Thứ bảy, 20-4-2024 - 14:26 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Malaysia kêu gọi sớm ký hiệp định RCEP 

 Thứ năm, 27-4-2017

AsemconnectVietnam - Thủ tướng Malaysia Najib Tun Abdul Razak vừa đưa ra lời kêu gọi các bên sớm ký kết hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP để đẩy mạnh hoạt động thương mại và đầu tư giữa các quốc gia.

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là một hiệp định thương mại lớn giữa 16 quốc gia, bao gồm các nước ASEAN, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và Australia.
"Tôi nghĩ chúng ta nên đưa ra những định hướng mới cho các nhà thương thuyết để kết thúc RCEP vào cuối năm hoặc sớm nhất vào đầu năm tới", Thủ tướng Najib nói trong bài phát biểu với các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp từ các Phòng Công nghiệp, bao gồm cả Ficci. "Tôi hy vọng thời gian biểu này có thể đạt được. Cộng đồng kinh doanh nên ủng hộ chương trình nghị sự này để kết thúc đàm phán hiệp định thành công. RCEP ngày càng trở nên phù hợp khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được đàm phán dưới thời chính quyền của Tổng thống Obama nhưng gần đây, Mỹ đã rút ra".
"Chúng ta cần hiệp định thương mại tự do RCEP cho khu vực này. Tôi là một tín đồ trung thành của thương mại tự do vì thương mại tự do sẽ tạo ra nhiều của cải và sự thịnh vượng hơn cho người dân", Thủ tướng Najib nói thêm.
Trong giai đoạn năm 2003 - 2015, thương mại song phương giữa Ấn Độ và Malaysia đã tăng hơn 4 lần nhưng trong vài năm qua, đã bị sụt giảm.
"Chúng ta cần phải đảo ngược xu hướng đó và hy vọng năm 2017 là năm chúng ta thấy sự đảo chiều của xu hướng giảm”, Thủ tướng Najib khẳng định.
Ấn Độ vẫn lo ngại rằng TPP sẽ ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu của nước này.
Về đầu tư, Malaysia là nhà đầu tư lớn thứ 21 ở Ấn Độ trên toàn cầu và lớn thứ hai ở Asean. Đối với Ấn Độ, Malaysia tạo ra môi trường kinh doanh dễ dàng và cạnh tranh cho các nhà đầu tư. Ngành công nghiệp đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư đang kinh doanh tại Malaysia.
"Chúng tôi tiếp tục cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho một môi trường kinh doanh thành công. Tôi mời tất cả các bạn đến Malaysia," ông Najib nói thêm: "Tôi rất khuyến khích các bạn nhìn nhận Malaysia như là một sự lựa chọn ưa thích cho các khoản đầu tư lớn hơn và có nhiều các cơ hội để xây dựng quan hệ đối tác mới".
Các công ty Malaysia đã tham gia vào nhiều dự án lớn ở Ấn Độ bao gồm xây dựng trung tâm MCD ở thủ đô nước này. "Còn rất nhiều điều nữa. Tôi được biết vào lúc này, có bốn dự án đang được đàm phán", ông nói.
Các dự án bao gồm tuyến đường cao tốc ven biển Mumbai; dự án phát triển ven biển Mumbai, nhà ga kho nổi tại cảng Andhra Pradesh và dự án thành phố thông minh. " Và chưa bao gồm các dự án đường cao tốc 4 + 2 mà chính quyền bang Rajasthan đang xem xét”, Thủ tướng Najib nói thêm. Các công ty Ấn Độ đang có mặt tại Malaysia bao gồm Reliance, Biocon, ICICI Bank, Tech Mahindra, Ranbaxy, Wipro và TCS.
Thủ tướng Najib cũng cho biết Malaysia là nơi có dân số Ấn Độ lớn nhất bên ngoài Ấn Độ. "Hơn 7 phần trăm dân số Malaysia có gốc Ấn Độ. Người Malaysia gốc Ấn Độ đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng Malaysia".
Kim ngạch thương mại song phương đạt 12.8 tỷ USD trong năm 2015-16 so với mức 17 tỷ USD trong năm tài chính trước. Các cuộc đàm phán hiệp định RCEP bắt đầu tại Phnom Penh vào tháng 11/2012. 16 quốc gia thành viên RCEP chiếm hơn ¼ nền kinh tế thế giới, ước tính hơn 75.000 tỷ USD, bao gồm 10 thành viên của ASEAN (Brunei, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Singapore, Thái Lan, Philippines, Lào và Việt Nam) và sáu đối tác FTA của họ - Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.
Phát biểu tại một sự kiện gần đây, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ Nirmala Sitharaman thừa nhận cam kết của Ấn Độ với Malaysia trong các cuộc đàm phán RCEP. Các thỏa thuận đa phương đã trở thành hiện thực tại thời điểm TPP sụp đổ.
"RCEP là cách để các nền kinh tế mới nổi và các nước Đông Nam Á có thể gặt hái được rất nhiều lợi ích", bà nói.
Bà Sitharaman cũng bày tỏ hy vọng có được sự hiểu biết rộng rãi hơn với Malaysia về đề xuất dự thảo. "Tôi luôn muốn hiểu đường hướng của Malaysia trong RCEP và chúng tôi muốn thấy sự tiến bộ trong đàm phán RCEP. Tôi hy vọng rằng RCEP sẽ mang lại nhiều lợi ích cho thế giới".
Ấn Độ cũng đang tìm kiếm hợp tác nhiều hơn trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng. Chính phủ Ấn Độ đã gần như cam kết gần 1.000 tỷ đô la Mỹ đối với việc thúc đẩy cơ sở hạ tầng và Malaysia có cơ sở hạ tầng tốt đã được chứng minh.
“Trong lĩnh vực này, có rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia sâu rộng”, Bộ trưởng Sitharaman khẳng định.

Long Giang
Nguồn: india.com
 

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710739387