EVFTA: Động lực xây dựng chuỗi cung ứng an toàn
Thứ hai, 14-9-2020AsemconnectVietnam - Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đang trong quá trình nỗ lực để đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Và, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được đánh giá là nền tảng quan trọng, giúp hai bên xây dựng chuỗi cung ứng có trách nhiệm và an toàn.
Lợi thế phát triển chuỗi cung ứng
Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 đã tạo cơ hội cho Việt Nam thúc đẩy thương mại, đầu tư, đặc biệt hình thành chuỗi cung ứng mới. Khác với nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ có Mexico là thị trường cung ứng truyền thống, còn EU không có nền kinh tế nào ở gần để đáp ứng nhu cầu xây dựng chuỗi cung ứng mới. Ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) - cho rằng, với tư cách là một trong những nước đang phát triển đầu tiên trong khu vực có FTA với EU, Việt Nam đang ở vị trí rất tốt để trở thành nơi tiếp nhận chuỗi cung ứng mới, xây dựng chuỗi cung ứng bền vững kết nối hai bên.
Ngoài ra, EU cũng là động lực cho chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu ở Việt Nam. Bởi EU là một phần của các chuỗi giá trị toàn cầu trong nhiều lĩnh vực tạo ra sản phẩm như: Thiết kế, sản xuất, marketing, phân phối, tái chế… Đặc biệt, lợi thế kết nối với các nhà đầu tư nước ngoài của EU là khả năng tiếp cận, chia sẻ các lợi thế trong chuỗi giá trị toàn cầu của các đối tác EU như công nghệ, dữ liệu, nguồn thông tin, kỹ năng và mạng lưới. Đây cũng chính là cơ hội để Việt Nam phát triển chuỗi cung ứng mới.
Đại dịch Covid-19 khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, nhiều nước trên thế giới đã phải suy nghĩ đến việc đi tìm chuỗi cung ứng mới, an toàn và có trách nhiệm. “EVFTA chính là nền tảng quan trọng để Việt Nam và EU chung tay xây dựng chuỗi cung ứng có trách nhiệm và an toàn” - ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - nhận định.
Thực tế, EVFTA đã mang lại niềm tin và cơ hội hiếm hoi giữa mùa Covid-19 khi nhiều doanh nghiệp (DN) trong các ngành: Dệt may, giày dép, thủy sản có cơ hội xuất khẩu các sản phẩm chính ngạch vào EU. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong vòng một tháng kể từ ngày 1/8 đến hết 31/8/2020, các tổ chức được ủy quyền đã cấp trên 7.200 bộ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 với kim ngạch 277 triệu USD đi các nước EU. Các mặt hàng đã được cấp C/O mẫu EUR.1 chủ yếu là giày dép, thủy sản, nhựa và các sản phẩm nhựa, cà phê, hàng dệt may, túi xách, va li, rau quả, sản phẩm mây, tre, đan... Thị trường nhập khẩu đa phần là các nước có cảng biển và trung tâm phân phối, trung chuyển của EU như Bỉ, Đức, Hà Lan, Pháp... Trong đó, nhiều lô hàng đã tới thị trường EU, thông quan và được hưởng ưu đãi.
Điều chỉnh chính sách phù hợp
Mặc dù có nhiều cơ hội thúc đẩy DN tham gia vào chuỗi giá trị, song vẫn còn nhiều thách thức đặt ra. Việt Nam là nước đi sau trong ngành công nghiệp hỗ trợ nên còn non trẻ và gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, khả năng kết nối của DN nội địa còn thấp, số lượng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu còn khiêm tốn, do quy mô nhỏ, không đáp ứng yêu cầu, chỉ làm linh kiện rời, mà ít tạo ra bộ sản phẩm hoàn chỉnh.
Theo một nghiên cứu của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO), các công ty Nhật Bản tại Việt Nam mua khoảng 32,4% các hàng hóa, dịch vụ đầu vào từ các nhà cung cấp Việt Nam. Tỷ lệ này thấp hơn con số tương ứng tại Trung Quốc (67,8%), Thailand (57,1%), và Indonesia (40,5%). Việt Nam có khoảng 20 công ty lắp ráp ôtô, nhưng chỉ có khoảng 81 nhà cung cấp cấp 1, 145 nhà cung cấp cấp hai và cấp ba.
Ngoài ra, một thực tế đáng lo ngại đó là, có những DN Việt Nam bằng lòng với việc tham gia chuỗi giá trị ở công đoạn giá trị thấp, không sẵn sàng đầu tư khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Hay chi phí để chuyển dịch lên vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị.
Để tận dụng cơ hội từ EVFTA khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, theo các chuyên gia, DN Việt Nam phải mạnh lên cả về số lượng và chất lượng thì mới “chơi” được cuộc chơi của người “khổng lồ” EU. Bởi chuỗi cung ứng của EU thường quen với sự đáp ứng quy mô của nhà cung cấp lớn như Trung Quốc.
Bên cạnh việc nỗ lực của DN, bà Trương Thị Chí Bình - Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - cũng cho rằng, Chính phủ cần tạo ra môi trường kinh doanh minh bạch. Đặc biệt, có sự bàn thảo, thỏa thuận tốt với công ty đầu chuỗi ngay tại Việt Nam. Nếu không mãi mãi chúng ta chỉ làm linh kiện đơn giản, rẻ tiền, còn linh kiện quan trọng có giá trị gia tăng thì không bao giờ làm được vì họ đã có nhà cung cấp tốt từ trước rồi.
Nguồn: congthuong.vn/evfta-dong-luc-xay-dung-chuoi-cung-ung-an-toan-143401.html
Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 đã tạo cơ hội cho Việt Nam thúc đẩy thương mại, đầu tư, đặc biệt hình thành chuỗi cung ứng mới. Khác với nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ có Mexico là thị trường cung ứng truyền thống, còn EU không có nền kinh tế nào ở gần để đáp ứng nhu cầu xây dựng chuỗi cung ứng mới. Ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) - cho rằng, với tư cách là một trong những nước đang phát triển đầu tiên trong khu vực có FTA với EU, Việt Nam đang ở vị trí rất tốt để trở thành nơi tiếp nhận chuỗi cung ứng mới, xây dựng chuỗi cung ứng bền vững kết nối hai bên.
Ngoài ra, EU cũng là động lực cho chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu ở Việt Nam. Bởi EU là một phần của các chuỗi giá trị toàn cầu trong nhiều lĩnh vực tạo ra sản phẩm như: Thiết kế, sản xuất, marketing, phân phối, tái chế… Đặc biệt, lợi thế kết nối với các nhà đầu tư nước ngoài của EU là khả năng tiếp cận, chia sẻ các lợi thế trong chuỗi giá trị toàn cầu của các đối tác EU như công nghệ, dữ liệu, nguồn thông tin, kỹ năng và mạng lưới. Đây cũng chính là cơ hội để Việt Nam phát triển chuỗi cung ứng mới.
Đại dịch Covid-19 khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, nhiều nước trên thế giới đã phải suy nghĩ đến việc đi tìm chuỗi cung ứng mới, an toàn và có trách nhiệm. “EVFTA chính là nền tảng quan trọng để Việt Nam và EU chung tay xây dựng chuỗi cung ứng có trách nhiệm và an toàn” - ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - nhận định.
Thực tế, EVFTA đã mang lại niềm tin và cơ hội hiếm hoi giữa mùa Covid-19 khi nhiều doanh nghiệp (DN) trong các ngành: Dệt may, giày dép, thủy sản có cơ hội xuất khẩu các sản phẩm chính ngạch vào EU. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong vòng một tháng kể từ ngày 1/8 đến hết 31/8/2020, các tổ chức được ủy quyền đã cấp trên 7.200 bộ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 với kim ngạch 277 triệu USD đi các nước EU. Các mặt hàng đã được cấp C/O mẫu EUR.1 chủ yếu là giày dép, thủy sản, nhựa và các sản phẩm nhựa, cà phê, hàng dệt may, túi xách, va li, rau quả, sản phẩm mây, tre, đan... Thị trường nhập khẩu đa phần là các nước có cảng biển và trung tâm phân phối, trung chuyển của EU như Bỉ, Đức, Hà Lan, Pháp... Trong đó, nhiều lô hàng đã tới thị trường EU, thông quan và được hưởng ưu đãi.
Điều chỉnh chính sách phù hợp
Mặc dù có nhiều cơ hội thúc đẩy DN tham gia vào chuỗi giá trị, song vẫn còn nhiều thách thức đặt ra. Việt Nam là nước đi sau trong ngành công nghiệp hỗ trợ nên còn non trẻ và gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, khả năng kết nối của DN nội địa còn thấp, số lượng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu còn khiêm tốn, do quy mô nhỏ, không đáp ứng yêu cầu, chỉ làm linh kiện rời, mà ít tạo ra bộ sản phẩm hoàn chỉnh.
Theo một nghiên cứu của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO), các công ty Nhật Bản tại Việt Nam mua khoảng 32,4% các hàng hóa, dịch vụ đầu vào từ các nhà cung cấp Việt Nam. Tỷ lệ này thấp hơn con số tương ứng tại Trung Quốc (67,8%), Thailand (57,1%), và Indonesia (40,5%). Việt Nam có khoảng 20 công ty lắp ráp ôtô, nhưng chỉ có khoảng 81 nhà cung cấp cấp 1, 145 nhà cung cấp cấp hai và cấp ba.
Ngoài ra, một thực tế đáng lo ngại đó là, có những DN Việt Nam bằng lòng với việc tham gia chuỗi giá trị ở công đoạn giá trị thấp, không sẵn sàng đầu tư khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Hay chi phí để chuyển dịch lên vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị.
Để tận dụng cơ hội từ EVFTA khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, theo các chuyên gia, DN Việt Nam phải mạnh lên cả về số lượng và chất lượng thì mới “chơi” được cuộc chơi của người “khổng lồ” EU. Bởi chuỗi cung ứng của EU thường quen với sự đáp ứng quy mô của nhà cung cấp lớn như Trung Quốc.
Bên cạnh việc nỗ lực của DN, bà Trương Thị Chí Bình - Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - cũng cho rằng, Chính phủ cần tạo ra môi trường kinh doanh minh bạch. Đặc biệt, có sự bàn thảo, thỏa thuận tốt với công ty đầu chuỗi ngay tại Việt Nam. Nếu không mãi mãi chúng ta chỉ làm linh kiện đơn giản, rẻ tiền, còn linh kiện quan trọng có giá trị gia tăng thì không bao giờ làm được vì họ đã có nhà cung cấp tốt từ trước rồi.
Nguồn: congthuong.vn/evfta-dong-luc-xay-dung-chuoi-cung-ung-an-toan-143401.html
Việt Nam và Liên minh châu Âu tăng cường hợp tác về hải quan
Tận dụng lợi thế từ EVFTA để xuất khẩu sang thị trường ngách
Doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan: Khai thác lợi thế từ EVFTA
Tận dụng hiệp định EVFTA: Cơ hội nâng cao giá trị hàng xuất khẩu
Hiệp định EVFTA mở rộng xuất khẩu hàng Việt vào thị trường Đan Mạch
Hiệu quả sau 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA
Đạt thỏa thuận kéo dài thời gian hoãn áp dụng thuế thương mại điện tử
Phòng vệ thương mại: Khuyến nghị nên biết về thị trường Peru
Hiệp định EVFTA: “Chìa khóa” để hàng Việt vào Liên minh châu Âu
EVFTA mở cơ hội xuất khẩu gạo chất lượng cao sang EU
APEC thảo luận mới về Khu vực thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương
Giải pháp nào để tận dụng tốt hơn cơ hội từ EVFTA?
Bổ sung thành viên của Nhóm DAG Việt Nam trong Hiệp định EVFTA
EVFTA thúc đẩy tăng tưởng xuất khẩu trong bối cảnh COVID-19 phức tạp
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...