Thứ sáu, 26-4-2024 - 0:56 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Xuất khẩu và tiêu dùng của ASEAN đang tăng lên, nhưng trong bao lâu?  

 Thứ tư, 7-6-2017

AsemconnectVietnam - Singapore giới hạn số lượng ô tô mà người dân có thể sở hữu, và mua một chiếc xe, bất kể loại xe gì, là rất tốn kém. Với việc sở hữu hai chiếc xe nghĩa là họ đang có mức sống thoải mái. "Tôi không thể mua một chiếc BMW trừ khi tôi có tiền nhàn rỗi như bây giờ", người đàn ông này nói. "Tôi sẽ quyết định sẽ mua chiếc xe nào khi tôi đến phòng trưng bày lần tới ."

Những dấu hiệu gia tăng tiêu dùng ngày càng trở nên phổ biến ở khu vực Đông Nam Á. Sau nhiều năm trì trệ, nền kinh tế của khu vực cuối cùng cũng nóng lên. Trong 6 nền kinh tế lớn của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thì  Thái Lan, Inđônêxia, Singapore và Malaysia, có tổng sản phẩm trong nước (GDP) từ tháng 1 đến tháng 3 tăng trưởng nhanh hơn so với con số cả năm 2016.
Malaysia tăng trưởng mạnh mẽ 5,6% trong khi Thái Lan tăng 3,3%. Cả hai mức tăng đều tốt hơn so với quý trước. Tại Philippine, GDP tăng 6,4% và ở Việt Nam là 5,1%. Mặc dù tăng trưởng của họ chậm hơn so với kết quả cùng kỳ năm 2016, nhưng đây vẫn là hai trong số những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á.
Doanh số bán ô tô - một chỉ số về xu hướng tiêu dùng cá nhân - đã tăng trong tháng ba so với cùng kỳ năm ngoái trong cả sáu nước có nền kinh tế mạnh của ASEAN. Tổng doanh số bán hàng đứng ở mức 317.000 xe, mức cao nhất của tháng 4 trong vòng 4 năm gần đây.
Chi tiêu cá nhân chiếm 70% GDP của Philippine. Khoản mua sắm xe ô tô là những khoản tiền gửi về từ khoảng 10 triệu người Philippines đang làm việc ở nước ngoài. Họ bỏ tiền ra cho những người thân của họ, ví dụ như anh Lian Buan, người làm việc tại một công ty chia sẻ tin tức trực tuyến và có cha mẹ làm việc ở Anh. Lượng kiều hối đã tăng 11% trong tháng 3, đánh dấu mức cao kỷ lục hàng tháng.
Gia tăng xuất khẩu
Indonesia, chiếm khoảng 40% dân số và GDP của ASEAN, tiêu dùng gia tăng rất mạnh ở các thành phố nhỏ như Banjarmasin ở tỉnh Nam Kalimantan, nơi có nhiều công ty liên quan đến tài nguyên.
Do OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ) và một số nước không cắt giảm sản xuất trong tháng 1, giá dầu đã ổn định trong khi giá khí tự nhiên và than đã bắt đầu phục hồi. Giá nguyên liệu cao hơn đóng góp vào tăng trưởng xuất khẩu theo giá trị, giúp kinh tế Indonesia gia tăng sức mạnh đối với kinh tế khu vực.
Xuất khẩu điện tử cũng đang đẩy mạnh. Kể từ đầu năm nay, nhà máy sản xuất chip của Micron Technology ở Singapore đã tăng sản xuất loại bán dẫn mới dùng cho điện thoại thông minh và các thiết bị tiêu dùng khác, giúp nâng cao xuất khẩu của quốc gia này trong giai đoạn từ tháng một đến tháng ba năm nay lên 15,2%. Xuất khẩu các loại mạch tích hợp, linh kiện máy tính cá nhân và đĩa ghi hình từ Singapore tăng lên lần lượt là 21,5%, 21,6% và 10,3%.
Xu hướng tương tự có thể tìm thấy ở Malaysia và Philippines. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Malaysia tăng 21,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó điện tử chiếm 37%, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguồn: hoinhap.org.vn

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710879203