Thứ sáu, 19-4-2024 - 21:8 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Hội nghị Ngoại trưởng ASEM lần thứ 4 ( Ma-đơ-rít, 6-7/6/2002)  

 Thứ bảy, 8-6-2002

AsemconnectVietnam - Tuyên bố Chủ tịch 1. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ tư (ASEM FMM 4) được tổ chức tại Ma-đơ-rít, Tây Ban Nha vào ngày 6-7/6/2002. Tham dự có các Bộ trưởng Ngoại giao từ 10 nước Châu Á, 15 nước Châu Âu và Cao uỷ Phụ trách đối ngoại của Uỷ ban Châu Âu.

 

Hội nghị diễn ra dưới quyền chủ toạ của Bộ trưởng Ngoại giao Tây Ban Nha ông Dô-sép Pi-qué, đồng thời là Chủ tịch của Hội đồng Châu Âu, bên cạnh là ông Da-vi-ê Sô-la-na, Đại diện cấp cao của bộ phận chính sách đối ngoại và an ninh chung của Châu Âu. 
2. Các Bộ trưởng đã thảo luận cởi mở và hiệu quả trên nhiều vấn đề quan tâm chung, theo những nguyên tắc mà các Hội nghị Cấp cao ASEM đề ra, ghi trong Khuôn khổ hợp tác Á-Âu 2000. 
3. Các Bộ trưởng thông qua những khuyến nghị của các Quan chức Ngoại giao cấp cao đệ trình lên sau hội nghị ở Lan-da-rốt (2-3/4/2002 và ở Ma-đơ-rít (5-6/6/2002), bao gồm: 
- Các nguyên tắc cải tiến phương thức làm việc của ASEM, (phụ lục kèm theo) 
- Phi-lip-pin đưa ra dự phác thảo về Bản tin điện tử ASEM, và các Bộ trưởng nhất trí rằng bước đầu tiên là tất cả các trang web liên quan tới ASEM được nối kết với nhau. Giai đoạn 2 đang được nghiên cứu để tạo điêu kiện cho các thành viên ASEM có thể thông tin với nhau trong một hệ thống đóng. 
- Các Bộ trưởng nhất trí rằng ASEF sẽ tổ chức một cuộc thi thiết kế Lô gô chung của ASEM, vì một khối Á-Âu kịp đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần tới thông qua. 
- Các Bộ trưởng cam kết bổ sung thêm vào Quỹ ASEF trong năm 2003 và hoan nghênh việc thành lập Nhóm làm việc của các Thống đốc ASEM về ổn định nguồn tài chính lâu dài nhằm đưa ra những đề xuất về ổn định nguồn tài chính của Quỹ. Các Bộ trưởng khuyến nghị Tuyên bố Chủ tịch của Hội nghị Cấp cao tới tại Co-pen-ha-gen (ASEM 4) thúc giục các thành viên thông qua các biện pháp cần thiết để đảm bảo ổn định tài chính lâu dài của ASEF trước ASEM 5. 
4. Các Bộ trưởng ghi nhận Tuyên bố Chủ tịch của các Hội nghị Bộ trưởng kể từ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 3 (FMM 3) ngày 24-25/5/2001, như là Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế (Hà Nội, 10-11/9/2001), Hội nghị Bộ trưởng Môi trường (Bắc Kinh, 17-18/1/2002) và Hội nghị Bộ trưởng ASEM về hợp tác quản lý luồng di cư (Lan-za-rốt, 4-5/4/2002) sẽ được in trong phụ lục Tuyên bố Chủ tịch. Các Bộ trưởng ghi nhận các Hội nghị này thể hiện sức sống của ASEM và bao quát nhiều hoạt động trong khuôn khổ ASEM. 
5. Các Bộ trưởng nhắc lại quan điểm của Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEM là tiềm năng hợp tác giữa hai khu vực về các vấn đề môi trường toàn cầu và khu vực là rất lớn. Trên tinh thần này, các Bộ trưởng đánh giáo cao sự đóng góp của Trung tâm Công nghệ Môi trường Á-Âu (AEETC) trong giai đoạn thử nghiệm, kết thúc vào tháng 10/2002, và nhất trí rằng các thành tựu Trung tâm đạt được sẽ trở thành nền tảng cho hợp tác tương lai của ASEM trong lĩnh vực này. Các Bộ trưởng đặc biệt ghi nhận các dự án có giá trị mà AEETC thực hiện trong việc thúc đẩy công chúng tham gia vào các vấn đề môi trường và trong các dự án các thành phố lớn. Theo đó, các Bộ trưởng mong đợi tổ chức một Hội nghị Bộ trưởng Môi trường khác vào năm 2003 tại Italia, trước đó có thể có cuộc họp của các chuyên gia. 
6. Trên cơ sở Tuyên bố Lan-za-rốt về hợp tác quản lý luồng di cư, Các Bộ trưởng thảo luận các hoạt động tiếp theo về di cư và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết lập hợp tác hiệu quả về vấn đề này. Theo đó, các Bộ trưởng đã thông qua Hội nghị giữa các Tổng Cục trưởng phụ trách vấn đề di cư, sẽ được tổ chức tại Đan Mạch năm 2002, Trung Quốc và Tây Ban Nha đồng tài trợ. Ưu tiên thiết lập mạng lưới các đầu mối liên hệ về di cư sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuẩn bị Hội nghị này và các Hội nghị trong tương lai. 
7. Các Bộ trưởng trao đổi về các sáng kiến mới mà các nước đề xuất và thông qua những đề nghị sau, xem như là các sáng kiến then chốt của ASEM cho Hội nghị Cấp cao: 
- Hội thảo ASEM về chống chủ nghĩa khủng bố, do Trung Quốc, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Đan Mạch và Đức đồng tài trợ. 
- Hội thảo ASEM về Tương lai công ăn việc làm và Chất lượng lao động, Đức, Tây Ban Nha, Ai-rơ-len và Trung Quốc đồng tài trợ. 
- Hội thảo ASEM về văn hoá, văn minh, đồng tài trợ bởi Trung Quốc, Đan Mạch, Pháp, Xin-ga-po và Ma-lai-xi-a. 
Các Bộ trưởng ghi nhận những hoạt động sau, mà có thể phát triển hơn nữa trong phạm vi khuôn khổ hợp tác Á-Âu:
- Thúc đẩy hợp tác ASEM về du lịch nhằm xoá đói giảm nghèo và thúc đẩy sự thịnh vượng. 
- Hợp tác ASEM trong việc đào tạo và trợ giúp kỹ thuật trong khu vực Ngân hàng. 
- Thúc đẩy trao đổi kinh nghiệm trong việc lên kế hoạch và thực hiện chính sách tài chính trong ASEM. 
- Đối thoại ASEM về Xây dựng thể chế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hoá. 
- Diễn đàn nghiên cứu thực hiện trao đổi công nghệ thông tin. 
- Trung tâm giáo dục điện tử ASEM, 
- Hợp tác Á-Âu trong việc nâng cao nhận thức trong giới trẻ về vấn đề ma tuý. 
Các Bộ trưởng đánh giá cao kết quả sáng kiến ASEM của Nhật Bản về "ASEM và nền kinh tế thế giới thay đổi", Tây Ban Nha đồng tài trợ. Các Bộ trưởng đánh giá cao bản báo cáo tình hình gần đây nhất về “Chương trình học bổng ASEM DUO” được Hàn Quốc đưa ra và khuyến khích các thành viên tham gia hơn nữa vào chương trình này. Các Bộ trưởng cũng thông qua Hội thảo ASEM về Quản lý Nguồn nước, đồng tài trợ bởi Trung Quốc, Pháp và Bồ Đào Nha như là một sáng kiến chính thức của ASEM. 
8. Các Bộ trưởng trao đổi về các vấn đề quan tâm chung, bao gồm: 
- Toàn cầu hoá và các chính sách kinh tế sau sự kiện 11/9, 
- Tình hình an ninh quốc tế mới: Các Bộ trưởng nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Liên Hợp Quốc và tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong việc đấu tranh chống lại chủ nghĩa khủng bố quốc tế, liên quan tới các hình thức tội phạm xuyên quốc gia như buôn lậu, buôn người trái phép, rửa tiền và buôn bán vũ khí. Các Bộ trưởng cho rằng cộng đồng quốc tế cần phải thông qua một chiến lược toàn diện chống chủ nghĩa khủng bố, bao gồm các biện pháp chính trị, kinh tế và văn hoá mà vẫn tôn trọng nhà nước pháp quyền. 

Các Bộ trưởng nhấn mạnh sự cần thiết thành lập một cơ chế hợp tác giữa Á-Âu trong cuộc chiến toàn thế giới chống lại chủ nghĩa khủng bố. Các Bộ trưởng nhất trí rằng cả hai châu lục nên đưa ra những sáng kiến cụ thể. Theo đó, Các Bộ trưởng nhất trí ủng hộ đề xuất của Xin-ga-po về thiết lập mối liên hệ giữa cảnh sát Châu Âu và ASEAN và các cơ quan thi hành pháp luật của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc để chia sẻ và hợp tác thông tin tình báo, đặc biệt nhấn mạnh việc đối phó với chủ nghĩa khủng bố và tội phạm có tổ chức quốc tế. Các Bộ trưởng cũng ủng hộ lời kêu gọi tăng cường trao đổi thông tin tình báo giữa các bộ phận điều phối của các thành viên ASEM về chống chủ nghĩa khủng bố. Các Bộ trưởng cũng nhất trí rằng Hội thảo chống chủ nghĩa khủng bố ASEM sẽ xem xét những đề xuất này (sẽ được tổ chức tại Trung Quốc), đồng tài trợ bởi Trung Quốc, Đức, Tây Ban Nha, Đan Mạch và Nhật Bản sau Cấp Cao ASEM 4. 
Các Bộ trưởng ghi nhận những tưu tiên của Bồ Đào Nha với tư cách Chủ tịch tổ chức "An ninh và hợp tác" ở Châu Âu trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố. 
- Các vấn đề xuyên quốc gia như di cư, phát triển bền vững và trao đổi văn hoá. 
- Các vấn đề khu vực bao gồm tình hình Bán đảo Triều Tiên, Ap-ga-nit-xtan, Trung Đông và tình hình Ấn Độ - Pa-kit-xtan. 
9. Các Bộ trưởng nhất trí về một tuyên bố chính trị về tình hình Ấn Độ - Pa-kit-xtan và Trung Đông, kèm theo Tuyên Bố Chủ tịch này. Đoàn Phi-lip-pin bày tỏ sự quan tâm đến việc đề cập một nước cụ thể liên quan tới chủ nghĩa khủng bố. 
Các Bộ trưởng hoan nghênh những diễn biến tích cực gần đây ở Mi-an-ma đặc biệt là việc thả Bà Aung San Su Chi, và trông đợi những bước tiến triển tích cực và cụ thể hơn nữa đối với tiến trình hoà giải dân tộc. 
Các Bộ trưởng hoan nghênh cuộc họp khẩn cấp ngày 10 tháng 6 tại Ka-bun của Hội đồng các Tộc trưởng đã bắt đầu 10 năm trước với tiến trình Rome theo lộ trình được xác định trong Hiệp định Bon. Đó là những bước cơ bản tiến tới việc tái xây dựng chính trị tại Ap-gan-nit-xtan mà cộng đồng quốc tế đã và sẽ ủng hộ. Các Bộ trưởng đánh giá cao vai trò của Thủ tướng Chính phủ lầm thời Ka-zai và Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Bra-hi-mi vì lời cam kết mạnh mẽ của họ đối với việc thực hiện tiến trình hoà bình. 
Các Bộ trưởng ghi nhận tầm quan trọng của việc Đông Timo giành được độc lập. 
10. Các Bộ trưởng thảo luận việc chuẩn bị ASEM 4 sẽ được tổ chức tại Co-penha-gen vào ngày 22-24/9/2002. Các Bộ trưởng hoan nghênh văn bản của Châu Âu coi như là nền tảng để chuẩn bị hơn nữa. 
Các Bộ trưởng nhất trí khuyến nghị là các vị Lãnh đạo sẽ đưa ra một Tuyên bố về Bán Đảo Triều Tiên tại ASEM 4, và ghi nhận bản thảo ban đầu sẽ được thảo luận tại cấp SOM. 
11. Các Bộ trưởng quay lại vấn đề tham dự ASEM mà nhiều nước Châu Á và Châu Âu đề cập tới, đặc biệt hoan nghênh việc tham dự của các thành viên ASEAN Cam-pu-chia, Lào và Mi-an-ma, và nhất trí khuyến nghị các nhà lãnh đạosẽ bàn về vấn đề mở rộng thành viên phù hợp với AECF 2000 tại Cấp cao lần thứ năm tại Hà Nội năm 2004, cho phép củng cố tiến trình ASEM. 
12. Các Bộ Trưởng nhất trí tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ 5 tại một nước Châu Á năm 2003. 
Phương thức làm việc của ASEM 
Như đã thoả thuận tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao tại Bắc Kinh và theo các tiêu mục và các nguyên tắc chỉ đạo của tiến trình ASEM mà đã được thông qua tại các Hội nghị Cấp cao và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao trước, bao gồm cả trong “Khuôn khổ Hợp tác Á-Âu 2000” nhằm củng cố hơn tiến trình này, các Quan chức Ngoại giao Cao cấp đã khuyến nghị các biện pháp sau để tăng cường phương thức hoạt động của ASEM: 
a) Các cuộc họp nên giữ tính chất không chính thức và cởi mở. Chủ tọa các cuộc họp là người thực hiện để đạt được tiêu này. Các hình thức thích hợp là họp kín và trao đổi không chính thức giữa các phiên họp. 
b) Các cuộc họp ASEM sẽ tăng vai trò của ASEM bằng cách đưa ra chương trình nghị sự với một số chủ đề trọng tâm. Các thành viên ASEM cũng có thể tham vấn đều đặn trước các Hội nghị quốc tế. 
c) Các hoạt động hay sáng kiến của ASEM nên gắn với tiến trình đối thoại và hỗ trợ tiến trình đối thoại này. Các hoạt động hiện nay phân theo mảng không những tạo điều kiện cho việc liên kết trong khuôn khổ tiến trình ASEM mà còn trong khuôn khổ từng mảng, đặc biệt các chuyên gia điều phối từng mảng sẽ được tham gia thảo luận về chương trình nghị sự và thời gian tổ chức đối thoại. 
d) Nhằm có được nhiều thời gian hơn để đối thoại, Chủ toạ các cuộc họp có trách nhiệm phản ánh công bằng kết quả của cuộc họp bằng tuyên bố chủ tịch ngắn và phản ánh đúng thực tế. Tuyên bố Chủ tịch Cấp cao và Hội nghị Bộ trưởng cần được nhất trí thông qua điều phối chặt chẽ giữa các thành viên. Tuy nhiên, các Bộ trưởng khẳng định tại cuộc họp rằng sự đồng thuận không có nghĩa là thảo luận từng câu chữ một trong Tuyên bố Chủ tịch. Các Tuyên bố chính trị về từng vấn đề cụ thể sẽ đính kèm Tuyên bố Chủ tịch nếu được nhất trí đưa ra, do đó tăng được tính minh bạch trong vấn đề được nêu. 
e) Nhằm tăng hình ảnh của ASEM, việc tuyên truyền trong công chúng công khai là cần thiết. Các Quan chức Ngoại giao Cao cấp thấy được tầm quan trọng của việc nhiều tổ chức xã hội tham gia vào tiến trình ASEM. Nhân dịp các sự kiện của ASEM, nước chủ nhà, có thể cùng với giới doanh nghiệp, viện nghiên cứu và các tổ chức xã hội khác tổ chức các hoạt động. Những sự kiện này dành cho tất cả các thành viên ASEM tham gia. 
Các kết luận này dựa trên cuộc thảo luận đầy đủ giữa các thành viên ASEM, gọi là " Tài liệu thảo luận về Phương thức đối thoại của ASEM trong tương lai, Đẩy mạnh sự phát triển của Tiến trình này". 
Tuyên bố Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ tư về tình hình Ấn Độ-Pakitxtan
Ma-đơ-rít, 6-7/6/2002 

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEM bày tỏ sự lo ngại sâu sắc về quan hệ Ấn Độ-Pakitxtan ngày càng xấu đi trong tháng qua. Căng thẳng ngày càng gia tăng giữa hai nước này, do việc triển khai quân đội gần đây dọc biên giới và đường kiểm soát, là nhân tố tiềm ẩn đối với cả khu vực và ngoài khu vực. 
Các Bộ trưởng lên án chủ nghĩa khủng bố là khẻ thù đối với hoà bình và bày tỏ sự cảm thông đối với các nạn nhân khủng bố. Các Bộ trưởng kêu gọi kết thúc nhanh chóng tất cả các hoạt động khủng bố trong khu vực là bước đầu giảm căng thẳng giữa Ấn Độ và Pa-kit-xtan. Các Bộ trưởng hoan nghênh cam kết chống lại chủ nghĩa khủng bố và hy vọng Pa-kit-xtan sẽ đưa ra nhiều biện pháp khẩn cấp hơn và thực hiện các biện pháp đó. 
Các Bộ trưởng thúc giục Ấn Độ và Pa-kit-xtan áp dụng những bước cần thiết để chấm dứt căng thẳng, và hạn chế sự đối đầu mà sẽ gây ra những hậu quả khó lường vào thời điểm hiện nay. Do đó, các Bộ trưởng kêu gọi hai bên nối lại đối thoại ngay lập tức và tăng cường hợp tác để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay, và giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hoà bình. Các Bộ trưởng kêu gọi cộng đồng quốc tế nỗ lực hơn nữa trong việc giải toả căng thẳng ở khu vực. 
Tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ tư về tiến trình hoà bình Trung Đông
Ma-đơ-rít, 6-7/6/2002 

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEM, lo ngại về nguy cơ bạo lực đang tiếp diễn ở Trung Đông, đã khẳng định sự cần thiết đưa ra một giải pháp hoà bình và chính trị toàn diện cho cuộc xung đột. Vì vậy, các Bộ trưởng đã ghi nhận những nỗ lực của Nhóm bốn bên và các nước khác, và ủng hộ ý tưởng sớm tổ chức một Hội thảo quốc tế với mục tiêu và thời gian đã được nhất trí, cho phép các bên liên quan tiến tới các vấn đề chính trị, kinh tế và an ninh dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế. Nghị quyết 242, 338, 1322 và 1397 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và công thức Ma-đơ-rít 
“Đổi đất lấy hoà bình”. Do đó, các Bộ trưởng nhấn mạnh vai trò quan trọng của Liên Hợp quốc và đặc biệt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong việc đưa ra giảp pháp chính trị cho vấn đề và nhiệt liệt hoan nghênh sáng kiến của Ả-rập Xê-út và Tuyên bố lịch sử của Hội Nghị Cấp cao Ả-rập tháng 3/2002. 
Các Bộ trưởng thúc các bên đưa ra các biện pháp để vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay và đặc biệt thực hiện đầy đủ Nghị quyết 1402 và 1403 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bao gồm thực hiện lệnh ngừng bắn và lực lượng Ix-ra-el rút khỏi các khu vực của Pa-le-xtin vĩnh viễn và tất cả các bên liên quan có hành động quyết tâm hơn chấm dứt ngay lập tức tất cả các hành động bạo lực bao gồm các hành động khủng bố, khiêu khích, kích động và phá huỷ. Các Bộ trưởng cũng ủng hộ mạnh mẽ bất kỳ ý tưởng khả thi nào cho phép một cơ chế thứ ba bảo đảm an ninh cho cả Pa-le-xtin và Ix-ra-el. 
Các Bộ trưởng hoan nghênh ý định của nhà cầm quyền Pa-le-xtin thực hiện cải cách triệt để và tổ chức bầu cử càng sớm càng tốt. Tất cả các bên nên bảo đảm rằng các cuộc bầu cử này diễn ra trong điều kiện bỏ phiếu tự do và công bằng. 
Các Bộ trưởng kêu gọi cộng đồng quốc tế bảo đảm, tăng cường và trợ giúp Lãnh đạo Pa-le-xtin, có những nỗ lực tái xây dựng cơ sở hạ tầng, an ninh và khả năng quản lý đất nước. Các Bộ trưởng cũng kêu gọi các cộng đồng tài trợ và các thể chế tài chính quốc tế tiếp tục cam kết cung cấp viện trợ nhân đạo khẩn cấp cho nhân dân Pa-le-xtin và trợ giúp tái xây dựng kinh tế và thể chế. 
Nguồn: http://dangcongsan.vn/
 
BTS
(Theo ASEM5)

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710721943