Thứ tư, 24-4-2024 - 16:46 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Nhật Bản tìm cách đưa TPP trở lại  

 Thứ ba, 25-4-2017

AsemconnectVietnam - Quyết định này có thể thay đổi động lực cho các giao dịch thương mại ở Châu Á, đưa ra một giải pháp thay thế TPP là RCEP.

Nhật Bản sẵn sàng khởi động hiệp định TPP mà không có Hoa Kỳ, đây là một sự chuyển động mạnh mẽ có thể đưa thỏa thuận thương mại tự do khổng lồ này trở lại.
Theo các quan chức thương mại, Tokyo hiện đã sẵn sàng để tiến hành TPP mà không có nhiều thay đổi đối với nội dung TPP hiện hành, đây là một sự thay đổi lớn so với sự miễn cưỡng trước đây do nông dân Nhật không hài lòng với sự gia tăng nhập khẩu nông nghiệp mà không có sự đổi lại bằng cách dễ dàng tiếp cận thị trường ô tô Mỹ.
Quyết định này có thể mang lại lợi ích to lớn đối với các nhà xuất khẩu thực phẩm không phải Mỹ hay Úc, thay đổi động lực cho các giao dịch thương mại ở châu Á bằng cách đưa ra một giải pháp thay thế cho RCEP.
Bộ trưởng Tài chính Taro Aso cho biết tại cuộc họp gần đây tại New York rằng Nhật Bản sẽ bắt đầu đàm phán về TPP gồm 11 thành viên tại cuộc họp tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương vào tháng 5 tới. Bộ trưởng Thương mại Australia Steven Ciobo đã đến thăm Nhật Bản hồi đầu tháng này để thảo luận về vấn đề hồi sinh TPP.
Một trong những hành động đầu tiên của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump rút khỏi thoả thuận TPP. Trừ Hoa Kỳ, Nhật Bản sẽ là nền kinh tế còn lại lớn nhất. 10 thành viên khác là Úc, Brunei, Canada, Chilê, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.
Trước đó, Australia cho biết họ muốn tiến hành đàm phán bất cứ điều gì, nhưng Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nói rằng TPP là sẽ trờ nên "vô nghĩa" nếu không có Mỹ, phản ánh sự mất mát của một thị trường lớn đối với các sản phẩm công nghiệp của Nhật Bản.
Tuy nhiên, một số yếu tố đã khiến Tokyo phải suy nghĩ lại. Thứ nhất, ông Kenichi Kawasaki, chuyên gia cao cấp tại Viện nghiên cứu chính sách quốc gia nhận định rằng TPP vẫn có những lợi ích kinh tế mà Hoa Kỳ và Nhật cần đến. Ông Kawasaki nói: "Chúng tôi không thể mong đợi sự phục hồi kinh tế mà không có hiệp định thương mại tự do. Hầu hết các lợi ích từ việc cắt giảm thuế của Nhật là do Mỹ, còn các rào cản phi thuế quan chủ yếu liên quan đến các đối tác thương mại châu Á.
Cũng có một khía cạnh địa chính trị: TPP sẽ củng cố mối quan hệ của Nhật với các đối tác quan trọng trong khu vực như Úc và Việt Nam. Hơn nữa, nó sẽ giữ nguyên các quy tắc cứng rắn của TPP trong các lĩnh vực như sở hữu trí tuệ và mua sắm chính phủ, tạo áp lực cho các tiêu chuẩn cao hơn trong hợp đồng RCEP, bao gồm một nhóm các nước Châu Á khác nhau bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia và Philippines.
Khi Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence viếng thăm Tokyo hồi đầu tháng này, ông tuyên bố rằng "TPP là một điều của quá khứ đối với Hoa Kỳ". Mặc dù vậy vẫn có động lực khác cho Tokyo thu hút Mỹ trở lại.
Ông Kawasaki nói: "Hoa Kỳ có thể bị mất từ ​​TPP vì những ảnh hưởng của việc chuyển hướng thương mại. Ví dụ, thịt bò Úc và rượu Chilê sẽ được tiếp cận thị trường Nhật Bản tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh của Mỹ.
Các quan chức ở Nhật Bản hy vọng lợi ích kinh doanh của Hoa Kỳ sẽ khuyến khích Washington trở lại TPP, dù rằng điều đó khó có thể xảy ra khi ông Trump đang nắm quyền. Ông Kawasaki lưu ý rằng Hoa Kỳ ít có được lợi ích từ thương mại song phương với Tokyo mà ông Trump thích, bởi vì Nhật Bản không chiếm một tỷ trọng lớn trong xuất khẩu của Hoa Kỳ.
Khả năng tồn tại của TPP mà không có Hoa Kỳ vẫn còn chưa rõ ràng. Việt Nam đặc biệt được hưởng lợi từ những cắt giảm thuế quan của Hoa Kỳ đối với các sản phẩm như hàng dệt. Nếu không có những lợi ích đó, có thể họ sẽ không muốn tham gia vào các quy tắc trong lĩnh vực thương mại điện tử và các doanh nghiệp nhà nước.

Nguồn: hoinhap.org.vn

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710835425