Lào kêu gọi ASEAN cùng hành động để đảm bảo an ninh lương thực
Thứ tư, 10-5-2023AsemconnectVietnam - Lào kêu gọi các tổ chức quốc gia cũng như khu vực và các bên liên quan thúc đẩy mạnh mẽ hơn các nỗ lực hiện có và tăng cường đầu tư cả về nguồn vốn cũng như nguồn nhân lực đảm bảo an ninh lương thực.
Báo Vientiane Times ngày 10/5 đưa tin Lào đã kêu gọi các nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các bên liên quan trong khu vực tăng cường hợp tác để xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực.
Phóng viên TTXVN tại Vientiane dẫn báo trên cho biết phát biểu tại hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN (ASCC) lần thứ 29 tổ chức tại Bali, Indonesia mới đây, Bộ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào, bà Suanesavanh Vignaket cho biết việc giải quyết khoảng cách và tìm giải pháp xóa đói, giảm nghèo cho người nghèo không phải là một nhiệm vụ dễ dàng đối với một tổ chức hoặc cơ quan chuyên ngành.
Bà Suanesavanh kêu gọi các tổ chức quốc gia cũng như khu vực và các bên liên quan thúc đẩy mạnh mẽ hơn các nỗ lực hiện có và tăng cường đầu tư cả về nguồn vốn cũng như nguồn nhân lực; khẳng định điều này sẽ tạo điều kiện xóa đói, giảm nghèo và đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực.
Theo bà Suanesavanh, Lào đã vạch kế hoạch để đạt được mục tiêu ra khỏi danh sách các nước chậm phát triển vào năm 2026.
Bộ trưởng Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào cho biết nước này sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Indonesia và các quốc gia thành viên khác để thực hiện các ưu tiên của ASEAN và đảm bảo sự thành công của ASEAN vào năm 2023.
Bà cho rằng điều này sẽ mang lại lợi ích cho khu vực và là nền tảng cho vai trò Chủ tịch ASEAN của Lào trong năm 2024.
Bà Suanesavanh nhắc lại tầm quan trọng của hợp tác khu vực và quốc tế để vượt qua các khó khăn kinh tế do tác động của đại dịch COVID-19, những thách thức địa chính trị đang nổi lên, biến đổi khí hậu và sự gia tăng giá cả hàng hóa, thực phẩm và năng lượng.
Theo Vientiane Times, tại cuộc họp Hội đồng ASCC lần thứ 29, các quan chức ASEAN đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục trao quyền cho người dân ở khu vực nông thôn để hỗ trợ phát triển bền vững và xóa đói, giảm nghèo trong khu vực ASEAN.
Trước đó, Indonesia cũng đã đề xuất đưa ra Tuyên bố các nhà lãnh đạo ASEAN về đối phó với nguy cơ khủng hoảng lương thực nhằm tăng cường hợp tác chiến lược trong việc xây dựng cơ chế tăng cường an ninh lương thực, chuỗi cung ứng khu vực và nông nghiệp bền vững.
Phát biểu tại Hội nghị ASEAN về Tăng cường hội nhập an ninh lương thực diễn ra theo hình thức trực tuyến ngày 17/4, Tổng Thư ký Bộ Nông nghiệp Indonesia Kasdi Subagyono cho biết những thách thức toàn cầu hiện nay thúc đẩy ASEAN hành động khẩn trương, cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để đẩy nhanh và củng cố hệ thống lương thực sao cho hiệu quả, toàn diện, tự cường và bền vững hơn.
Indonesia cho rằng để nhanh chóng ứng phó với nguy cơ tiềm ẩn từ cuộc khủng hoảng lương thực trong khu vực, các nước ASEAN cần có cam kết mạnh mẽ hơn./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/lao-keu-goi-asean-cung-hanh-dong-de-dam-bao-an-ninh-luong-thuc/861681.vnp
Phóng viên TTXVN tại Vientiane dẫn báo trên cho biết phát biểu tại hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN (ASCC) lần thứ 29 tổ chức tại Bali, Indonesia mới đây, Bộ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào, bà Suanesavanh Vignaket cho biết việc giải quyết khoảng cách và tìm giải pháp xóa đói, giảm nghèo cho người nghèo không phải là một nhiệm vụ dễ dàng đối với một tổ chức hoặc cơ quan chuyên ngành.
Bà Suanesavanh kêu gọi các tổ chức quốc gia cũng như khu vực và các bên liên quan thúc đẩy mạnh mẽ hơn các nỗ lực hiện có và tăng cường đầu tư cả về nguồn vốn cũng như nguồn nhân lực; khẳng định điều này sẽ tạo điều kiện xóa đói, giảm nghèo và đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực.
Theo bà Suanesavanh, Lào đã vạch kế hoạch để đạt được mục tiêu ra khỏi danh sách các nước chậm phát triển vào năm 2026.
Bộ trưởng Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào cho biết nước này sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Indonesia và các quốc gia thành viên khác để thực hiện các ưu tiên của ASEAN và đảm bảo sự thành công của ASEAN vào năm 2023.
Bà cho rằng điều này sẽ mang lại lợi ích cho khu vực và là nền tảng cho vai trò Chủ tịch ASEAN của Lào trong năm 2024.
Bà Suanesavanh nhắc lại tầm quan trọng của hợp tác khu vực và quốc tế để vượt qua các khó khăn kinh tế do tác động của đại dịch COVID-19, những thách thức địa chính trị đang nổi lên, biến đổi khí hậu và sự gia tăng giá cả hàng hóa, thực phẩm và năng lượng.
Theo Vientiane Times, tại cuộc họp Hội đồng ASCC lần thứ 29, các quan chức ASEAN đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục trao quyền cho người dân ở khu vực nông thôn để hỗ trợ phát triển bền vững và xóa đói, giảm nghèo trong khu vực ASEAN.
Trước đó, Indonesia cũng đã đề xuất đưa ra Tuyên bố các nhà lãnh đạo ASEAN về đối phó với nguy cơ khủng hoảng lương thực nhằm tăng cường hợp tác chiến lược trong việc xây dựng cơ chế tăng cường an ninh lương thực, chuỗi cung ứng khu vực và nông nghiệp bền vững.
Phát biểu tại Hội nghị ASEAN về Tăng cường hội nhập an ninh lương thực diễn ra theo hình thức trực tuyến ngày 17/4, Tổng Thư ký Bộ Nông nghiệp Indonesia Kasdi Subagyono cho biết những thách thức toàn cầu hiện nay thúc đẩy ASEAN hành động khẩn trương, cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để đẩy nhanh và củng cố hệ thống lương thực sao cho hiệu quả, toàn diện, tự cường và bền vững hơn.
Indonesia cho rằng để nhanh chóng ứng phó với nguy cơ tiềm ẩn từ cuộc khủng hoảng lương thực trong khu vực, các nước ASEAN cần có cam kết mạnh mẽ hơn./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/lao-keu-goi-asean-cung-hanh-dong-de-dam-bao-an-ninh-luong-thuc/861681.vnp
ASEAN+3 sẽ thảo luận về tăng cường an toàn cho thị trường tài chính
Indonesia thúc đẩy 7 ưu tiên tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp
Chủ tịch KADIN: ASEAN tăng kết nối để thúc đẩy tăng trưởng bền vững
Thủ tướng: Tăng cường kết nối nền kinh tế Việt Nam và Brunei
ASEAN thảo luận về Kế hoạch tổng thể 2025 trong lĩnh vực tài chính
Bế mạc Hội nghị hẹp các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN
ASEAN khẳng định mạnh mẽ sức mạnh đoàn kết, đối thoại và hợp tác
Hội nhập đa phương trong ASEAN: Biến tầm nhìn thành hành động
ĐSQ Việt Nam chủ trì họp chuyển giao vai trò Chủ tịch ASEAN Bern
Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Khẳng định bản lĩnh Việt Nam
Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Bảo đảm an ninh, an toàn và trọng thị
Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Tầm vóc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam
ASEAN gắn kết vượt khó và chủ động thích ứng trong năm 2020
Chuyên gia Nhật: Việt Nam hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch ASEAN
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...