Thứ bảy, 20-4-2024 - 4:27 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Cuộc họp RCEP vào tháng 9 có khả năng thảo luận đề xuất của Ấn Độ về thỏa thuận dịch vụ 

 Thứ ba, 15-8-2017

AsemconnectVietnam - Dưới áp lực của các cuộc đàm phán thương mại về hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Ấn Độ đã đưa ra một đề xuất đưa thỏa thuận dịch vụ trong hiệp định thương mại tự do song phương Australia và New Zealand làm cơ sở cho thỏa thuận dịch vụ trong hiệp định RCEP.

Theo một quan chức của Bộ Thương mại Ấn Độ, các đề xuất trong vòng đàm phán ở Hyderabad hồi tháng trước chắc chắn sẽ được đưa ra thảo luận trong tháng 9 tới tại cuộc họp Bộ trưởng RCEP ở Philippines.
RCEP là một nhóm gồm 10 thành viên từ các nước ASEAN, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand, bắt đầu đàm phán kể từ tháng 5 năm 2013. Asean là viết tắt của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. RCEP sẽ thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, hướng đến việc thành lập khối thương mại lớn nhất khu vực trên thế giới, chiếm gần 45% dân số thế giới với tổng sản phẩm quốc nội kết hợp là 21.300 tỷ USD. Hiệp định thương mại chặt chẽ hơn giữa Australia và New Zealand (CER) chỉ rõ việc tự do hóa các ngành dịch vụ theo bốn phương thức khác nhau. "Chúng tôi tin tưởng rằng nó có thể là một mẫu lý tưởng để đàm phán thỏa thuận dịch vụ trong RCEP", trích lời của cựu quan chức cho biết.
Trước đó, tại cuộc họp cấp Bộ trưởng RCEP lần thứ ba tại Hà Nội hồi tháng 5, Ấn Độ đã yêu cầu các nước thành viên RCEP ít nhất phải tuân thủ các cam kết đa phương của họ về dòng dịch chuyển các chuyên gia, nhằm nỗ lực bảo vệ chống lại chủ nghĩa bảo hộ ngày càng tăng ở các nước phát triển có thể làm tổn thương ngành công nghệ thông tin của Ấn Độ. Thay đổi vị thế của Ấn Độ từ vị trí trước đây trong việc tìm kiếm thị trường lớn hơn trong khuôn khổ đàm phán dịch vụ của RCEP đã được một số nhà quan sát đánh giá là khá nhanh.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Thương mại Nirmala Sitharaman đã chỉ ra rằng "một phương pháp tiếp cận có chọn lọc, gây tổn hại một số ngành dịch vụ sẽ không có lợi cho các cuộc đàm phán RCEP và các bên sẽ không nhận thức, thúc đẩy và bảo vệ mối quan hệ cùng có lợi hiện tại. Hiện nay, các công ty Ấn Độ hoạt động ở nước ngoài đã tạo ra hơn 100.000 việc làm tại các nước RCEP, tiết kiệm được chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh so với nhiều khu vực khác trên thế giới".
"Rất khó để có được dịch vụ nào riêng biệt trong hiệp định RCEP mà chỉ có thể là một nhóm đa dạng”, ông Rupa Chanda, giáo sư của Học viện Quản lý Ấn Độ-Bangalore, nói: "Với rất ít lợi thế về mặt hàng hóa, Ấn Độ sẽ phải thoát khỏi hiệp định thương mại này ngay trước khi chúng ta bị mất mặt”.
Mặc dù Ấn Độ đã đề xuất loại bỏ thuế quan đối với 80% hàng hóa thương mại nhưng vẫn đang tìm cách để linh hoạt tăng hoặc giảm tỉ lệ này 8 điểm phần trăm. Các nước khác đang tìm cách tăng mức cắt giảm lên 92% hàng hóa mà Ấn Độ cho là không khả thi khi Trung Quốc đang là một bên của các cuộc đàm phán mà Ấn Độ có thâm hụt thương mại trị giá 50 tỷ đô la. Ngành công nghiệp Ấn Độ lo ngại rằng một mức cắt giảm thuế quan cao hơn đối với Trung Quốc có thể dẫn đến việc Ấn Độ bị thua thiệt trong kinh doanh và mất khả năng cạnh tranh của mình. Ấn Độ hiện đang đề nghị mức cắt giảm thuế khoảng 72% cho hàng hóa Trung Quốc trong một khoảng thời gian 20 năm.

Long Giang
Nguồn: www.livemint.com
 

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710729533