Thứ bảy, 20-4-2024 - 3:14 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Liệu Trung Quốc có ảnh hưởng đến sự thống nhất của ASEAN 

 Thứ tư, 11-1-2017

AsemconnectVietnam - Sự nổi lên và sức ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực châu Á Thái Bình Dương khiến sự đoàn kết cũng như vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực gặp phải thử thách lớn.

 
Một số quốc gia Đông Nam Á cho rằng, bằng chiến lược “Một vành đai, Một con đường” (One Belt, One Road) trong dự án Con đường tơ lụa mới, Trung Quốc đang cố gắng gây thiếu đoàn kết trong ASEAN. Các nước này cảnh báo các nước thành viên khác phải thận trọng đối với dự án Con đường tơ lụa này, và cần tỉnh táo trước số tiền đầu tư quá lớn mà Trung Quốc đưa ra. Những quốc gia trên cũng đang hoài nghi về việc thành lập Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) của Trung Quốc.
Nhưng một số thành viên ASEAN khác thì cho rằng không cần lo lắng thái quá về những động thái trên của Trung Quốc. Các nước này lập luận rằng dù có bất kỳ thỏa thuận thương mại nào với Trung Quốc, họ cũng không buộc phải có những chính sách làm hài lòng Bắc Kinh.Mặc dù một số nước ASEANđang phụ thuộc khá nhiều vào Trung Quốc, nhưng hoàn toàn không đúng nếu cho rằng những nước này vì vậy mà không thể theo đuổi chương trình nghị sự riêng.
Trong thực tế, thách thức lớn nhất đối với sự đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN không phải là Trung Quốc, mà chính là sự phát triển không đồng đều giữacác thành viên. Mặc dù cómức tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, khu vực này vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức gây cản trở khả năng thu hẹp khoảng cách phát triển.
Vấn đề quan trọng nhất chính là việc các cơ sở hạ tầng tốt không được cung cấp đầy đủ, trong khi đó các thành viên kém phát triển hơn trong ASEAN đang rất cần cơ sở hạ tầng, vì vậy họ phảitìm cách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Trong tháng 9/2011, các nước thành viên ASEAN và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã ký một thỏa thuận thành lập Quỹ Hạ tầng ASEAN (AIF) với tổng số vốn cam kết của Mỹ là 485,3 triệu USD. Quỹ AIF ban đầu được dự kiến sẽ cung cấp các khoản vay lên tới 300 triệu USD mỗi năm cho các dự án cơ sở hạ tầng trong khu vực.
Tuy nhiên, theo ADB, ASEAN sẽ cần khoảng 60 tỷ USD mỗi năm để giải quyết đầy đủ nhu cầu cơ sở hạ tầng trong khu vực. Nhu cầu vốn rất lớn này buộc các nước thành viên ASEAN phải tìm kiếm các nguồn tài trợ vốn khác ở bên ngoài. Vì Trung Quốc có khả năng cung cấp số vốn cần thiết, một số nước ASEANsẽ chấp nhận lời đề nghị hợp tác của Trung Quốc bất chấp sự phản đối của các thành viên khác.
Thật ra, hoàn toàn quay lưng với Trung Quốc cùng các dự án của nước này không phải là cách hay, ngược lại, các nước ASEAN nên xem xét cách sử dụng số vốn mà Trung Quốc cung cấp để củng cố nền kinh tế khu vực và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên. Một nền tảng cơ sở hạ tầng và mạng lưới kết nối tốt sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) – thể chế sẽ đi vào thực thi cuối năm 2015.

Nguồn: hoinhap.org.vn

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710728107