tháng trước đó và tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặt hàng càphê cũng được nhận định có thể gia tăng trị giá xuất khẩu vào thị trường EU trong thời gian tới khi được giảm thuế suất từ 15% xuống 0%.
EU là thị trường tiêu thụ nhiều càphê nhất của Việt Nam, chiếm 40% trong tổng lượng và 38% về tổng trị giá xuất khẩu cả nước (trung bình giá trị xuất khẩu càphê sang EU đạt 1,2-1,4 tỷ USD/năm trong 5 năm qua).
Trong tháng Tám vừa qua, giá trị xuất khẩu càphê của Việt Nam sang EU đạt 76 triệu USD, tăng gần 35% so với tháng trước.
Trong số 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được EU cam kết bảo hộ khi EVFTA chính thức đi vào thực thi có cà phê Buôn Ma Thuột.
Theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho ngành càphê Việt Nam với các đối thủ tại thị trường EU.
Tăng cường xuất khẩu những nhóm hàng có lợi thế trong bối cảnh COVID-19
Hiệp định EVFTA đã được ký kết vào ngày 30/6/2019 tại Hà Nội, được Nghị viện châu Âu và Quốc hội Việt Nam thông qua và chính thức có hiệu lực từ 1/8/2020.
Ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, toàn bộ các sản phẩm cà phê bao gồm chưa rang, đã rang và các loại cà phê chế biến đều được xóa bỏ thuế về 0%. Đồng thời, EU cam kết bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho cà phê Việt Nam. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho ngành càphê Việt Nam tại thị trường EU.
Đối với các mặt hàng thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên), EU xóa bỏ thuế quan đối với 86,5% kim ngạch xuất khẩu của ta trong vòng 3 năm, 90,3% trong vòng 5 năm và 100% trong vòng 7 năm. Riêng đối với cá ngừ đóng hộp, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan 11.500 tấn.
Về gạo, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau một lộ trình nhất định.
Các sản phẩm củ quả, rau củ quả chế biến, nước hoa quả khác về cơ bản được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Gỗ và các sản phẩm gỗ hầu hết sẽ xóa bỏ thuế ngay khi EVFTA có hiệu...
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường, ngay trong quá trình đàm phán ký kết EVFTA, ngành nông nghiệp được xác định có rất nhiều lợi thế với 3 trụ cột chính.
Một là, có thể đẩy mạnh thương mại xuất khẩu nông sản ở một số nhóm mặt hàng đang có lợi thế như tôm, cà phê, trái cây, gạo... Hai là, thông qua việc thực thi hiệp định, chúng ta có thể tiếp thu các công nghệ chế biến hiện đại của EU thông qua đầu tư FDI. Ba là, nâng cao năng lực quản trị thông qua các chương trình hợp tác đào tạo quản lý, tập huấn; nâng cao kỹ năng phát triển thị trường để cùng nhau phát triển.
Với 3 lợi thế đó, ngay từ đầu, ngành nông nghiệp đã phối hợp với Bộ Công Thương, các doanh nghiệp và nông dân chuẩn bị tích cực các điều kiện trước khi hiệp định có hiệu lực.
Theo đó, ngành nông nghiệp tích cực đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất theo chuỗi liên kết từ khâu tổ chức nguyên liệu, chế biến sâu đến tiêu thụ sản phẩm.
Chính vì vậy, ngay khi hiệp định có hiệu lực, đón sóng cơ hội này, các doanh nghiệp đã tập trung đẩy mạnh các đơn hàng xuất khẩu để tận dụng được ưu đãi về hạn ngạch thuế quan.
Theo thống kê sơ bộ, chỉ sau 1 tháng thực hiện hiệp định EVFTA, xuất khẩu nông sản sang EU tăng khoảng 17% so với tháng Bảy vừa qua.
Để thúc đẩy xuất khẩu toàn ngành nông, lâm thủy sản thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết sẽ tập trung tận dụng từng nhóm thị trường xuất khẩu, kể cả những khe hẹp nhất từng thời điểm.
Đặc biệt, Bộ sẽ thúc đẩy tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA để tăng cường xuất khẩu những nhóm hàng có lợi thế và phù hợp trong bối cảnh COVID-19. Đồng thời, phối hợp với Bộ Công Thương, các cơ quan, doanh nghiệp theo dõi sát sao diễn biến giá cả, cung cầu các mặt hàng nông sản thiết yếu để cân đối cung cầu; nâng cao chất lượng dự báo thị trường và kịp thời thông tin tới các địa phương, doanh nghiệp để có kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp...
Về trị giá xuất khẩu trong cả năm 2020, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nếu cố gắng cao và không có biến động lớn của tình hình thế giới, trị giá xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả năm sẽ đạt kế hoạch trên 40 tỷ USD (khoảng 40- 41 tỷ USD)./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/evfta-tang-xuat-khau-nhung-nhom-hang-loi-the-trong-dich-covid19/664908.vnp
Việt Nam và Liên minh châu Âu tăng cường hợp tác về hải quan
Tận dụng lợi thế từ EVFTA để xuất khẩu sang thị trường ngách
Doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan: Khai thác lợi thế từ EVFTA
Tận dụng hiệp định EVFTA: Cơ hội nâng cao giá trị hàng xuất khẩu
Hiệp định EVFTA mở rộng xuất khẩu hàng Việt vào thị trường Đan Mạch
Hiệu quả sau 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA
Đạt thỏa thuận kéo dài thời gian hoãn áp dụng thuế thương mại điện tử
Phòng vệ thương mại: Khuyến nghị nên biết về thị trường Peru
Hiệp định EVFTA: “Chìa khóa” để hàng Việt vào Liên minh châu Âu
EVFTA mở cơ hội xuất khẩu gạo chất lượng cao sang EU
APEC thảo luận mới về Khu vực thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương
Giải pháp nào để tận dụng tốt hơn cơ hội từ EVFTA?
Bổ sung thành viên của Nhóm DAG Việt Nam trong Hiệp định EVFTA
EVFTA thúc đẩy tăng tưởng xuất khẩu trong bối cảnh COVID-19 phức tạp
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...