Thứ bảy, 20-4-2024 - 1:27 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Đàm phán về RCEP tăng tốc trong bối cảnh TPP có khả năng thất bại  

 Thứ sáu, 9-12-2016

AsemconnectVietnam - Trong khi hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Hoa Kỳ hậu thuẫn sắp sụp đổ, các quan chức thương mại từ 10 quốc gia ASEAN cùng sáu đối tác quan trọng của ASEAN đã bắt đầu khẩn trương đàm phán hiệp địnhRCEP do Trung Quốc thúc đẩy– hiệp định vốn được coi là đối thủ cạnh tranh của TPP.

 
Trong vòng đàm phán thứ 16 của Hiệp định Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP) được tổ chức tại nước Indonesia vào ngày 07/12, Indonesia đã kêu gọi các nước thành viên ký kết RCEP vào năm 2017.
Bộ trưởng Thương mại Indonesia, ông Enggartiasto Lukita,cho biếtdo tình trạng bảo hộ thương mại đang gia tăng và ngày càng xuất hiện nhiều nhân tố bất ổn, cùng vớisự sụp đổ của TPP sau khiông Donald Trump chiến thắng bầu cử và Brexit, ASEAN và các nước đối tác cần phải đẩy nhanh đàm phán RCEP để mở cửa thị trường.
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã hạ dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu trong năm 2016 từ 2.8% xuống 1.7% vào tháng 9/2016.
Trong bối cảnh các chính sách bảo hộ trên toàn thế giới đều có xu hướng gia tăng, các cơ quan chủ quản thương mại toàn cầu cho biết tốc độ tăng trưởng thương mại hiện chậm hơn mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Dưới sự hậu thuẫn của Trung Quốc và sáu đối tác thương mại chính của ASEAN, bao gồm Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand, trong điều kiện không có một thỏa thuận thương mại tự do nào trước đó, thì các cuộc đàm phán về RCEP được thiết lập để bao phủ 30% kinh tế thế giới và một thị trường chung gồm 3.4 tỉ người với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 21.4 nghìn tỉ đô-la Mỹ.
Ông Arjun Goswami - một cố vấn kỹ thuật tại Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thuộc bộ phân nghiên cứu kinh tế và hợp tác khu vực cho rằng, bởi vì trình độ phát triển của các bên đàm phán là khác nhau nên hiệp định này sẽ thể hiện mức độsẵn sàng cam kết tự do hóa thương mại và đầu tư của các quốc gia thành viên.
 Trên trang Bloomberg, ông Goswami phát biểu: “Với những thách thức lớn hơn được đặt ra sau này, có thể có những quan điểm khác nhau về mức độ tác động của việc mở rộng tự do hóa thương mại và đầu tư của RCEP lên hàng hóa và dịch vụ.”
Người phát ngôn Bộ Thương mại Shen Danyangcủa Trung Quốcphát biểu trên Reuters vào tháng trước rằng Trung Quốc - vốn được xem là nhà máy của thế giới với siêu quy mô sản xuất công nghiệp - sẽ tăng cường thúc đẩy để các cuộc đàm phán RCEP nhanh chóng hoàn thành.
Trưởng hội đồng đàm phán thương mại RCEPIman Pambagyo cho hay,trong nỗ lực đẩy nhanh quá trình đàm phán, hiện tại các quốc gia đang tìm cách xây dựng một khung khổ mà thông qua đó thành viên tham gia có thể tăng sự tự tin và độ trung thực khi đưa ra các điều kiện cũng như yêu cầu của mình.
“Sau khi tham gia 15 vòng đàm phán, tôi có thể nhận thấy sự tự tin và trung thực chính là chìa khóa cho vấn đề. Chúng ta cần hiểu rằng mọi yêu cầu và điều kiện [TỪ CÁC THÀNH VIÊN] được đưa ra không xuất phát từ định kiến và sẽ không ảnh hưởng tới vị trí cuối cùng của riêng mỗi nước, vì thế các cuộc đàm phán của chúng ta có thể tiến triển từng chút một,” Iman, người cũng đồng thời là tổng giám đốc của Indonesia trong các cuộc đàm phán thương mại, phát biểu.
Cuộc họp ở Indonesia sẽ cố gắng để kết thúc một chương nữa liên quan tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời cũng sẽ đẩy nhanh các vấn đề mới, như mở rộng tự do hóa dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ, tiếp tục thảo luận về thương mại đối với hàng hóa lẫn dịch vụ.
Cho đến nay chỉ có một chương về hợp tác kinh tế và kỹ thuật được hoàn thành.
Lutfiyah Hanim, một thành viên của Ủy ban thuộc Viện Công lý toàn cầu, cảnh báo rằng có thể một vài bên tham gia sẽ đề xuất trong các cuộc đàm phán sắp tới của RCEP một số điều khoản và chương có nội dung giống hiệp định TPP, như mua sắm chính phủ, doanh nghiệp nhà nước, tranh chấp giữa nhà đầu tư và chính phủ, quyền sở hữu trí tuệ hay chính phủ điện tử.

Nguồn: hoinhap.org.vn

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710726278