
Thị trường nông sản thế giới ngày 1/7: Ca cao biến động, cà phê và tiêu đi ngang (Thứ ba, 1-7-2025)
Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/6 giá ca cao biến động, đường và lúa mì giảm, trong khi cà phê và hồ tiêu ổn định.

Thị trường kim loại thế giới ngày 1/7: Giá vàng phục hồi, đồng và bạc điều chỉnh (Thứ ba, 1-7-2025)
Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/6, thị trường kim loại toàn cầu chứng kiến biến động trái chiều. Giá vàng, nhôm, chì và thép tăng, trong khi bạc, đồng, quặng sắt và kẽm ghi nhận điều chỉnh nhẹ.

4 tháng đầu năm nhập khẩu thép cuộn cán nóng (HRC) của Thổ Nhĩ Kỳ giảm (Thứ hai, 30-6-2025)
Theo Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ (TUIK), trong 4 tháng đầu năm 2025, nước này đã nhập 1,1 triệu tấn thép cuộn cán nóng (HRC), giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá phân bón thế giới tháng 6/2025 tiếp tục tăng (Thứ hai, 30-6-2025)
Giá phân bón thế giới tháng 6/2025 tăng so với tháng 5/2025. Trong số 8 loại phân hóa học chính trên thị trường Mỹ, có 7 loại phân bón tăng giá so với tháng trước. Cụ thể, phân bón DAP có giá trung bình là 805 USD/tấn, MAP là 832 USD/tấn, kali là 474 USD/tấn, urê là 656 USD/tấn, 10-34-0 là 669 USD/tấn, UAN28 là 418 USD/tấn và UAN32 là 495 USD/tấn.

Thị trường lúa mì thế giới tháng 6/2025 (Thứ hai, 30-6-2025)
Giá lúa mì thế giới tháng 6/2025 giảm tại các nước xuất khẩu lớn trên thế giới, ngoại trừ giá lúa mì Canada tăng.

Thị trường ngô thế giới tháng 6/2025 (Thứ hai, 30-6-2025)
Giá ngô tại các thị trường xuất khẩu chính trên thế giới trong tháng 6/2025 giảm so với tháng 5/2025, do vụ thu hoạch ngô safrinha (lần 2) của Brazil bắt đầu và triển vọng mùa màng của Mỹ tốt.

Thị trường đậu tương thế giới tháng 6/2025 (Thứ hai, 30-6-2025)
Tháng 6/2025, giá đậu tương thế giới giảm nhẹ so với tháng 5/2025, chịu áp lực từ giá dầu đậu nành giảm khi giá dầu thô giảm trong bối cảnh lo ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung liên quan đến căng thẳng ở Trung Đông. Ngoài ra, nhu cầu toàn cầu yếu và nguồn cung dồi dào tiếp tục gây sức ép lên thị trường. Giá trung bình trong tháng này là 10,4 USD/bushel.

Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa mì tăng nhẹ, đường phục hồi, ca cao điều chỉnh giảm (Thứ hai, 30-6-2025)
Thị trường nông sản thế giới trong tuần qua chứng kiến những biến động trái chiều khi giá lúa mì, ngô, đậu tương và đường ghi nhận đà phục hồi nhẹ, trong khi cà phê và ca cao điều chỉnh giảm sau chuỗi tăng mạnh. Giá tiêu giữ xu hướng ổn định với sự phân hóa theo từng khu vực sản xuất.

Giá ngô toàn cầu chịu áp lực, nhưng lượng dự trữ thấp có thể hỗ trợ giá (Thứ hai, 30-6-2025)
Giá ngô toàn cầu chịu áp lực trong bối cảnh kỳ vọng về vụ thu hoạch bội thu ở Mỹ và Brazil, nhưng lượng dự trữ toàn cầu thấp có thể hỗ trợ vững chắc và hạn chế rủi ro giảm giá.

Giá ngô vụ mới Biển Đen dự kiến sẽ vẫn ở mức thấp trong bối cảnh triển vọng thu hoạch tốt hơn (Chủ nhật, 29-6-2025)
Giá ngô Biển Đen dự kiến sẽ vẫn ở mức thấp khi khu vực này chuẩn bị cho một vụ thu hoạch có thể tốt hơn, với ước tính sản lượng vượt đáng kể so với mức bị hạn hán của năm ngoái ở các nước xuất khẩu chính.

Trung Quốc tăng đáng kể lượng đậu tương nhập khẩu từ Brazil vào tháng 5/2025 (Chủ nhật, 29-6-2025)
Vào tháng 5/2025, Trung Quốc, vẫn là nước nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới, đã tăng đáng kể lượng mua đậu tương từ Brazil. Khối lượng nhập khẩu từ Brazil đạt 12,11 triệu tấn, cao hơn 37,4% so với tháng 5 năm trước, khi nhập khẩu 8,81 triệu tấn. Sự tăng trưởng này là do vụ thu hoạch đậu nành kỷ lục ở Nam Mỹ.

4 tháng đầu năm xuất khẩu thép cây của Thổ Nhĩ Kỳ tăng (Thứ bảy, 28-6-2025)
Theo Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ (TUIK), trong tháng 4/2025, nước này đã xuất 1,4 triệu tấn thép cây, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái.

4 tháng đầu năm nhập khẩu thép cuộn cán nóng (HRC) của Thổ Nhĩ Kỳ giảm (Thứ bảy, 28-6-2025)
Theo Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ (TUIK), trong 4 tháng đầu năm 2025, nước này đã nhập 1,1 triệu tấn thép cuộn cán nóng (HRC), giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngô Mỹ chiếm thị phần lớn tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) (Thứ bảy, 28-6-2025)
Trong 7 tháng đầu năm 2024/25 (tháng 10/2024-tháng 9/2025), Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) đã nhập khẩu 10 triệu tấn ngô Mỹ, tăng mạnh so với mức 5,8 triệu tấn trong cùng kỳ năm ngoái.

Nhu cầu nhập khẩu lúa mì tăng ở Châu Phi cận Sahara (Thứ bảy, 28-6-2025)
Theo báo cáo Ước tính Cung và Cầu Nông nghiệp Thế giới của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) tháng 6/2025, thương mại lúa mì toàn cầu giảm 10% trong năm 2024/25 so với năm trước, nhưng Châu Phi cận Sahara vẫn tiếp tục ghi nhận mức tăng.

Trung Quốc mở rộng nguồn nhập khẩu sang các khu vực khác – đặc biệt là Brazil và Achentina (Thứ bảy, 28-6-2025)
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã hạ dự báo về lượng đậu tương nhập khẩu của Trung Quốc cho mùa vụ 2024/25 trong báo cáo Ước tính cung cầu nông sản thế giới (WASDE) tháng 5/2025 từ 109 triệu tấn xuống 108 triệu tấn do những thay đổi trong mô hình thương mại toàn cầu và điều chỉnh chính sách tại Trung Quốc.

Xuất khẩu phế liệu của Mỹ giảm trong tháng 4/2025 (Thứ sáu, 27-6-2025)
Trong tháng 4/2025, nước này đã xuất 1,06 triệu tấn phế liệu, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái - đánh dấu tháng giảm thứ ba liên tiếp.

Xuất khẩu của Đài Loan đạt mức cao kỷ lục trong tháng 5 (Thứ sáu, 27-6-2025)
Theo Bộ Tài chính Đài Loan, trong tháng 5/2025, kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan đạt mức cao kỷ lục là 51,74 tỷ USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước – mức tăng lớn nhất trong gần 15 năm. Đây cũng là tháng tăng trưởng xuất khẩu thứ 19 liên tiếp - một phần nhờ vào thời gian gia hạn thuế 90 ngày đã thúc đẩy các đơn hàng mua sớm.

Sản lượng lúa mì của EU dự báo phục hồi trong niên vụ 2025/26 bất chấp tình trạng khô hạn ở các vùng trồng trọt chính (Thứ sáu, 27-6-2025)
Các nhà phân tích thị trường cho biết sản lượng lúa mì của EU có khả năng phục hồi trong niên vụ tiếp thị 2025/26 (tháng 7/2025-tháng 6/2026), mặc dù sản lượng phục hồi dự kiến sẽ không đồng đều do tình trạng khô hạn ở các vùng trồng trọt chính.

Giá khô đậu tương châu Âu sẽ duy trì ở mức thấp trong thời gian tới nhờ vụ thu hoạch kỷ lục, nguồn cung tăng (Thứ sáu, 27-6-2025)
Giá khô đậu tương châu Âu dự kiến sẽ duy trì ở mức thấp trong thời gian tới do vụ thu hoạch kỷ lục và một số chính sách của chính phủ tại các nước sản xuất đã tăng nguồn cung trên thị trường châu Âu.

Thị trường phôi thép toàn cầu tuần 3 tháng 6/2025 (Thứ tư, 25-6-2025)
Thị trường phôi thép toàn cầu tuần 3/2025 diễn biến trầm lắng, với giao dịch hạn chế do tâm lý thận trọng. Tại Đông Nam Á và Việt Nam, người bán tập trung phục vụ nhu cầu nội địa, trong khi người mua tiếp tục chờ đợi. Căng thẳng địa chính trị khiến nguồn cung từ Iran bị gián đoạn, gia tăng sự bất ổn. Ngược lại, nhu cầu đầu ra cải thiện nhẹ tại Trung Quốc và một số giao dịch phế liệu ở Thổ Nhĩ Kỳ đã góp phần giữ giá phôi ổn định, dù giá thép cây vẫn giảm nhẹ do tiêu thụ yếu.

Thị trường phế liệu toàn cầu tuần 3 tháng 6/2025 (Thứ tư, 25-6-2025)
Trong tuần qua, giá phế liệu thép toàn cầu ghi nhận biến động nhẹ trong bối cảnh khối lượng giao dịch hạn chế. Các nhà máy tại các thị trường chủ chốt như Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Pakistan tiếp tục duy trì tâm lý thận trọng do ảnh hưởng của mùa thấp điểm, nhu cầu thép yếu và chênh lệch giá chào mua - chào bán.

Xuất khẩu phế liệu sắt thép của Nhật Bản tăng mạnh trong tháng 4 nhờ nhu cầu cao (Thứ ba, 24-6-2025)
Trong tháng 4/2025, nước này đã xuất 742.000 tấn phế liệu sắt thép - đạt mức cao nhất trong vòng 4 năm, tăng mạnh 57,3% so với cùng kỳ năm trước – nhờ nhu cầu cao từ Việt Nam và Bangladesh.

Xuất nhập khẩu thép cuộn dây của Brazil đều tăng trong tháng 5 (Thứ ba, 24-6-2025)
Theo Bộ Ngoại thương Brazil (SECEX), trong tháng 5/2025, nước này đã xuất 21.000 tấn thép cuộn dây của Brazil đạt khoảng 21.000 tấn, tăng 21% so với tháng liền trước.

Xuất khẩu phế liệu sắt thép của Brazil trong tháng 5 tiếp tục tăng (Thứ ba, 24-6-2025)
Theo số liệu từ Bộ Phát triển, Công nghiệp và Ngoại thương Brazil (MDIC), trong tháng 5/2025, nước này đã xuất 86.000 tấn phế liệu sắt thép, tăng 26% so với tháng liền trước và tăng 62% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chính sách thuế quan của Mỹ bắt đầu tác động tới xuất khẩu ôtô của Nhật Bản (Thứ năm, 19-6-2025)
Số liệu của Bộ Tài chính Nhật Bản cho thấy xuất khẩu ôtô giảm mạnh 24,7% xuống còn khoảng 3.634 tỷ yen (khoảng 25 tỷ USD), trở thành yếu tố chính kéo giảm tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này.

Giá thép cây toàn cầu chịu áp lực từ đầu tháng 6 (Thứ năm, 19-6-2025)
Thị trường thép cây toàn cầu ghi nhận xu hướng biến động trái chiều vào đầu tháng 6 năm 2025. Dù giá ở hầu hết các khu vực đang chịu áp lực do nhu cầu yếu và sự chững lại theo mùa, thị trường Mỹ lại ghi nhận mức tăng mạnh do các chính sách thuế mới và hoạt động của nhà sản xuất. Giá thép cây tại Trung Quốc giữ mức ổn định, trong khi ở Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh Châu Âu (EU), thị trường tiếp tục giảm.

5 tháng đầu năm xuất khẩu thép của Việt Nam giảm (Thứ tư, 18-6-2025)
Trong 5 tháng đầu năm 2025, ngành thép Việt Nam ghi nhận sự sụt giảm đáng kể về cả sản lượng và giá trị xuất khẩu.

5 tháng đầu năm nhập khẩu thép của Việt Nam giảm (Thứ tư, 18-6-2025)
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam nhập khẩu hơn 6,4 triệu tấn sắt thép với tổng trị giá hơn 4,54 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2024, lượng nhập khẩu giảm 7,42% và trị giá giảm 9,38%, cho thấy xu hướng giảm nhập khẩu cả về sản lượng lẫn giá trị. Nguyên nhân do nhu cầu tiêu thụ trong nước suy yếu, lượng tồn kho cao và giá thép thế giới giảm.

OPEC hạ dự báo nguồn cung dầu của thế giới trong năm 2026 (Thứ ba, 17-6-2025)
OPEC điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng sản lượng từ các quốc gia ngoài OPEC+ xuống còn 730.000 thùng/ngày trong năm 2026, thấp hơn 70.000 thùng/ngày so với ước tính đưa ra hồi tháng trước.

Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường đứng đầu ...
4 tháng đầu năm 2025, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản vẫn duy trì là những thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc 4 tháng năm ...
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu phân bón của Việt Nam 4 ...