Thứ năm, 18-4-2024 - 13:4 GMT+7  Việt Nam EngLish 

TPP-1 hay RCEP: cả hai đều có lợi  

 Thứ năm, 8-6-2017

AsemconnectVietnam - Việc tổng thống Donald Trump quyết định rút Mỹ khỏi hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) chắc chắn sẽ là một thất bại đối với châu Á. Nhưng tình hình hiện nay đã có dấu hiệu khởi sắc: 11 nước thành viên còn lại (bao gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam) đang nỗ lực tái khởi động hiệp định TPP mà không có Mỹ (TPP-1)

Các cuộc đàm phán trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đang được tiến hành giữa 10 nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 6 nước mà ASEAN có ký kết thỏa thuận thương mại tự do bao gồm Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và New Zealand.
RCEP và TPP: Hoặc là một hoặc là cả hai?
Hiệp định RCEP được xem như một giải pháp để thay thế hiệp định TPP, nhưng cả 2 hiệp định được nhận định mang tính bổ trợ lẫn nhau - cả hai đều có các tính năng độc đáo giúp củng cố và ngăn chặn sự gia tăng bảo hộ tại một khu vực. Nếu Mỹ thực sự muốn làm giảm mức thâm hụt thương mại, Mỹ cần phải tập trung vào châu Á, đặc biệt là Trung Quốc chứ không phải là Mexico. Chuỗi cung ứng phức tạp ở châu Á cho thấy chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ chống lại Trung Quốc sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến các nước còn lại trong việc cung cấp những sản phẩm phụ trợ có giá trị gia tăng caocho Trung Quốc.
Hiệp định TPP là một thỏa thuận thương mại tự do có tính chất toàn diện. Ngoài việc cắt giảm thuế quan, còn có hàng loạt các quy định, tiêu chuẩnnghiêm ngặt như sở hữu trí tuệ, vấn đề lao động, môi trường, chất lượng sản phẩm và sự can thiệp của chính phủ (như trợ cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu quốc doanh). Các cuộc đàm phán về hiệp định TPP đãđược bắt đầu 4 năm trước khi hiệp định RCEP chính thức ra mắt vào năm 2012, chính vì thế, không đáng ngạc nhiên khi hiệp định TPP đã có nhiều bước tiến trong việc giải quyết các lĩnh vực phức tạpnhư các rào cản thương mại về nông nghiệp, rào cản phi thuế quan… trong đàm phán thương mại đa phương.
Thành công từ hiệp định TPP sẽ gây ra áp lực đối với các tiêu chuẩn trong hiệp định RCEP. Lợi thế dễ dàng nhận thấy từ hiệp định RCEP là quy mô thị trường, vì RCEP bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ. Năm 2016, tổng dân số của 16 quốc gia thành viên RCEP là 3,5 tỷ, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 23,8 nghìn tỷ. Trong đó, dân số của các quốc gia trong TPP-1 là 500 triệu dân và GDPchiếm khoảng 10,2 nghìn tỷ.
Một số quan điểm cho rằng nếu không có Mỹ, RCEP và TPP sẽ không còn hấp dẫnvì Mỹ hiện đang là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nhưng đây là một cái nhìn thiển cận. Thị trường tiêu dùng tại châu Á đang mở rộng nhanh hơnở Mỹ, chứng minh bằng mức lương tăng khá nhanh ở một số nước có dân số đông nhất thế giới - Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước ASEAN - kết hợp với quá trình đô thị hoá và cải tiến công nghệ, từ đó giúp giảm chi phí đối với một số loại sản phẩm và ngành dịch vụ như điện thoại thông minh, du lịch và giải trí.
Tại Trung Quốc, sự tăng trưởng nhanh chóng về đầu tư và kết quả tỷ trọng tiêu dùng thấp theo GDP đã cho thấy tiêu dùng của Trung Quốc đang bị ảnh hưởng. Điều này hoàn toàn sai. Theo tính toán của chúng tôi, mức tiêu dùng thực tế của Trung Quốc sau khi đã điều chỉnh lạm phát đạt mức tăng trưởng 8,4% trong năm 2016 và 10,3% trong quý 1/ 2017 - gấp ba lần tốc độ tăng trưởng của Mỹ. Tất nhiên, quy mô tiêu dùng danh nghĩa (12,3 nghìn tỷ USD vào năm 2015) lớn hơn nhiều so với Trung Quốc (4,2 nghìn tỷ USD) và thậm chí là cả Châu Á (10,3 nghìn tỷ USD), đáng chú ý 2/3 mức tiêu dùng tại Mỹ là các dịch vụ.
Để chứng minh thị trường tiêu dùng Châu Á đang phát triển, cần phải so sánh mức tiêu dùng danh nghĩa trong 12 nền kinh tế tiêu dùng hàng đầu châu Á và 12 tiểu bangcó mức tiêu dùng hàng đầu của Mỹ trong năm 2007 và 2015. Năm 2007, mức tiêu dùng của tiểu bang California gần bằng toàn bộ mức tiêu dùng tại Trung Quốc; mức tiêu dùng tại Texas và New York nhiều hơn Ấn Độ; mức tiêu dùng tại Florida cao hơn Hàn Quốc. Năm 2015, cột mốc đánh dấu những thay đổi đáng kể,tiêu dùng tại Trung Quốc nhiều gấp hai lần California; Ấn Độ tiêu dùng nhiều hơnTexas và New York. Mức tiêu dùng tăng trưởng ở các nước như Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam cho thấy ASEAN là một thị trường tiêu dùng đầy tiềm năng.
ASEAN cần lựa chọn đúng hướng đi cho mình
Trong viễn cảnh xa hơn, chúng tôi muốn truyền tải đến một thông điệp: Để châu Á tận dụng được tối đa thị trường tiêu dùng đang phát triển của mình, cần nhìn nhận hiệp định TPP và RCEP là hai hiệp định mang tính chất hỗ trợ thay vì nghĩ 2 hiệp định thay thế lẫn nhau. Mở cửa thương mại và đầu tư là một trong những yếu tố giúp tiêu chuẩn sống tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore được cải thiện, và gần đây là Trung Quốc, vì thương mại tự do sẽ giúp thúc đẩy cạnh tranh,từ đó nâng cao hiệu quả và năng suất.
Việc ký kết thành công hiệp định TPP và RCEP sẽ là bước ngoặc lớn cho toàn khu vực Châu Á, nâng cao mức tăng trưởng sản lượng và giúp châu Á ít phụ thuộc vào kinh tế Mỹ hoặc bất cứ nền kinh tế phương Tây nào khác - nơi chính sách không ổn định và dễ dàng bị kiểm soát về kinh tế.
Robert Subbaraman là chuyên gia kinh tế trưởng kiêm Trưởng bộ phận Nghiên cứu Thị trường Toàn cầu Châu Á, trước đây là Nhật Bản. Ông quản lý một nhóm chuyên gia nghiên cứu bao gồm 20 nhà kinh tế học và chiến lược gia có nhiệm vụ dự báo nền kinh tế châu Á và đưa ra các khuyến nghị về thương mại thị trường.

Nguồn: hoinhap.org.vn

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710689692