Thứ ba, 16-4-2024 - 22:56 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Áp lực phê chuẩn CPTPP của Malaysia  

 Thứ tư, 15-8-2018

AsemconnectVietnam - Gần đây, Singapore đã trở thành quốc gia thứ ba phê chuẩn Hiệp định Đối tác tiến bộ và toàn diện xuyên Thái Bình Dương sau Mexico và Nhật Bản.

Về phần Malaysia, khả năng nước này phê chuẩn CPTPP vẫn còn khó dự đoán. Vì Nghị viện nước này vẫn còn nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề tham gia CPTPP.
Hiệp định này đã vượt qua vòng thẩm định khó khăn của hệ thống hành pháp Malaysia, tuy vậy, lại bỏ lỡ cơ hội trình lên Nghị viện xem xét trước khi cuộc bầu cử toàn quốc diễn ra vào ngày 9/5 vừa qua.
Khi mà CPTPP bắt đầu bị rơi vào quên lãng, đây là thời điểm tốt nhất để khởi động lại quá trình thảo luận về chủ đề gây tranh cãi trên.
Dựa trên tuyên ngôn tranh cử từ hai liên minh chính trị hiện tại, có thể thấy chính quyền tiền nhiệm sẽ gặp “khó khăn” khi xúc tiến thông qua CPTPP.
Trong khi Đảng Barisan Nasional (BN) tuyên bố tiếp tục thực hiện đường lối điều hành nhấn mạnh đến khả năng lãnh đạo, chính sách nhất quán và thể chế, thì Đảng Pakatan Harapan (PH) lại có quan điểm đối lập. Đảng này hứa hẹn thực thi các chương trình nghị sự cải cách, tập trung vào những chính sách phát triển và tiến bộ.
Đứng trên quan điểm của tác giả bài báo, có thể thấy, nội dung của CPTPP tương đồng với đường lối của đảng PH, do Thỏa thuận này sẽ có thể thúc đẩy cải cách chính sách toàn diện mà Đảng này mong muốn.
Hãy bắt đầu với đề xuất số 23 trong Quyển sách Hi vọng (Buku Harapan) - là tuyên ngôn tranh cử của Đảng PH, nêu ra các giải pháp cải cách mà Đảng này sẽ tiến hành trong thời gian tới nếu như đắc cử. Đề xuất 23 liên quan đến việc xem xét lại quy trình mua sắm chính phủ và đấu thầu nhà nước.
Đề xuất nêu trên phù hợp với nội dung về mua sắm chính phủ và định mức cung cấp hàng hóa, dịch vụ bắt buộc phải tiến hành đấu thầu rộng rãi như đã đạt đồng thuận trong CPTPP; những quy định này có thể tác động đến các công ty nhà nước Malaysia. Bên cạnh đó, cam kết như trên cũng thúc đẩy việc phân chia quyền lợi công bằng và hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, các điều khoản chặt chẽ hơn về tính minh bạch trong CPTPP sẽ hạn chế cơ hội cho tham nhũng phát sinh do mọi thông tin liên quan đến mua sắm chính phủ phải được công khai và dễ dàng tiếp cận.
Khi phê chuẩn CPTPP, Malaysia có thể chuyển mình từ vị thế quan sát viên trở thành thành viên chính thức của Hiệp định Mua sắm hàng hóa trong WTO.
Hiện tại, Malaysia không có bất kỳ bộ luật nào điều chỉnh về vấn đề doanh nghiệp nhà nước.
Mặc dù hiện giờ vẫn còn nhiều tranh cãi liên quan đến việc bổ nhiệm những vị trí chủ chốt tại Quỹ đầu tư chính phủ Khazanah Nasional, sự can thiệp của chính quyền vào hoạt động điều hành thường ngày của các doanh nghiệp nhà nước có thể được giảm thiểu khi CPTPP được thông qua.
CPTPP sẽ là thiết chế vững chắc buộc doanh nghiệp nhà nước tuân thủ nghiêm khắc các quy tắc thương mại trong nước cũng như tại thị trường của 10 quốc gia thành viên khác.
Malaysia cũng cần ban hành quy định nhằm đồng bộ hóa các yêu cầu về thể chế và minh bạch liên quan đến doanh nghiệp nhà nước theo tiêu chuẩn quốc tế như những gì được đề xuất trong mục số 22 của Quyển sách Hi vọng.
Ngoài ra, CPTPP cũng yêu cầu tất cả thành viên thiết lập các tiêu chuẩn cao về quyền lao động-vấn đề đã được ghi nhận tại Tuyên bố của Tồ chức lao động quốc tế năm 1998.
Đề xuất số 35 đảm bảo tăng cường quyền lợi cho người lao động cũng như trao cho tầng lớp công nhân sự tự do trong đòi hỏi những quyền cơ bản; nội dung vừa nêu tương tự như cam kết giữa các nước thành viên về lao động trong CPTPP.
Hơn nữa, lợi ích của quá trình giao thương sẽ giúp tăng lương thực tế, qua đó, giải quyết được vấn đề sinh hoạt phí gia tăng.
Cũng liên quan đến vấn đề nêu trên, Đề xuất số 2 trong Quyển sách hứa hẹn sẽ giảm chi phí sinh hoạt thiết yếu cho cư dân. Do vậy, khi Malaysia thông qua CPTPP, thuế nhập khẩu đối với gần 85% dòng sản phẩm, dịch vụ được cam kết tại thỏa thuận thương mại này sẽ về 0%, trong đó có nhiều mặt hàng thực phẩm quan trọng như bột mỳ, cá, thịt heo, rau củ và đường.
Nhũng lời hứa hẹn như đã nêu đều đòi hỏi một yếu tố đó là: thể chế tốt.
Có thể nói, CPTPP và Quyển sách Hi vọng có cùng mục tiêu thúc đẩy minh bạch, ổn định chính sách, đồng thời tăng cường kết nối giữa các cơ quan chính phủ nhằm giảm chồng chéo và dư thừa trong bộ máy và nhiệm vụ được phân công.
Những vấn đề kiểu như đấu thầu rộng rãi và cấp giấy phép lái xe mô tô vì thế sẽ được thông tin rộng rãi đến công chúng.
Có thể nói, áp lực nội tại là đã đủ để chính phủ đương nhiệm xúc tiến thông qua CPTPP, khi mà phe đối lập yêu cầu Đảng PH thực hiện hầu hết, nếu không phải là tất cả, những gì họ đã hứa hẹn khi tranh cử.
Hơn thế, thúc đẩy thông qua CPTPP cũng chính là vì quyền lợi của Đảng PH để thực hiện các cải cách, giúp họ chứng minh cho người dân thấy, họ chính là sự thay thế đáng tin cậy cho chính quyền cũ.
Nếu Đảng PH không thực hiện đầy đủ các cam kết sau 100 ngày cầm quyền, CPTPP là một sự lựa chọn hoàn hảo để lấp chỗ trống trên. Nếu áp lực nội tại không đủ để chính phủ Malaysia phê chuẩn CPTPP, những chuyển biến chính trị và kinh tế trên toàn cầu sẽ buộc nước này thông qua Hiệp định.
Góc nhìn bên ngoài sẽ cho chúng ta sự đánh giá công bằng hơn về tương lai của Malaysia trong CPTPP.
Theo dự định, Việt Nam đang thúc đẩy để trở thành một trong 6 thành viên đầu tiên thông qua CPTPP, bước đi mang lại lợi thế lớn cho họ trước Malaysia.
Một khi Quốc hội Việt Nam chấp thuận Hiệp định thương mại tư do nêu trên, Việt Nam sẽ có vị thế thuận lợi hơn để tận dụng lợi ích do cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung mang lại.
Mặc dù, cả Việt Nam và Malaysia đều chưa thông qua CPTPP, niềm tin của các nhà đầu tư chắc chắn sẽ đặt vào Viêt Nam khi nước này phê chuẩn chính tức Hiệp định.
Kết quả là dòng đầu tư, thương mại đang đổ vào Malaysia sẽ chuyển hướng do sự chậm trễ của quốc gia này khi phê chuẩn CPTPP.
Với tư cách là một trong 6 thành viên đầu tiên thông qua CPTPP, Việt Nam sẽ có đặc quyền thảo luận với các nền kinh tế lớn đang có mong muốn trở thành một bên của Thỏa thuận như Hàn Quốc và Anh. Điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến lợi ích của Malaysia.
Nếu chậm chân, Malaysia sẽ chỉ còn biết thở dài tiếc nuối. Viễn cảnh Thái Lan và Indonesia gia nhập CPTPP sẽ làm thỏa thuận này trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều.
Các nhà đàm phán của Malaysia đã rất vất vả để đạt được đồng thuận về CPTPP với những thành viên khác, do đó hãy bảo vệ Hiệp định này.

Nguồn: vietnamplus.vn

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710659433