Thứ bảy, 20-4-2024 - 13:49 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Mối quan tâm của Cộng đồng Kinh tế ASEAN: Vẫn đang tiến triển  

 Thứ tư, 28-6-2017

AsemconnectVietnam - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tổ chức kỷ niệm 50 năm thành lập, với sự đảm nhiệm vai trò chủ tịch tổ chức của Phillipines trong năm nay.

ASEAN được thành lập từ nhóm ASEAN-5 gồm 5 quốc gia: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan - vào năm 1967, cũng là thời kỳ đỉnh điểm của cuộc Chiến tranh Việt Nam. Tổ chức Asean đã được nhận định rộng rãi như là một liên minh chống Cộng sản dựa trên thời điểm thành lập cũng như sự nổi tiếng trong quan điểm chống Cộng của 5 quốc gia nhóm ASEAN 5.
Không như mong đợi, hai năm rưỡi sau đó, các quốc gia "xã hội chủ nghĩa" trong khu vực - gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam - trở thành những thành viên của ASEAN. Vào lúc đó, cuộc chiến tranh Đông Dương kết thúc và tất cả bốn nước đã chấp nhận cải cách mở cửa thị trường. Trước đó, vào năm 1984, một quốc gia dầu mỏ tuy nhỏ nhưng giàu có của Brunei Darussalam cũng đã gia nhập Asean.
Không quá ngạc nhiên khi trọng tâm quan trọng nhất của ASEAN 10 từ những năm 90 là việc thúc đẩy hợp tác kinh tế và hội nhập trong khu vực. Một loạt các dự án bổ sung kinh tế được lựa chọn trong các ngành công nghiệp, đã được thông qua trong thập kỷ này. Sau đó, vào năm 2007, ASEAN đã nâng tham vọng hội nhập kinh tế của mình lên bằng cách thông qua kế hoạch chi tiết hoặc thông qua lộ trình thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015. Theo khuôn khổ AEC 2015, khu vực Đông Nam Á sẽ trở thành một thị trường độc lập và là một nền sản xuất có đặc điểm như sau:
■ Dòng chảy hàng hoá tự do
■ Dòng chảy dịch vụ tự do
■ Dòng chảy đầu tư tự do
■ Dòng chảy vốn tự do
■ Dòng chảy lao động có tay nghề tự do
Trong dòng chảy hàng hoá tự do, công cụ hội nhập chính của dòng chảy chính là Hiệp định Tự do Thương mại ASEAN (Afta), Hiệp định đã được thực thi từ giữa những năm 1990. Tự do hóa thương mại nội khối ASEAN theo chương trình Afta đã được đẩy nhanh bằng việc thông qua Hiệp định Thuận lợi hóa Thương mại ASEAN vào năm 2007 đối với các hiệp định về hàng hóa, việc hoàn thành chương trình cân đối thuế quan của ASEAN và việc đưa ra các biện pháp tăng cường thương mại khác, như "Hệ thống cửa sổ một chiều" của Asean ( nhằm làm dịu việc nhập khẩu hàng hóa của Asean vào cửa hải quan của từng quốc gia). Như vậy, tính đến năm 2010, Asean tự hào tuyên bố rằng thuế nhập khẩu cho 99.65% trong tổng số dòng thuế của ASEAN 6 ban đầu (Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan) đã được bãi bỏ hoặc giảm xuống bằng 0. Con số của CLMV 4 (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) là 98,86% của tất cả các dòng thuế, hoặc từ 0% đến 5% như là đã được nhận định từ trước cho toàn bộ ASEAN.
Về dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có kỹ năng, ASEAN đã tiến hành các chương trình tự do hoá quan trọng như Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ, Hiệp định Đầu tư ASEAN, phát triển thị trường vốn ASEAN và cấp giấy phép tuyển dụng cho các chuyên gia và lao động có tay nghề.
Asean có trở thành một nền kinh tế khu vực liền kề vào năm 2015 phù hợp với kế hoạch chi tiết AEC ban đầu?
Câu trả lời hoàn toàn là không. Năm 2015 đã đi qua mà không có bất kỳ một tuyên bố chính thức nào từ Asean về việc khu vực này đã hội nhập đầy đủ. Mà thay vào đó là tuyên bố về việc thay thế AEC 2015 bằng một kế hoạch AEC mới, kế hoạch AEC 2025, nhằm hướng tới sự thống nhất các chương trình tự do hoá khác nhau trong khuôn khổ AEC 2015. Ngoài ra, các quốc gia thành viên Asean cũng đã chùn bước trước tốc độ mà những phân khúc quan trọng nhất của nền kinh tế, dịch vụ tài chính được mở ra.  
Do đó, mục tiêu lồng ghép về tài chính đã bị hoãn lại cho đến năm 2020 và các quốc gia thành viên Asean đã được đưa ra một hướng đi để hiệu chỉnh việc áp dụng và thực hiện các biện pháp tự do hóa ngân hàng dựa trên các ưu tiên phát triển của quốc gia đó. Rõ ràng, các quốc gia thành viên Asean đã học được một bài học đắc giá về nguy cơ phải bãi bỏ các quy định tài chính không kiểm soát từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2010.
Nhưng một lời lí giải quan trọng  hơn cho việc Asean không tích cực thực hiện hội nhập kinh tế chính là do khoảng cách giữa thỏa thuận chính trị khu vực với việc làm sáng tỏ nó và việc thực hiện các thỏa thuận chính trị đó ở các quốc gia. Những gì ASEAN đã tiến hành là những biện pháp giúp khai thông hoặc tự do hoá nền kinh tế ASEAN thông qua việc hội nhập hàng hoá và dịch vụ một cách tự do hơn và cũng như tự do hóa dòng chảy vốn trong khu vực. Những biện pháp như thế này không thể tự động biến ASEAN trở thành một nền kinh tế hợp nhất.
Điều này dễ nhận thấy trong sự tăng trưởng chậm chạp của thương mại nội khối ASEAN, khi nó duy trì khoảng 25% kể từ giữa những năm 1990 (Xem Bảng 1) so với hơn 60% đối với thương mại trong Liên minh Châu Âu (nay bao gồm 25 quốc gia Châu Âu) Hoặc 50% đối với Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (Nafta) trong đó liên quan đến Hoa Kỳ, Canada và Mexico. Các quốc gia thành viên của ASEAN tiến hành trao đổi nhiều hơn với các đối tác thương mại không thuộc ASEAN như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ
Thương mại nội khối ASEAN
Một thực tế khác: ASEAN bao gồm 10 quốc gia ở 10 cấp độ phát triển khác nhau, những nền kinh tế đó không hoàn toàn bổ sung cho nhau. Singapore có thu nhập GDP bình quân đầu người trên 52.743 đô la Singapore so với mức 1.198 đô la của Campuchia và 2.850 đô la của Philippines (thống kê của asean.org). Khoảng rộng giữa Singapore và Campuchia là tám nước Asean khác bao gồm: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Một giải pháp cho sự phát triển không đồng đều này chính là cung cấp nguồn lực cho những thành viên phát triển chậm để họ có thể bắt kịp những quốc gia còn lại. Vấn đề là Asean không có đủ nguồn lực để xóa bỏ những khoảng trống phát triển này. Tồi tệ hơn, một số nước Asean đang cạnh tranh lẫn nhau, ví dụ như trong sản xuất hàng may mặc xuất khẩu hoặc lắp ráp các sản phẩm điện tử, tự động và các sản phẩm công nghiệp khác. Điều đáng lo ngại là sự phát triển bền vững ở các quốc gia nổi trội trong cộng đồng Asean, như Singapore và Malaysia, có thể  làm cho sự bất bình đẳng kéo dài và ngày càng mở rộng hơn trong khối ASEAN.
 Một điều càng làm cho tình hình trở nên phức tạp hơn chính là khi ngược lại với một chương trình của EU khi EU xây dựng "Pháo đài Châu Âu" (một khối kinh tế mở bên trong nhưng được bảo vệ chống lại người ngoài), Asean lại theo đuổi hội nhập khu vực thông qua một hệ thống chủ nghĩa khu vực kinh tế mở cửa và Tự do hóa kinh tế không giới hạn, đó là khi mỗi nước thành viên được phép ký các hiệp định thương mại tự do (FTAs) với các nước không phải là thành viên của ASEAN. Vì vậy, trong khi ASEAN  kết thúc các FTA khu vực với các quốc gia không thuộc Asean, thì các nước thành viên của ASEAN cũng bắt đầu các hiệp định FTA song phương với các nước không phải là thành viên của ASEAN. Và kết quả là  sự ra đời của ASEAN + 3 (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc), Asean + 3 + 2 (Australia, New Zealand), vv...Trước tình hình này, theo Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN UNDP thì Asean đã tạo ra một tổ hợp hơn 100 FTA song phương và cả trong khu vực.
Các quốc gia thành viên cũng theo đuổi "tự do hóa thương mại" đơn phương hơn là cam kết tự do hóa thương mại của mình đối với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO, thành lập năm 1995). Ví dụ, Inđônêxia, Phi-lip-pin và Thái Lan đã hạ thấp phần lớn  mức thuế quan của mình trong việc tuân thủ các cam kết  đối với "các chương trình điều chỉnh cơ cấu" ký kết với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới. Do đó, mức thuế quan tối đa (MFN) hoặc thuế thực tế áp đặt bởi một số nước Asean trên toàn bộ các sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp chỉ cao hơn một chút so với mức thuế Afta và thấp hơn cam kết của WTO. Điều này lý giải tại sao thương mại nội khối ASEAN gắn với "Mẫu D" (  được áp dụng khi các nhà nhập khẩu / xuất khẩu sử dụng mức thuế quan ASEAN thấp hơn ) chiếm một tỷ lệ nhỏ khoảng 5% trên tổng số. Tóm lại, không có động cơ cho việc sử dụng hoàn toàn Afta cũng như việc sử dụng Chương trình Ưu đãi Thuế quan có hiệu lực chung (CEPT).
Cùng lúc đó, dòng chảy tự do hàng hóa trong chương trình tự do hóa thương mại đã được đề cập trước đó ( Afta-CEPT, các FTA đơn và song phương/ khu vực) bị cản trở ở một vài quốc gia Asean bởi một thứ được gọi là hàng rào phi thuế quan (NTBs). Các hàng rào phi thuế quan phổ biến nhất được đưa ra dưới hình thức các tiêu chuẩn của sản phẩm ( tiêu chuẩn bị áp đặt càng nhiều sẽ càng khó cho các sản phẩm để thâm nhập vào thị trường) cũng như những quy định kỹ thuật/ chính phủ ( điển hình là quy tắc hải quan). Có thể thấy rằng, những nền kinh tế nào mở cửa cho thuế quan và các quy định nhiều nhất cũng sẽ những nền kinh tế dễ bị tác động nhất về bán phá giá và buôn lậu thương mại. . Mặt khác, Malaysia và Singapore cũng có mức thuế quan thấp và tuy vậy vẫn có thể loại bỏ những loại hàng nhập khẩu không mong muốn thông qua nhiều tiêu chuẩn đặt ra cho sản phẩm và các quy định kỹ thuật nghiêm ngặt.
Nhìn chung, ASEAN vẫn còn một chặng đường dài để trở thành một nền kinh tế khu vực hợp nhất và liền mạch. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng các chương trình và biện pháp về hội nhập và tự do hóa đã thực sự khai thông nền kinh tế Asean, cả ở cấp khu vực và cấp quốc gia. Các chương trình và biện pháp tự do hóa này đã góp phần vào sự tăng trưởng đáng kể trong thương mại từ những năm 1980 đến những năm 1990. Một số lượng lớn gây hoang mang, và sự đa dạng các mặt hàng hóa đến từ những quốc gia Asean khác nhau, Các đối tác đối thoại chính của ASEAN như Australia, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc và các đối tác thương mại truyền thống từ phương Tây (Bắc Mỹ và Tây Âu) đang xếp hàng tại các kệ hàng siêu thị và các trung tâm thương mại dọc khu vực Asean. Người tiêu dùng Asean có được những lựa chọn gần như bị không giới hạn về sản phẩm.
Bên cạnh đó, các quan chức chính phủ, doanh nhân và khách du lịch của các nước Asean khác nhau cũng đã tăng cường việc đi lại trong nội bộ khu vực ASEAN, chưa kể đến sự gia tăng ngày một lớn dòng lưu thông của các công nhân di cư trong khu vực Asean. Những điều kể trên được tạo điều kiện bởi việc yêu cầu không visa cho khách du lịch ở Asean (thường là tốt trong vòng 21 ngày) và việc di chuyển bằng máy bay rẻ hơn do cạnh tranh ngày càng tăng trong ngành hàng không.
Tuy nhiên, nhìn chung, chương trình hội nhập kinh tế ASEAN vẫn đang có nhiều tiến triển.

Nguồn: hoinhap.org.vn

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710738720