Thứ năm, 25-4-2024 - 16:51 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Hiệp định TPP sẽ được thúc đẩy tại Hội nghị APEC 

 Thứ ba, 16-5-2017

AsemconnectVietnam - Cuộc gặp gỡ của các quốc gia tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) sẽ là cơ hội cho các cuộc đàm phán về hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), hiệp định TPP hiện đã bị Mỹ chối bỏ, tuy nhiên đã có những dấu hiệu phục hồi kể từ tháng 3.

Cuộc họp APEC bàn thảo về tương lai của Hiệp định TPP
Các đại biểu của hiệp định TPP sẽ thảo luận tại Hà Nội vào ngày 21 tháng 5, phần cuối của danh sách các cuộc họp APEC sẽ khởi động vào tuần tới nhằm cải thiện sự lạnh nhạt và thờ ơ của các nước đối với toàn cầu hóa. Sự thúc đẩy hiệp định TPP đã thu hút sự chú ý của các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ, 2 thành viên tham gia vào hiệp định đối nghịch với hiệp định TPP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực – RCEP).
Ông Patrick Tay, người được Malaysia giao nhiệm vụ viết một bài phân tích 300 trang về hiệp định TPP, Bloomberg BNA đã cho biết vào ngày 5 tháng 5: “Quan điểm của Malaysia đã cho thấy, Chính phủ của họ muốn tiến đến ký kết một thỏa thuận thương mại và khá lạc quan trước bối cảnh đang diễn ra”.
Cuộc họp của các quan chức cấp cao APEC và các cuộc họp liên quan được tổ chức tại Hà Nội, bắt đầu từ ngày 9 tháng 5.
Các quan chức cho rằng một hiệp định thương mại năng động có thể “buộc Mỹ phải quay trở lại bàn đàm phán”, Giám đốc điều hành của PwC Malaysia đã nói với ông Patrick Tay. Việc tổng thống Mỹ - Donald Trump rút khỏi hiệp định TPP vào tháng 1 nhằm đáp lại mong muốn của người dân lao động Mỹ, trong bối cảnh họ cảm thấy quá chán nản về thương mại và toàn cầu hóa.
Việt Nam – quốc gia với vai trò là chủ nhà tổ chức các hoạt động của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), cho biết thương mại và thích ứng với công nghệ được xem là 2 ưu tiên hàng đầu của APEC vào năm 2017, và đây cũng chính là giải pháp giúp đỡ những người lao động bị mất việc. Chương trình nghị sự tại APEC hướng đến mục đích tăng cường sự kết nối thương mại, phát huy tính “bền vững”, “công bằng xã hội”, sẻ chia “sự thịnh vượng”.
Bộ trưởng Thương mại từ 21 quốc gia APEC sẽ thảo luận các vấn đề liên quan đến thương mại điện tử, chuỗi cung ứng, các ngành công nghiệp phụ trợ và một thỏa thuận thương mại tự do của APEC từ ngày 20 đến 21 tháng 5.
Nhật Bản dẫn đầu Hiệp định TPP
Một trong số đó cũng sẽ tham gia cuộc họp về hiệp định TPP do Việt Nam và New Zealand tổ chức. Cựu chuyên gia cố vấn chính phủ Auckland đã cho biết, các quan chức ở New Zealand sẵn sàng thúc đẩy hiệp định “TPP 11”. Nhật Bản và Canada là 2 quốc gia sẽ thay thế Mỹ với vai trò dẫn dắt. Canada đã tổ chức các cuộc đàm phán về hiệp định “TPP 11” vào tuần trước, sau khi Chile tập họp các quốc gia thành viên vào tháng 3.
Tháng trước đó, ý tưởng của ông Trump đã làm bối cảnh thương mại trở nên bất định, không chỉ đối với hiệp định TPP mà còn đối với APEC. Theo một người tham dự cuộc họp gần đây nhất của APEC tại thành phố Nha Trang vào tháng 3 cho biết, Washington đã từng có mặt tại các hội nghị thượng đỉnh đa quốc gia, tuy nhiên kể từ cuộc chuyển đổi tổng thống, Mỹ đã đứng ngoài cuộc. Các quan chức Mỹ thừa nhận họ sẽ tạm thời chậm lại, cho đến khi các chính sách mới được hình thành rõ ràng.
Việt Nam rất ủng hộ hiệp định TPP, việc hiệp định đi vào hiệu lực dự kiến ​​sẽ thúc đẩy ngành dệt may và giày dép hơn bất kỳ ngành công nghiệp nào khác. Nhưng giờ đây, Việt Nam đang chuyển sang một hiệp định thương mại tự do (FTA) với Mỹ nhằm hiện thực hóa những lợi ích đó.
“Những nội dung mà Việt Nam đã cam kết trong hiệp định TPP, Việt Nam sẽ vận dụng vào FTA song phương”, ông Vũ Tú Thành, Trưởng đại diện của Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN tại Việt Nam. “Theo quan điểm của tôi, Việt Nam nên tập trung vào một thỏa thuận song phương với Mỹ bởi vì Việt Nam đã có các thỏa thuận song phương với các thành viên khác trong hiệp định TPP”.
Đàm phán song phương
Một quan chức cho biết Mỹ sẽ tập trung vào các thỏa thuận 2 chiều như thế tại cuộc họp APEC. Bên lề cuộc họp cũng cho thấy việc loại trừ Mỹ sẽ đưa các nước thành viên tham gia vào hiệp định TPP chuyển hướng tập trung đến hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Hiệp định RCEP chủ yếu tập trung cắt giảm thuế quan, trong khi hiệp định TPP bao gồm quyền lao động, bảo vệ môi trường, tranh chấp giữa doanh nghiệp và chính phủ, vấn đề quyền sở hữu trí tuệ.
Ngoài sự tham gia của các thành viên chính phủ, các tập đoàn và các doanh nghiệp lớn cũng sẽ tập trung đến miền Bắc Việt Nam để tham dự hàng chục sự kiện của APEC vào tháng 5, bao gồm các công ty như Google, General Electric và Dow Chemical.
Ông Tomo Sasama, Tổng Giám đốc công ty Dow Việt Nam đã trao đổi với tờ báo Bloomberg BNA rằng: “Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ quá trình này, tham gia vào các lĩnh vực chủ chốt như thương mại, năng lượng và các cuộc đối thoại hóa học”. Ông Sasama cho biết công ty Dow sẽ tham gia vào diễn đàn các bộ trưởng thương mại và hội nghị thượng đỉnh APEC vào tháng 11, dự kiếnông Trump cũng sẽ tham dự vào sự kiện này.
Donald Trump tại Việt Nam
Sự tham dự của Tổng thống Mỹ - Donald Trump làmdấy lên sự nghi ngờ bởi vìquan điểm phản đối thương mại mà ông Trump đã từng tuyên bố trong chiến dịch tranh cử tổng thống. Những người ủng hộ quan điểm của ông Trump, cũng như Brexit, đổ lỗi cho sự cạnh tranh của các công ty nước ngoài là nguyên nhân dẫn đến việc người lao động bị mất việc làm, mặc dù các nhà kinh tế đã chứng minh sự phát triển công nghệ mới là nguyên nhânchính dẫn đến vấn đề trên.
Việt Nam mong muốn cả 2 xu thế đều được nhắc đến trong các cuộc hội đàm của APEC, điều này dẫn đến các đề xuất mà các thành viên chấp nhận tự nguyện.
“Trong một số góc độ, chúng tôi lo ngại rằng những lợi ích của toàn cầu hoá không được phân bổ đồng đều”, ông Bùi Thanh Sơn - Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam đã cho biết sau cuộc họp APEC vào tháng 3. “Các công nghệ mới, nếu không được khai thác đúng cách, có nguy cơ làm chênh lệch về mức độ phát triển giữa các nền kinh tế”.
Ông Bùi Thanh Sơn nói rằng mục tiêu của APEC là hướng đến sự thúc đẩy thương mại vàkhông để bất cứ nước nào bị thụt lùi so với nước khác.

Nguồn: hoinhap.org.vn

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710869025