Các nước RCEP đạt tiến bộ đáng kể trong đàm phán ký kết thỏa thuận
Thứ sáu, 28-8-2020AsemconnectVietnam - Các bộ trưởng hoan nghênh "tiến bộ đáng kể" đã đạt được nhằm tiến tới hoàn tất thỏa thuận để ký kết tại hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo RCEP vào tháng 11.
Các bộ trưởng của 15 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương đang đàm phán về Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) ngày 27/8 cho biết họ đã đạt được "tiến bộ đáng kể" trong việc tiến tới ký kết thỏa thuận vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, các bộ trưởng vẫn chưa chắc chắn liệu Ấn Độ có tiếp tục là thành viên của khuôn khổ này hay không.
Theo tuyên bố chung, RCEP "vẫn mở cửa cho Ấn Độ vì nước này không chỉ tham gia vào các cuộc đàm phán RCEP kể từ khi hoạt động này được khởi động vào năm 2012 mà còn ghi nhận tiềm năng của Ấn Độ trong việc đóng góp vào sự thịnh vượng của khu vực."
Các bộ trưởng đã ra tuyên bố trên sau một hội nghị trực tuyến được tổ chức mà không có sự tham gia của đại diện Ấn Độ. Các bộ trưởng cũng hoan nghênh "tiến bộ đáng kể" đã đạt được nhằm tiến tới hoàn tất thỏa thuận để ký kết tại hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo RCEP vào tháng 11.
Đối với việc tình hình đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và ảnh hưởng đến các nền kinh tế khu vực, các bộ trưởng cũng "nhấn mạnh vai trò quan trọng của RCEP trong các nỗ lực phục hồi sau đại dịch cũng như góp phần vào sự tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế khu vực và toàn cầu."
Triển vọng của RCEP vẫn chưa rõ ràng sau khi Ấn Độ hồi tháng 11/2019 tuyên bố rút khỏi các cuộc đàm phán với lý do lo ngại về dòng sản phẩm của Trung Quốc cạnh tranh hơn về giá thâm nhập thị trường nước này.
Ngoài Ấn Độ, hiện 10 quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand, đang tham gia đàm phán về RCEP.
RCEP nhằm thiết lập các quy tắc chung về thương mại điện tử, thương mại và sở hữu trí tuệ. Chiếm khoảng 30% tổng GDP toàn cầu và một nửa dân số thế giới (nếu bao gồm cả Ấn Độ), RCEP sẽ là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới và ảnh hưởng vượt tầm khu vực.
Khi được thực thi, RCEP sẽ mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho tất cả 15 nước thành viên./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/cac-nuoc-rcep-dat-tien-bo-dang-ke-trong-dam-phan-ky-ket-thoa-thuan/659835.vnp
Tuy nhiên, các bộ trưởng vẫn chưa chắc chắn liệu Ấn Độ có tiếp tục là thành viên của khuôn khổ này hay không.
Theo tuyên bố chung, RCEP "vẫn mở cửa cho Ấn Độ vì nước này không chỉ tham gia vào các cuộc đàm phán RCEP kể từ khi hoạt động này được khởi động vào năm 2012 mà còn ghi nhận tiềm năng của Ấn Độ trong việc đóng góp vào sự thịnh vượng của khu vực."
Các bộ trưởng đã ra tuyên bố trên sau một hội nghị trực tuyến được tổ chức mà không có sự tham gia của đại diện Ấn Độ. Các bộ trưởng cũng hoan nghênh "tiến bộ đáng kể" đã đạt được nhằm tiến tới hoàn tất thỏa thuận để ký kết tại hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo RCEP vào tháng 11.
Đối với việc tình hình đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và ảnh hưởng đến các nền kinh tế khu vực, các bộ trưởng cũng "nhấn mạnh vai trò quan trọng của RCEP trong các nỗ lực phục hồi sau đại dịch cũng như góp phần vào sự tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế khu vực và toàn cầu."
Triển vọng của RCEP vẫn chưa rõ ràng sau khi Ấn Độ hồi tháng 11/2019 tuyên bố rút khỏi các cuộc đàm phán với lý do lo ngại về dòng sản phẩm của Trung Quốc cạnh tranh hơn về giá thâm nhập thị trường nước này.
Ngoài Ấn Độ, hiện 10 quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand, đang tham gia đàm phán về RCEP.
RCEP nhằm thiết lập các quy tắc chung về thương mại điện tử, thương mại và sở hữu trí tuệ. Chiếm khoảng 30% tổng GDP toàn cầu và một nửa dân số thế giới (nếu bao gồm cả Ấn Độ), RCEP sẽ là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới và ảnh hưởng vượt tầm khu vực.
Khi được thực thi, RCEP sẽ mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho tất cả 15 nước thành viên./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/cac-nuoc-rcep-dat-tien-bo-dang-ke-trong-dam-phan-ky-ket-thoa-thuan/659835.vnp
Bước tiến quan trọng và cân bằng về đầu tư: Nhìn từ RCEP
ASEAN đánh giá cao vai trò của RCEP trong tiến trình phục hồi khu vực
Hiệu quả thực thi Hiệp định RCEP trong tác động thay đổi địa chính trị
Hiệu quả thực thi Hiệp định RCEP từ góc độ hải quan
Vai trò đòn bẩy của hiệp định RCEP sau 7 tháng thực thi
Tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam-Mexico theo hướng cân bằng hơn
Đa dạng hóa chuỗi cung ứng: Cơ hội nào cho ASEAN?
Nắm bắt cơ hội từ hiệp định EVFTA, xuất khẩu gốm sứ vào EU tăng mạnh
Thực thi RCEP: Doanh nghiệp cần làm gì để có “hệ miễn dịch” tốt?
Cơ hội thu hút FDI từ Hiệp định RCEP
Hiệp định RCEP giúp châu Á Thái Bình Dương chiếm ưu thế về kinh tế kỹ thuật số
Phòng vệ thương mại: Ứng phó rào cản thương mại từ Ấn Độ
“Kế sách” ASEAN về ứng phó an ninh lương thực
Vai trò mới của Hiệp định RCEP trong thúc đẩy hội nhập khu vực Đông Á
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...