Thứ sáu, 19-4-2024 - 13:31 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Diễn đàn CEO Ấn Độ - Malaysia: RCEP bao gồm cả thương mại và dịch vụ  

 Thứ ba, 25-4-2017

AsemconnectVietnam - Diễn đàn CEO Ấn Độ-Malaysia đã thảo luận hiệp định thương mại lớn, cân bằng về hàng hóa và dịch vụ (RCEP) giữa 16 quốc gia, bao gồm các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Australia và các nước thành viên ASEAN.

"Cả thương mại và đầu tư sẽ được hưởng lợi từ hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Vì vậy, Diễn đàn kêu gọi thiết lập một RCEP cân bằng sẽ giải quyết cả hai vấn đề thương mại và dịch vụ và sẽ sớm kết thúc đàm phán", Tuyên bố của Diễn đàn cho biết.
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực là một thỏa thuận thương mại lớn đang được đàm phán giữa 16 quốc gia bao gồm ASEAN, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. RCEP hướng tới mục tiêu hội nhập sâu rộng trong các lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư, hợp tác về kinh tế và kỹ thuật, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, giải quyết tranh chấp và các vấn đề về pháp lý và thể chế.
Bản khuyến nghị của Diễn đàn CEO Ấn Độ - Malaysia đã được gửi đến Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Hội nghị lần này của Diễn đàn trùng khớp với chuyến thăm của Thủ tướng Malaysia Najib Raza đến Ấn Độ từ ngày 21-25/4/2017. Thủ tướng Narendra Modi và người đồng cấp Malaysia Najib Razad đã tổ chức các cuộc đàm phán rộng khắp về các cam kết văn hoá, kinh tế và chiến lược.
Diễn đàn CEO khẳng định cần có các khoản đầu tư mới của các công ty nhà nước và khu vực tư nhân từ cả hai phía và "cần có một số sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa Invest India của Ấn Độ và MIDA của Malaysia". Hai bên cũng lưu ý rằng các công ty cũng có thể tìm kiếm khả năng liên doanh ở mỗi nước hoặc các nước thứ ba ,đặc biệt trong khu vực ASEAN. Diễn đàn này cũng đã xác định các lĩnh vực then chốt để hợp tác hơn nữa cũng như các bước cần thiết tiếp theo để tăng cường hợp tác kinh tế song phương.
"Ấn Độ cung cấp cơ hội tốt cho quỹ lương hưu và quỹ dự phòng Malaysia đầu tư vào các tài sản cơ sở hạ tầng của Ấn Độ - đặc biệt là các tài sản thuộc sở hữu của các ngành khác nhau như đường bộ, hàng không, điện vốn tạo ra lợi nhuận ổn định lâu dài”, Tuyên bố của Diễn đàn CEO có đoạn viết.
Trước đây, trong những năm đầu khi các công ty Malaysia tham gia vào chương trình cơ sở hạ tầng của Ấn Độ đã gặp nhiều khó khăn, sau đó đã được Ấn Độ giải quyết. "Điều này đã tạo động lực mới cho các công ty Malaysia xem xét lại và quyết định đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng ở Ấn Độ. Các công ty Ấn Độ cũng được xem xét đầu tư vào các dự án đường sắt, xử lý nước và một số dự án khác ở Malaysia", Tuyên bố khẳng định.
Malaysia là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Ấn Độ trong ASEAN. Thương mại song phương giữa Malaysia và Ấn Độ đứng ở mức 12,8 tỷ USD vào năm 2015-16, so với 16,9 tỷ USD trong năm 2014-15. Cán cân thương mại có lợi cho Malaysia (5,4 tỷ USD vào năm 2015-16).
Các thành viên của diễn đàn cũng nhất trí rằng các lĩnh vực cụ thể như sản xuất công nghiệp ở Ấn Độ và các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở cả hai bên cần được nuôi dưỡng và tập trung quan tâm chú ý, đặc biệt trong bối cảnh Ấn Độ triển khai Sáng kiến ​​Ấn Độ và Malaysia đặt trọng tâm vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa SMEs.
"Các thành viên diễn đàn đồng ý rằng các chính phủ nên đơn giản hóa việc thực thi các luật và các quy định để đảm bảo rằng các chuyên gia của cả hai nước có thể hành nghề ở nước kia mà không có những trở ngại", Tuyên bố kết luận.

Long Giang
Nguồn: outlookindia.com
 

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710713992