Thứ ba, 23-4-2024 - 13:9 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Ấn Độ, RCEP và Hiệp ước Internet của WIPO: Thời gian để suy nghĩ lại 

 Thứ ba, 15-8-2017

AsemconnectVietnam - Có nhiều lập luận cho rằng các điều ước không phù hợp với các nước đang phát triển không nhất thiết phải áp dụng cho Ấn Độ.

Kết quả các các cuộc đàm phán gần đây của hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) ở Hyderabad đã gây ra sự phản ứng đáng kể từ dư luận xã hội về tính chất không rõ ràng của các cuộc đàm phán cũng như các vấn đề cơ bản.
RCEP là một hiệp định thương mại tự do mậu dịch lớn giữa 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và sáu quốc gia khác có đã có các hiệp định thương mại tự do với ASEAN. Được coi là một thay thế khả thi đối với hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), RCEP cũng là một công cụ để Ấn Độ thực hiện chính sách Đông Nam Á, một sáng kiến ​​chiến lược nhằm tăng cường ảnh hưởng ở Đông Nam Á.
Chương sở hữu trí tuệ (IP) bị rò rỉ thông tin của RCEP cho thấy mối đe doạ hiện nay đối với các biện pháp bảo vệ sức khoẻ công cộng của Ấn Độ đã được ghi nhận trong luật bằng sáng chế. Như các nhà hoạt động chăm sóc sức khoẻ đã chỉ rõ, việc đưa các điều khoản này vào văn bản hiệp ước đã bị Ấn Độ gay gắt phản đối. Tuy nhiên, không phải mọi khía cạnh của chương IP rò rỉ đều không có lợi cho Ấn Độ.
Một điều đặc biệt là RCEP quy định các nước thành viên cần tham gia Hiệp định bản quyền WIPO và Hiệp định về biểu diễn và thu âm của WIPO (gọi chung là các điều ước Internet của WIPO) làm tiền đề cho việc ký kết RCEP. Các điều ước Internet của WIPO đưa ra một khuôn khổ quốc tế để ngăn ngừa việc truy cập và sử dụng trái phép các tác phẩm sáng tạo trên Internet và các mạng kỹ thuật số khác và  đã được các quốc gia thành viên của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) thông qua vào năm 1996 để giải quyết những thách thức do tiến bộ trong công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet.
Ấn Độ không phải là người ký kết các điều ước Internet của WIPO mặc dù nước này đã sửa đổi đáng kể luật bản quyền năm 2012 để tuân thủ các điều ước nhưng đến nay đã vẫn chưa phê chuẩn. Các tổ chức xã hội Ấn Độ thường xuyên phản đối các điều ước này với lý do rằng đó là TRIPS + (TRIPs – các vấn đề liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ là một hiệp định của WTO, mà Ấn Độ là một bên) và do đó không phù hợp với một nước đang phát triển như Ấn Độ.
Điều này bỏ qua thực tế là giá trị cốt lõi của TRIPS là một hiệp ước "tiêu chuẩn tối thiểu" và các nước không bao giờ có ý định cập nhật bất kỳ quy định sở hữu trí tuệ quốc tế hiện có. Trọng tâm chính của TRIPs là về thực thi quyền sở hữu trí tuệ (các vấn đề về thủ tục), chẳng hạn như vi phạm và bồi thường. Điều này chủ yếu là do các cuộc vận động tích cực của các hãng dược phẩm và các ngành dựa trên bản quyền sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ đã thành công trong việc đưa ra trường hợp sản phẩm của họ bị vi phạm bản quyền ở các nước đang phát triển và do đó họ cần các biện pháp pháp lý nhanh hơn trong các nước khác nhau để bảo vệ các sản phẩm. Vì lý do này, một số điều khoản liên quan đến bản quyền quan trọng đã bị bỏ quên trong TRIPS, vì mục tiêu chính là liệt kê các điều khoản cơ bản (như một phương tiện tập trung vào việc thực thi IP), các chi tiết còn lại đưa vào trong các công cụ pháp lý chuyên biệt dưới sự bảo trợ của WIPO.
Do đó, mặc dù Internet manh nha trong năm 1994 (năm TRIPS được thông qua), người ta nghĩ rằng tốt nhất nên để Internet bên ngoài thỏa thuận này. Điều này là do không thể mở lại các cuộc đàm phán TRIPS để giải quyết những sự phát triển này. Điều này cũng đúng với các quyền của các tổ chức phát sóng. Điều 14.3 của TRIPS chỉ bảo vệ truyền thanh truyền thống chống lại nạn cướp tín hiệu mặc dù cáp đã là một công nghệ phổ biến vào thời điểm đó. Để đối phó với những tiến bộ công nghệ này, các quốc gia thành viên của WIPO cũng đang làm việc song song với các cuộc đàm phán TRIPS để tạo ra một công cụ bản quyền quốc tế nhằm đối phó với những thách thức đặt ra từ Internet và công nghệ số. Tuy nhiên, tốc độ của nhiệm vụ này do WIPO thực hiện bị chậm vì các lý do không can thiệp vào đàm phán TRIPS. Tuy nhiên, một khi Hiệp định TRIPS đã được thông qua vào năm 1994, WIPO đã đẩy nhanh công việc của mình để giải quyết vấn đề chương bản quyền kỹ thuật số.
Trong một năm rưỡi, một thời gian kỷ lục, cộng đồng quốc tế đã thông qua Hiệp ước Internet WIPO năm 1996. Ấn Độ đã sửa đổi luật bản quyền để tuân thủ các điều ước này chỉ trong năm 2012. Lý do chính cho sự chậm trễ này có thể là do tỷ lệ truy cập internet thấp, chỉ khoảng 1,5% vào năm 1996, khi hiệp ước bắt đầu có hiệu lực. Tuy nhiên, tính đến năm 2016, 34,8% dân số Ấn Độ có quyền truy cập vào các mạng Internet. Do đó, sự lạc hậu về công nghệ là lý do không gia nhập các điều ước trở nên không còn là lý do chính đáng.
Bối cảnh lịch sử này rất quan trọng đối với Ấn Độ để đưa ra một quyết định có tham gia vào các điều ước hay không tiếp tục theo đuổi các cuộc đàm phán RCEP gần đây. Một nghiên cứu độc lập được tổ chức bởi WIPO về tình trạng của ngành công nghiệp nghe nhìn ở một số nước châu Phi, ví dụ như Kenya đã gia nhập các điều ước, có tiềm năng thúc đẩy ngành công nghiệp nghe nhìn trong nước. Điều này có thể bác bỏ những lời than phiền của xã hội về các điều ước không phù hợp với các nước đang phát triển.
Tuy nhiên, vị thế của Ấn Độ trong cộng đồng bản quyền quốc tế rất khác với các nước đang phát triển khác, một thực tế mà ông Jagdish Sagar, nhà đàm phán chính của Ấn Độ về các điều khoản bản quyền của Hiệp định TRIPS đã chỉ ra. Trong một cuốn hồi ký hàng đầu của ông Sagar về lịch sử đàm phán của Hiệp định TRIPS, không có bất kỳ lời nói nào về vị thế không tương thích của Ấn Độ đối với các vấn đề bản quyền quốc tế. Ông Sagar đã nói rõ rằng "dù các mối quan hệ chính trị của chúng ta với các nước đang phát triển khác liên quan đến nhiều các vấn đề khác nhau thì ngay cả bây giờ, chúng ra vẫn có lợi ích chung với nhiều nước trong lĩnh vực bản quyền.

Long Giang
Nguồn: thediplomat.com
 

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710800860