Ukraine vận chuyển hơn 9 triệu tấn ngũ cốc qua cảng của Romania
Chủ nhật, 17-9-2023AsemconnectVietnam - Vì các cảng biển của Ukraine bị phong tỏa do xung đột, nước này phải vận chuyển ngũ cốc bằng đường sắt đến khu vực biên giới phía Tây hoặc qua các cảng trên sông Danube sang Romania.
Ngày 15/9, hãng tin Reuters dẫn số liệu do cảng Constanta của Romania công bố cho thấy trong 8 tháng đầu năm nay, Ukraine đã vận chuyển 9,2 triệu tấn ngũ cốc qua cảng bên bờ Biển Đen này, vượt khối lượng ngũ cốc vận chuyển của cả năm 2022.
Ukraine là nước xuất khẩu ngũ cốc lớn thứ 4 trên thế giới. Vì các cảng biển của Ukraine bị phong tỏa do xung đột, nước này phải vận chuyển ngũ cốc bằng đường sắt đến khu vực biên giới phía Tây hoặc qua các cảng trên sông Danube sang Romania.
Hiện cảng Constanta của Romania trên Biển Đen là tuyến xuất khẩu thay thế lớn nhất của Ukraine. Năm ngoái, 8,6 triệu tấn ngũ cốc của Ukraine đã rời cảng này.
Tháng trước, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Romania Sorin Grindeanu thông báo nước này đặt mục tiêu tăng gấp đôi lượng ngũ cốc Ukraine được vận chuyển qua cảng Constanta trong những tháng tới, đặc biệt là qua tuyến sông Danube. Theo đó, khối lượng ngũ cốc Ukraine xuất khẩu qua cảng Constanta có thể đạt 4 triệu tấn/tháng trong thời gian tới.
Dự kiến, trong ngày 15/9, Bộ trưởng Grindeanu sẽ có cuộc gặp với các đại diện của Ukraine, Moldova, Ủy ban châu Âu (EC) và Mỹ tại cảng Constanta để thảo luận các biện pháp thúc đẩy lượng ngũ cốc Ukraine quá cảnh tại cảng này.
Romania là một trong 5 nước Đông Âu thuộc Liên minh châu Âu (EU), cùng với Bulgaria, Hungary, Ba Lan và Slovakia, chứng kiến lượng nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine tăng đột biến kể từ sau khi xảy ra cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá cả và thị trường nội địa.
Tháng 5 vừa qua, EC đã cho phép Ba Lan, Bulgaria, Hungary, Romania và Slovakia cấm nhập khẩu và bán lúa mỳ, ngô, hạt cải dầu và hạt hướng dương của Ukraine tại thị trường nội địa, nhưng cho phép quá cảnh những hàng hóa đó để xuất khẩu đi các nước khác.
Những hạn chế này sẽ hết hiệu lực vào ngày 15/9, nhưng Hungary, Ba Lan, Romania và Slovakia cho rằng lệnh cấm hiện tại nên được EC gia hạn và đe dọa sẽ đơn phương áp dụng biện pháp trừng phạt nếu yêu cầu của họ không được đáp ứng.
Riêng Bulgaria ngày 14/9 quyết định không gia hạn lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine vì nước này có nhiều nhà sản xuất dầu hướng dương, những người than phiền về việc thiếu nghiêm trọng hạt hướng dương và giá tăng cao kể từ khi lệnh cấm được áp dụng./.
Nguồn: vietnamplus.vn
Thị trường năng lượng và kim loại thế giới ngày 15/9: Giá dầu Brent vọt ngưỡng 94 USD/thùng
Mỹ: Giá tiêu dùng tăng mạnh nhất trong hơn một năm do chi phí xăng dầu
Đâu là điểm tựa cho giá vàng thế giới 'lội ngược dòng'?
IEA dự báo sẽ có nhiều biến động trên thị trường dầu mỏ
Nga ngừng ưu đãi giá cho phân bón xuất khẩu sang Ấn Độ
Thị trường năng lượng và kim loại thế giới ngày 14/9: Giá thép tăng phiên thứ 3 liên tiếp
Thị trường năng lượng và kim loại thế giới ngày 13/9: Giá gas tăng nhẹ
Trung Quốc trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về tổng trọng tải tàu
Ủy viên Nông nghiệp EU thúc đẩy cấm nhập khẩu Ngũ cốc Ukraine
OPEC giữ nguyên dự báo tăng trưởng cầu dầu toàn cầu năm 2023 và 2024
Thị trường Halal toàn cầu có thể mở rộng lên 5.000 tỷ USD vào 2030
Giá gạo thế giới có thể tăng trở lại sau động thái của Indonesia
Thị trường năng lượng và kim loại thế giới ngày 12/9: Giá vàng tăng nhờ USD giảm
Nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc trong tháng 8 tăng vọt trước mùa xây dựng cao điểm
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...