Việt Nam - Thành viên tích cực nhất của ASEM
Thứ tư, 24-11-2021AsemconnectVietnam - Đến nay, Việt Nam được đánh giá là một trong những thành viên tích cực nhất của Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM), đề xuất 29 sáng kiến và đồng bảo trợ 31 sáng kiến về những lĩnh vực thiết thực với địa phương, doanh nghiệp và người dân.
Việt Nam đề xuất nhiều sáng kiến
Qua 25 năm từ khi tham gia sáng lập ASEM, Việt Nam luôn là một thành viên tích cực, năng động và có trách nhiệm, ghi những dấu mốc ý nghĩa trong chặng đường phát triển của ASEM. Đóng góp nổi bật nhất của Việt Nam bao gồm tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEM 5 (2004), cùng 5 Hội nghị Bộ trưởng trong các lĩnh vực kinh tế (2001), công nghệ - thông tin (2006), ngoại giao (2009), giáo dục (2009), lao động (2012), và triển khai nhiều sáng kiến trong các lĩnh vực chuyên ngành thuộc ưu tiên của ASEM.
Việt Nam tham gia đề xuất, thúc đẩy 2 lần mở rộng thành viên ASEM (ASEM 5, 2004 và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ 9, 2009) và cùng các thành viên thông qua nhiều văn kiện và quyết định quan trọng mang tính định hướng trong tiến trình hợp tác ASEM như “Tuyên bố Hà Nội về quan hệ đối tác kinh tế ASEM chặt chẽ hơn” và “Tuyên bố ASEM về đối thoại giữa các nền văn hóa, văn minh”, “Khuyến nghị về cải tiến phương thức hoạt động ASEM” (2004).
Đến nay, Việt Nam được đánh giá là một trong những thành viên tích cực nhất của Diễn đàn, đề xuất 29 sáng kiến và đồng bảo trợ 31 sáng kiến về những lĩnh vực thiết thực với địa phương, doanh nghiệp và người dân, như văn hoá, y tế, giao thông vận tải, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, khoa học – công nghệ, du lịch, kinh tế, tăng trưởng xanh, an sinh xã hội, phát triển bao trùm, kinh tế số, nâng cao quyền năng phụ nữ…
Gần đây nhất, Việt Nam đề xuất và tổ chức thành công Đối thoại Chính sách cao cấp “Tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác Á - Âu trong một thế giới đang biến đổi” nhân dịp 25 năm thành lập ASEM. Đối thoại là sáng kiến của Việt Nam nhằm kỷ niệm 25 năm thành lập ASEM (1996 - 2021), góp phần thúc đẩy trao đổi giữa các thành viên về định hướng và tầm nhìn hợp tác Á - Âu trong giai đoạn mới. Đối thoại là hoạt động hợp tác ASEM có quy mô lớn nhất từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát với sự tham dự, đóng góp tích cực của đại diện cao cấp nhiều nước và tổ chức quốc tế.
Việt Nam cũng là một trong những nước đi đầu khởi xướng và duy trì cơ chế hợp tác đầu tiên trong ASEM về quản lý nguồn nước là Đối thoại ASEM về phát triển bền vững, trong đó tập trung hợp tác tiểu vùng các nước ven sông Mekong - Danube, góp phần nâng hợp tác tiểu vùng Mekong lên tầm liên khu vực.
Ngoài ra, Việt Nam đảm nhiệm nhiều vị trí chủ chốt trong ASEM (Điều phối viên 02 nhiệm kỳ 1999 - 2000 và 2001 - 2002, Phó Giám đốc Điều hành ASEF giai đoạn 2008 - 2012). Hiện, Việt Nam đang tích cực đang phát huy vai trò trong 5 Nhóm hợp tác chuyên ngành mà Việt Nam là thành viên về quản lý nước, ứng phó thiên tai và đào tạo nghề, giáo dục và phát triền nguồn nhân lực và kết nối công nghệ.
Cùng với các thành tựu phát triển và đối ngoại, việc ta tiếp tục tham gia và đóng góp tích cực tại Diễn đàn ASEM là bước triển khai quan trọng chủ trương đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, góp phần tranh thủ sự ủng hộ của các thành viên, đề cao vị thế quốc tế của Việt Nam.
ASEM 13: Dự kiến thông qua 3 văn kiện
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao ASEM lần thứ 13 theo hình thức trực tuyến từ ngày 25 - 26/11.
Thủ tướng Chính phủ tham dự hội nghị theo lời mời của Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen - Thủ tướng nước chủ nhà ASEM lần thứ 13.
Với chủ đề “Củng cố Chủ nghĩa đa phương vì Tăng trưởng chung”, Hội nghị Cấp cao ASEM 13 gồm 2 Phiên thảo luận toàn thể, 1 Phiên họp kín và tập trung vào các nội dung chính về vai trò của ASEM trong thúc đẩy chủ nghĩa đa phương; Covid-19 và phục hồi kinh tế - xã hội; và các vấn đề ASEM, khu vực và toàn cầu.
Hội nghị dự kiến sẽ thảo luận về các nội dung: Thành tựu, thách thức và định hướng hợp tác ASEM; Tái hồi phục chủ nghĩa đa phương vì hoà bình và ổn định toàn cầu; Củng cố hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ; Phát triển và tăng trưởng bền vững, bao trùm; Kết nối; Phụ nữ, hoà bình và an ninh; Biến đổi khí hậu; Các vấn đề khu vực và toàn cầu đang nổi lên.
Hội nghị Cấp cao ASEM 13 dự kiến thông qua 03 văn kiện gồm Tuyên bố Chủ tịch về củng cố chủ nghĩa đa phương vì tăng trưởng chung, Tuyên bố Phnom Penh về Covid-19 và phục hồi kinh tế, và định hướng hợp tác về kết nối ASEM.
ASEM là một diễn đàn quan trọng với Việt Nam về mặt chiến lược, kinh tế, chính trị, an ninh, phát triển, xã hội. Đây là nơi hội tụ 53 thành viên, là những cái nôi của văn hóa thế giới, những trung tâm về công nghệ, cường quốc về kinh tế trong thời đại mới.
Nguồn: congthuong.vn/viet-nam-thanh-vien-tich-cuc-nhat-cua-asem-167773.html
Qua 25 năm từ khi tham gia sáng lập ASEM, Việt Nam luôn là một thành viên tích cực, năng động và có trách nhiệm, ghi những dấu mốc ý nghĩa trong chặng đường phát triển của ASEM. Đóng góp nổi bật nhất của Việt Nam bao gồm tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEM 5 (2004), cùng 5 Hội nghị Bộ trưởng trong các lĩnh vực kinh tế (2001), công nghệ - thông tin (2006), ngoại giao (2009), giáo dục (2009), lao động (2012), và triển khai nhiều sáng kiến trong các lĩnh vực chuyên ngành thuộc ưu tiên của ASEM.
Việt Nam tham gia đề xuất, thúc đẩy 2 lần mở rộng thành viên ASEM (ASEM 5, 2004 và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ 9, 2009) và cùng các thành viên thông qua nhiều văn kiện và quyết định quan trọng mang tính định hướng trong tiến trình hợp tác ASEM như “Tuyên bố Hà Nội về quan hệ đối tác kinh tế ASEM chặt chẽ hơn” và “Tuyên bố ASEM về đối thoại giữa các nền văn hóa, văn minh”, “Khuyến nghị về cải tiến phương thức hoạt động ASEM” (2004).
Đến nay, Việt Nam được đánh giá là một trong những thành viên tích cực nhất của Diễn đàn, đề xuất 29 sáng kiến và đồng bảo trợ 31 sáng kiến về những lĩnh vực thiết thực với địa phương, doanh nghiệp và người dân, như văn hoá, y tế, giao thông vận tải, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, khoa học – công nghệ, du lịch, kinh tế, tăng trưởng xanh, an sinh xã hội, phát triển bao trùm, kinh tế số, nâng cao quyền năng phụ nữ…
Gần đây nhất, Việt Nam đề xuất và tổ chức thành công Đối thoại Chính sách cao cấp “Tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác Á - Âu trong một thế giới đang biến đổi” nhân dịp 25 năm thành lập ASEM. Đối thoại là sáng kiến của Việt Nam nhằm kỷ niệm 25 năm thành lập ASEM (1996 - 2021), góp phần thúc đẩy trao đổi giữa các thành viên về định hướng và tầm nhìn hợp tác Á - Âu trong giai đoạn mới. Đối thoại là hoạt động hợp tác ASEM có quy mô lớn nhất từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát với sự tham dự, đóng góp tích cực của đại diện cao cấp nhiều nước và tổ chức quốc tế.
Việt Nam cũng là một trong những nước đi đầu khởi xướng và duy trì cơ chế hợp tác đầu tiên trong ASEM về quản lý nguồn nước là Đối thoại ASEM về phát triển bền vững, trong đó tập trung hợp tác tiểu vùng các nước ven sông Mekong - Danube, góp phần nâng hợp tác tiểu vùng Mekong lên tầm liên khu vực.
Ngoài ra, Việt Nam đảm nhiệm nhiều vị trí chủ chốt trong ASEM (Điều phối viên 02 nhiệm kỳ 1999 - 2000 và 2001 - 2002, Phó Giám đốc Điều hành ASEF giai đoạn 2008 - 2012). Hiện, Việt Nam đang tích cực đang phát huy vai trò trong 5 Nhóm hợp tác chuyên ngành mà Việt Nam là thành viên về quản lý nước, ứng phó thiên tai và đào tạo nghề, giáo dục và phát triền nguồn nhân lực và kết nối công nghệ.
Cùng với các thành tựu phát triển và đối ngoại, việc ta tiếp tục tham gia và đóng góp tích cực tại Diễn đàn ASEM là bước triển khai quan trọng chủ trương đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, góp phần tranh thủ sự ủng hộ của các thành viên, đề cao vị thế quốc tế của Việt Nam.
ASEM 13: Dự kiến thông qua 3 văn kiện
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao ASEM lần thứ 13 theo hình thức trực tuyến từ ngày 25 - 26/11.
Thủ tướng Chính phủ tham dự hội nghị theo lời mời của Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen - Thủ tướng nước chủ nhà ASEM lần thứ 13.
Với chủ đề “Củng cố Chủ nghĩa đa phương vì Tăng trưởng chung”, Hội nghị Cấp cao ASEM 13 gồm 2 Phiên thảo luận toàn thể, 1 Phiên họp kín và tập trung vào các nội dung chính về vai trò của ASEM trong thúc đẩy chủ nghĩa đa phương; Covid-19 và phục hồi kinh tế - xã hội; và các vấn đề ASEM, khu vực và toàn cầu.
Hội nghị dự kiến sẽ thảo luận về các nội dung: Thành tựu, thách thức và định hướng hợp tác ASEM; Tái hồi phục chủ nghĩa đa phương vì hoà bình và ổn định toàn cầu; Củng cố hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ; Phát triển và tăng trưởng bền vững, bao trùm; Kết nối; Phụ nữ, hoà bình và an ninh; Biến đổi khí hậu; Các vấn đề khu vực và toàn cầu đang nổi lên.
Hội nghị Cấp cao ASEM 13 dự kiến thông qua 03 văn kiện gồm Tuyên bố Chủ tịch về củng cố chủ nghĩa đa phương vì tăng trưởng chung, Tuyên bố Phnom Penh về Covid-19 và phục hồi kinh tế, và định hướng hợp tác về kết nối ASEM.
ASEM là một diễn đàn quan trọng với Việt Nam về mặt chiến lược, kinh tế, chính trị, an ninh, phát triển, xã hội. Đây là nơi hội tụ 53 thành viên, là những cái nôi của văn hóa thế giới, những trung tâm về công nghệ, cường quốc về kinh tế trong thời đại mới.
Nguồn: congthuong.vn/viet-nam-thanh-vien-tich-cuc-nhat-cua-asem-167773.html
Hội nghị cấp cao ASEM lần thứ 13 ưu tiên cam kết tăng cường chủ nghĩa đa phương trong phục hồi kinh tế
ASEM: Động lực quan trọng của tăng trưởng, liên kết kinh tế toàn cầu
EU, Hàn Quốc nêu bật vai trò của ASEM trong việc tăng hợp tác Á-Âu
Tăng cường quan hệ đối tác Á-Âu trong một thế giới đang thay đổi
25 năm ASEM: Việt Nam - Thành viên tích cực nhất, thúc đẩy nhiều nội dung hợp tác mới
Đối thoại cấp cao ASEM về thúc đẩy quyền năng kinh tế của phụ nữ
Campuchia chính thức thông báo hoãn Hội nghị ASEM 13
Campuchia sẽ tổ chức Hội nghị ASEM 13 theo đúng kế hoạch
Hải quan ASEM tìm kiếm một phương thức quản lý mới trước CMCN 4.0
Hải quan ASEM-13: Nâng tầm hải quan Việt Nam
Khai mạc Hội nghị ASEM về thúc đẩy phát triển bao trùm Á-Âu
Thúc đẩy kinh tế số các nước ASEM dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0
Nhìn lại thế giới 2018: Xu hướng tất yếu của liên kết Á- Âu
Việt Nam đề xuất gì khi đăng cai Hội nghị Tổng cục trưởng ASEM 13?
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...