Thứ năm, 25-4-2024 - 0:43 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Nga xích lại gần hơn các quốc gia ASEAN  

 Thứ hai, 17-4-2017

AsemconnectVietnam - Các báo cáo từ Global Risk Insights (GRI) chỉ ra rằng các động lực phát triển trong nội địa và quốc tế có thể nhận thấy Nga sử dụng vai trò của mình trong thương mại thủy hải sản tại Châu Á để tạo lợi thế trong các chương trình nghị sự về thương mại đối với ASEAN và khu vực Đông Nam Á.

Nga là một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới về cá đông lạnh chủ yếu là do quốc gia này thiếu các điều kiện để tiến hành chế biến mặt hàng này. Trong khi đó, khu vực Châu Á lại có lượng nhân công giá rẻ dồi dào có thể tham gia vào quy trình chế biến sản phẩm vừa nêu.
GRI nhận định “Nga duy trì vị thế là quốc gia đánh bắt hàng đầu các loại cá biển. Tuy nhiên nếu tính tổng thể các mặt hàng thủy hải sản khác, Nga không phải là một trong mười nhà xuất khẩu hàng đầu đối với cá và các sản phẩm thủy hải sản, đứng sau các quốc gia như Na-Uy, Việt Nam và Ấn Độ”
GRI cũng cho rằng “Theo số liệu từ năm 2012, hoạt động xuất khẩu các mặt hàng thủy hải sản không đông lạnh của Nga dừng lại ở con số 400 triệu đô la; mức xuất khẩu này sẽ không có khả năng chuyển biến do tiêu thụ nội địa giảm, tín dụng thắt chặt, đội tàu đánh bắt cũ kỹ và sự cạnh tranh”.
Khi nhắc đến khả năng chế biến các mặt hàng thủy, hải sản, một nửa năng lực trong hoạt động này của Nga nằm tại khu vực Viễn Đông. “Hơn một nửa năng lực chế biến cá và các mặt hàng thủy hải sản tập trung tại vùng Viễn Đông của Nga; khu vực được coi như trung tâm đánh bắt hải sản hàng đầu của quốc gia. Ngành công nghiệp đánh bắt thủy hải sản tại vùng Viễn Đông Nga đang tập trung vào việc xuất khẩu sang khu vực Đông Á, nơi lợi nhuận thu được nhiều hơn so với việc bán tại thị trường nội địa.
GRI phân tích “Các lệnh trừng phạt do Nga áp dụng nhắm vào mặt hàng cá nhập khẩu từ các quốc gia Phương Tây không có nhiều tác động tích cực đối với các công ty đánh bắt nội địa, tuy nhiên việc này đã đẩy Nga thiết lập các mối quan hệ thân thiện hơn với các quốc gia Đông Nam Á, trong cả lĩnh vực thương mại và hình thành đối tác kinh doanh”.
 “Các nhà xuất khẩu của Việt Nam hưởng lợi từ các biện pháp trừng mặt đối kháng mà Nga áp dụng đối với các quốc gia Phương Tây, nhờ vào thỏa thuận thương mại tự do giữa Liên minh kinh tế Á Âu và Việt Nam có hiệu lực từ tháng 10 năm ngoái.
Cùng thời điểm, tháng một năm ngoái, công ty Hùng Vương, một công ty của Việt Nam đã mua 51% cổ phần của RKK Holding, một liên doanh giữa Nga và Việt Nam”.
Việt Nam và Nga đã và đang ưu tiên hợp tác trong lĩnh vực nuôi trồng thủy, hải sản từ năm 2014 do sự lo ngại của Việt Nam liên quan đến đánh bắt quá mức tại sông Mê Kông và mong muốn của các công ty Nga trong việc thực hiện đánh giá các dự án ở nước ngoài trước khi tích hợp chúng vào chuỗi sản xuất phục vụ cho thị trường Nga cũng như các điều kiện về chính trị.
GRI nhận thấy rằng sự hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông cũng đang thúc đẩy các quốc gia ASEAN xích lại gần với Nga.
 “Điều này mang lại lợi ích cho Nga vì quốc gia này đóng vai trò là người điều hướng đối với sự dịch chuyển kinh tế diễn ra mạnh mẽ trong khu vực. Các công ty đánh bắt của Nga và Việt Nam có vẻ như đang hình thành sự liên kết sâu sắc hơn do Trung Quốc quyết định tăng cường việc thực thi lệnh cấm đánh bắt cá và giảm các đội tàu đánh bắt”.
Hoạt động chuyển giao sản phẩm giữa các tàu đánh bắt
Theo GRI, sự lỏng lẻo trong công tác giám sát hoạt động chuyển giao sản phẩm giữa các tàu đánh bắt tạo ra những cơ hội cho các ngư dân châu Á.
Các tàu đông lạnh của Nga – những tàu có khả năng trữ đông cá và thủy hải sản – đóng vai trò trọng yếu đối với hoạt động thương mại thủy hải sản tại khu vực Châu Á, là yếu tố tác động thị trường quan trọng trong chiến lược xay trục sang châu Á của Nga.
Một báo cáo gần đây từ Global Fishing Watch cho thấy hoạt động chuyển giao sản phẩm từ hoạt động đánh bắt cá và thủy hải sản ngay trên trên biển diễn ra tại các vùng biển của Nga chiếm tới 30% tổng sản lượng thu được từ hoạt động này trên toàn thế giới, chủ yếu tại khu vực Viễn Đông trong Biển Okhotsk. Ba trong số mười hải cảng đứng đầu thế giới về hoạt động buôn lậu cá và các sản phẩm thủy hải sản do các tàu đông lạnh thực hiện nằm tại Nga gồm Vladivostok, Murmansk, Nevelsk, lần lượt đứng thứ nhất, thứ ba và thứ mười trong bảng xếp hạng.
 “Sự yếu kém của chính quyền địa phương, các đội tàu kéo lưới mỏng manh của Nga, sự giảm hiện diện của các tàu hải quân và thương thuyền đã giúp vùng biển tại khu vực Viễn Đông trở thành một điểm trao đổi thương mại quan trọng giữa các thuyền đánh cá; giúp các tàu này tránh xa sự giám sát đối với hoạt động chuyển giao hàng hóa ngay trên biển”.

Nguồn: hoinhap.org.vn

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710845920