Thứ sáu, 26-4-2024 - 0:31 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Trung Quốc tái sử dụng TPP để xây dựng một FTA quy mô hơn  

 Thứ sáu, 14-4-2017

AsemconnectVietnam - Hiệp định Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được mệnh danh là "thương vụ lớn nhất mà bạn chưa từng nghe tới" bởi vì TPP được đàm phán đằng sau những cánh cửa đóng kín với rất ít thông tin công khai.

TPP bao gồm mười hai quốc gia thuộc vành đai 'Thái Bình Dương, các nghiệp đoàn ở Mỹ, Úc và New Zealand vận động chống lại thỏa thuận thương mại TPP.
Tổng thống Barack Obama đã cố gắng thúc đẩy Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn TPP bằng một quá trình "thông qua nhanh" nhằm làm cho phe đối lập không có cơ hội để xem xét kỹ lưỡng các điều khoản thỏa thuận trong TPP.
Tổng thống Hoa kỳ Donald Trump, trong chiến dịch tranh cử của mình, đã phản đối thỏa thuận thương mại TPP - sau chứng kiến ​​sự phản đối dữ dội từ các công đoàn và tầng lớp lao động bình dân, vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) ở Mỹ, khi mà cơ hội việc làm đã chuyển sang Mexico. Sau khi đắc cử Tổng thống, ông đã nhanh chóng rút Mỹ khỏi TPP.
Tổng thống Donald Trump cũng hứa sẽ hủy bỏ Hiệp định NAFTA và đàm phán lại. Các báo cáo hiện tại cho biết ông dự định đàm phán các khía cạnh có lợi cho Mỹ trong thỏa thuận chứ không phải là đàm phán lại toàn bộ thỏa thuận NAFTA
Nhưng bất chấp sự sụp đổ của TPP, các tập đoàn đa quốc gia và các chính phủ ủng hộ tự do thương mại muốn khôi phục các thỏa thuận thương mại có chiều hướng bất lợi cho lao động và việc làm trong nước nhưng có lợi cho các tập đoàn này.
Liên minh châu Âu hiện đang ráo riết thương lượng một hiệp định thương mại với Nhật Bản gọi là JEFTA.
Các cuộc đàm thoại đang diễn ra bí mật kể từ tháng 3 năm 2013 với ý định của EU nhằm thúc đẩy thỏa thuận ký kết vào cuối năm nay- bất chấp còn có những hoài  nghi tại Nhật Bản.
Giờ đây, vấn đề tiếp theo là một siêu hiệp định thương mại khác - lớn hơn và bí mật hơn trước – Hiệp định Hợp tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP).
Hiệp định RCEP đã được xem là câu trả lời của Trung Quốc đối với TPP, liên quan đến tất cả mười quốc gia ASEAN cộng với các nước trong qua trình gia nhập ASEAN như Papua New Guinea và Timor-Leste. RCEP cũng kết hợp ASEAN +3: - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, cùng với Ấn Độ, Úc và New Zealand.
Các cuộc đàm phán đã trải qua năm thứ tư và mục tiêu là để hoàn tất các thỏa thuận vào cuối năm 2017.
Nếu được ký kết, RCEP sẽ bao gồm một nửa dân số thế giới. Do tính chất bí mật nên có ít văn kiện của RCEP được tiết lộ nhưng theo các tài liệu bị rò rỉ cho thấy hiệp định TPP đổ vỡ là cơ sở cho sự ra đời hiệp định RCEP.
Một số điều khoản gây tranh cãi nhất của hiệp định TPP được đề cập  trong hiệp định RCEP, bao gồm việc cho phép các công ty có quyền kiện các chính phủ thông qua các phiên xử kín về ISDS (Invector-State Dispute Settlement-Giải quyết tranh chấp nhà đầu tư-nhà nước) và việc mở rộng độc quyền cho các công ty dược phẩm ấn định thuốc cao hơn.
Các báo cáo cho thấy Hiệp định RCEP cũng có thể làm tăng số lượng lao động nhập cư tạm thời, dễ bị lạm dụng, không qua kiểm tra hoặc không được hỗ trợ tại thị trường lao động trong nước.
Các điều khoản lấy từ hiệp định TPP này mở rộng quyền lực của doanh nghiệp trong vấn đề chi trả nhân công lao động.
Nhưng Ấn Độ và một số nước ASEAN lại đang phản đối những điều bất lợi cho người lao động trong các điều khoản này.
Ông Andrew Dettmer, Chủ tịch Liên đoàn Công nhân Lao động  quốc gia Australia, bình luận về RCEP:
"Sự bí mật xung quanh TPP đã được lại được tạo ra xung quanh RCEP. Từ chính sách xoay trục sang châu Á của Tổng thống Hoa kỳ Obama, giờ đây chúng ta đang thấy  Trung Quốc nỗ lực để thống trị thương mại khu vực châu Á. Chúng ta đã trở nên khá quen thuộc với "phương pháp khôi hài" để tư vấn công cộng theo hiệp định TPP. Và bây giờ, đối với hiệp định RCEP, có khoảng 20 phút dành cho chính phủ Úc tư vấn dường như là một sự so sánh khá khập khiển.
"RCEP có các điều khoản về ISDS giống TPP. Thậm chí còn tệ hơn, khi mà các điều khoản về quyền lao động tối thiểu theo TPP dường như bị bỏ qua nhiều hơn trong RCEP.
"Và chúng tôi biết bảo vệ lợi ích của người lao động sẽ là một xem xét sự cẩn trọng của các chính phủ trong khu vực của chúng tôi."

Nguồn: hoinhap.org.vn

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710878552