Thứ sáu, 19-4-2024 - 17:26 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Các nước TPP vẫn tiếp hiệp định thương mại dù không có Mỹ  

 Thứ sáu, 26-5-2017

AsemconnectVietnam - Các nước thành viên Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã nhóm họp ngày 21/5/2017 để cùng tìm kiếm giải pháp cho hiệp định khi không còn Mỹ.

Quyết định tiếp tục duy trì thỏa thuận được các bên ủng hộ, nhưng lại chưa hoàn toàn đạt được đồng thuận 100% để xúc tiến các bước tiếp theo.
Bên cạnh đó, các cuộc họp bên lề của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) cũng khiến các đàm phán thương mại toàn cầu trở nên nóng hơi trong bối cảnh ông Trump tuyên bố muốn bảo hộ người lao động Mỹ.
Nhật Bản là quốc gia đi đầu trong nỗ lực thúc đẩy 11 nước TPP còn lại tiếp tục theo đuổi thỏa thuận vốn là một bước đi chiến lược nhằm kiềm hãm sức mạnh của Trung Quốc.
Các thành viên TPP vẫn hi vọng Mỹ sẽ quay trở lại hiệp định.
Bộ trưởng Thương mại New Zealand Todd McClay nói với tờ Reuters tại Hà Nội rằng "Mười một nước đã chứng tỏ được sự thống nhất và mong muốn tiến tới thông qua một số quy tắc cân bằng cần thiết để thúc đẩy hiệp định có hiệu lực".
Một trong những thách thức lớn nhất là giữ chân Việt Nam và Malaysia khi hai nước này trước đó chấp nhận ký kết thỏa thuận TPP và hứa sẽ thực hiện những cải cách lớn nhằm mục đích chính là đủ điều kiện tiếp cận thị trường Mỹ tốt hơn. Hiện tại, hai quốc gia này muốn thương lượng lại một số nội dung.
Các lãnh đạo từ những quốc gia thành viên TPP sẽ gặp lại nhau tại Nhật Bản vào tháng 7 và đưa ra các đề xuất của mình vào tháng 11.
Một tuyên bố chung từ 11 nước thành viên cho biết, các kết quả đàm phán sắp tới sẽ giải quyết "sự lo ngại về chủ nghĩa bảo hộ" đồng thời duy trì các thị trường mở.
Chủ nghĩa bảo hộ
Nỗi lo về chủ nghĩa bảo hộ ngày càng gia tăng sau khi chính quyền của Tổng thống Trump tiếp quản Nhà Trắng.
Tân Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer đã tổ chức các cuộc họp trực tiếp với những đối tác chính, phản ánh sự quyết tâm và ủng hộ của ông Trump dành cho các thỏa thuận thương mại song phương mà theo ông là sẽ phù hợp hơn với nước Mỹ.
Trong khi đó, Trung Quốc tự nhận mình là nước đứng đầu trong thương mại tự do toàn cầu, từ đó tăng cường thúc đẩy Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sau khi Mỹ rút lui khỏi TPP nhằm mục tiêu tăng sức ảnh hưởng đối với nền kinh tế châu Á.
Hiệp định RCEP chỉ bao gồm các nước châu Á mà không có Mỹ. Hiệp định này không toàn diện như TPP cũng như không hướng tới việc bảo hộ mạnh mẽ vấn đề sở hữu trí tuệ hay lao động và môi trường.
Theo một nguồn tin khác, các quan chức Mỹ lại tuyên bố nước này không đồng thuận với các thành viên APEC khác về nội dung của tuyên bố chung do 11 thành viên TPP nhóm họp ngày 21/5 vừa qua.
Cuộc tranh cãi cũng tương tự như những gì đã xảy ra tại các cuộc họp của nhóm G20 và nhóm G7 gồm những lãnh đạo tài chính - nơi các tuyên bố chung đều được điều chỉnh cho phù hợp với chương trình nghị sự mới của Mỹ.

Nguồn: hoinhap.org.vn

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710718057