Thứ ba, 16-4-2024 - 15:42 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Xuất khẩu dệt may bàn chuyện không TPP  

 Thứ ba, 9-5-2017

AsemconnectVietnam - Xuất khẩu dệt may có gặp khó khi Mỹ rút khỏi TPP, những nút thắt nguyên phụ liệu của ngành dệt may... là những vấn đề sẽ được các chuyên gia trong và ngoài nước bàn thảo tại Diễn đàn Dệt May 2017 tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh.

Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam phối hợp cùng với Công ty quốc tế ECV tiếp tục sẽ tổ chức Hội nghị Quốc tế lần thứ III  “Diễn đàn Dệt May Việt Nam 2017”, bàn các vấn đề của ngành dệt may và triển vọng tăng trưởng sau khi Mỹ rút lui khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Là một trong những nhà xuất khẩu dệt may quan trọng khu vực châu Á, trong vòng một thập kỷ gần đây, tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã tăng gấp 3,6 lần, từ 7,78 tỷ USD năm 2007 lên đến 28,02 tỷ USD năm 2016, chiếm 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả Việt Nam.
Kế hoạch năm 2017, toàn ngành dệt may kỳ vọng mục tiêu tăng trưởng 8-10%, với 30 tỷ USD.
Việt Nam hiện đứng trong TOP 5 các quốc gia xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới trong đó TOP 5 thị trường trọng điểm lần lượt theo thứ tự, đứng đầu là Mỹ, EU, Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển nhanh chóng với và đạt được sự tăng trưởng rất ổn địnhlớn. Đặc biệt nhờ vào chi phí lao động rẻ cạnh tranh và các chính sách ưu đãi, Việt Nam đã trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư trong ngành dệt may, một trong những ngành công nghiệp thâm dụng sử dụng nhiều lao động, trong đó có dệt may.
Ngành dệt may Việt Nam được hưởng khá nhiều lợi thế, trong đó phải kể đến lực lượng lao động tay nghề cao – chi phí thấp, hàng loạt các Hiệp định Thương mại Tự do, chính sách đầu tư dài hạn với nhiều ưu đãi,…
Tuy vậy, theo Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam, ngành dệt may Việt Nam cũng đang phải đối mặt với một số thách thức liên quan đến việc Mỹ rút khỏi TPP và ảnh hưởng dài hạn vẫn chưa đến hồi kết; phần lớn nguyên liệu thô của Việt Nam phụ thuộc vào nhập khẩu; các điều kiện về logistics cần được cải thiện…
Ngoài ra, đại diện một số Tập đoàn, nhà cung cấp, thương hiệu thời trang toàn cầu, các đối tác của ngành dệt may Việt Nam  như PVH Group, New Balance, New Wide Group, H&M, DyecooAdidas, H&M, Primark, Luthai, Hiệp hội Thời trang Hoa Kỳ… sẽ hiện diện tại Diễn đàn và đóng góp các ý kiến cho sự phát triển của ngành dệt may, với đích đến là kết nối sâu hơn với chuỗi giá trị dệt may toàn cầu.
Nhận định về tăng trưởng xuất khẩu của dệt may Việt Nam khi Mỹ rút khỏi TPP, ông Lê Tiến Trường, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho rằng, khi chưa có TPP, tăng trưởng của ngành dệt may hoàn toàn dựa trên năng lực cạnh tranh và nhu cầu của thị trường. Trước đây khi đưa ra các kịch bản nếu có TPP và EU thì Việt Nam sẽ tăng trưởng cao hơn và phải đứng trước thách thức của việc tận dụng một cách tốt nhất các lợi thế có được từ các hiệp định.
Tuy nhiên khi không còn hoặc chưa rõ thời điểm các hiệp định có hiệu lực thì các doanh nghiệp sẽ điều chỉnh chiến lược dựa trên cơ sở năng lực cạnh tranh thực như những năm trước đây.
“Chính vì vậy mục tiêu tăng trưởng cho năm 2017 là 8% – 10%, không phải 15 – 17% như kịch bản có TPP”, ông Trường nhấn mạnh.
Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 4/2017, xuất khẩu hàng dệt may cả nước đạt 1,85 tỷ USD, giảm 12% so với tháng trước và nâng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 4 tháng/2017 lên 7,47 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn: hoinhap.org.vn

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710648357