Thứ sáu, 19-4-2024 - 9:22 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Các nước RCEP lo ngại quyền tiếp cận thị trường rộng hơn dành cho Trung Quốc 

 Thứ năm, 3-11-2016

AsemconnectVietnam - RCEP là Hiệp định thương mại tự do (FTA) siêu khu vực được đề xuất giữa 16 nước châu Á-Thái Bình Dương bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và 10 thành viên khối ASEAN.

 
Mối quan tâm của Ấn Độ cùng 15 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm việc đồng ý trao quyền tiếp cận thị trường lớn hơn cho hàng hóa Trung Quốc mà không có sự tương tự ở chiều ngược lại, có thể sẽ là vấn đề trung tâm trong cuộc họp bộ trưởng lần thứ tư của Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
RCEP là Hiệp định thương mại tự do (FTA) siêu khu vực được đề xuất giữa 16 nước châu Á-Thái Bình Dương bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và 10 thành viên khối ASEAN. Bộ trưởng thương mại của các nước dự kiến ​​sẽ nhóm họp vào ngày 03-04 tháng 11 tại Cebu, Philippines nhằm thúc đẩy đàm phán FTA.
Đề xuất FTA này, nhằm mở cửa thương mại hàng hóa và dịch vụ cũng như tự do hóa chính sách đầu tư, sẽ bao gồm một thị trường hơn ba tỷ người dân ở các nước - mà GDP tổng số là hơn 17 nghìn tỷ USD và chiếm 40 phần trăm thương mại thế giới.
Nguồn tin từ chính phủ Ấn Độ cho biết, không chỉ có Ấn Độ, mà tất cả các quốc gia khác trong RCEP cũng đang lo lắng về việc đồng ý xóa bỏ thuế quan hoàn toàn - một động thái chủ yếu sẽ mang lại lợi ích cho Trung Quốc.
Mối quan tâm của các quốc gia RCEP xuất phát từ những lo ngại về việc Trung Quốc bán phá giá năng lực dư thừa của nước này ở một số mặt hàng như sắt thép, cùng với các mặt hàng nhận được nhiều trợ cấp, từ đó làm méo mó thương mại và gây tổn hại đến ngành công nghiệp trong nước ở các nước nhập khẩu. Do đó, quá trình đàm phán RCEP, đã bắt đầu ba năm trước đây, khó có thể đạt được sự đồng thuận vào cuối năm nay như dự tính trước đó, do những khó khăn hiện hành trong việc kết thúc các cuộc đàm phán.
Hai mức đối kháng Ba mức          
Ấn Độ có thể đưa ra đề nghị hai mức dành cho hàng hóa nhằm đối xử Trung Quốc khác biệt với các nước RCEP còn lại. Khi so sánh với cách đối xử dành cho các nước RCEP khác, đề xuất nhắm vào Trung Quốc sẽ bao gồm một danh sách những bất lợi nhiều hơn (hàng sẽ được bảo vệ khỏi việc cắt giảm thuế quan), và khung thời gian dài hơn để giảm/loại bỏ thuế quan đối với hàng hoá còn lại.
Đề xuất này khác với đề nghị ban đầu, với một hệ thống bao phủ phần lớn hàng hóa trong khối ASEAN (ngưỡng 80 phần trăm hoặc lớn hơn - bao gồm phần trăm dòng thuế quan và tổng nhập khẩu của khối RCEP), hơi thấp hơn đối với Nhật Bản và Hàn Quốc (ngưỡng trăm 65) và ít nhất là đối với Trung Quốc, Australia và New Zealand (42,5 ngưỡng trăm).
Bày tỏ quan ngại về ‘sự thiếu tiến bộ’ trong đàm phán tự do hóa thương mại dịch vụ, Ấn Độ cho rằng bất kỳ nhượng bộ cho việc mở cửa thương mại hàng hóa có thể được hoàn thành chỉ khi có mức tăng tương đương trong việc tiếp cận thị trường dịch vụ.
Gói cam kết tổng thể
Cuộc họp bộ trưởng nhiều khả năng đạt được một thỏa thuận về việc kết hợp một cách rõ ràng các nguyên tắc của ‘Cam kết Tổng thể’ trong tuyên bố sau cùng của các Bộ trưởng. Theo nguyên tắc, mỗi khía cạnh của quá trình đàm phán, bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, ‘là một phần của toàn thể, không thể tách rời và không thể được thỏa thuận riêng’, và rằng ‘không có gì là đồng ý cho đến khi tất cả mọi thứ được đồng ý’.
Nguyên tắc này trở nên quan trọng đối với Ấn Độ khi có e ngại rằng đàm phán về mở cửa dịch vụ đang tiến triển với một tốc độ chậm hơn nhiều so với đàm phán về tự do hóa thương mại hàng hóa. Tiếp cận thị trường lớn hơn trong dịch vụ là mối quan tâm lớn của Ấn Độ vì nước này là một nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu. Ấn Độ, với nhiều ngành công nghiệp non trẻ, chủ yếu sẽ phòng vệ khi miễn trừ thuế quan và mở cửa thương mại hàng hóa.
Phe đối lập về dịch vụ
Trong khi đó, các nước ASEAN trong đó có Singapore đã phản đối nỗ lực của Ấn Độ cho ‘tham vọng lớn hơn trong dịch vụ’ - nghĩa là mở ra nhiều ngành dịch vụ theo các cách thức khác nhau, bao gồm cả ‘thương mại xuyên biên giới’, ‘tiêu thụ ở nước ngoài’(ví dụ như: du lịch, chữa bệnh), ‘sự hiện diện thương mại của một nhà cung cấp dịch vụ’ và ‘sự dịch chuyển tạm thời của lao động có tay nghề cao ra nước ngoài làm việc’. Theo chiều hướng này, Ấn Độ và Singapore có thể sẽ tổ chức một cuộc họp song phương riêng biệt nhằm giải quyết những khác biệt.
Nguy cơ thoái lui
Về đàm phán liên quan đến 'đầu tư', các nước thành viên, bao gồm Ấn Độ, đã bày tỏ sự lo ngại về lập trường của New Zealand khi không cam kết ủng hộ xét duyệt tự động giấy phép nhập khẩu trị giá lên tới 100 triệu NZD, hiện đang là mức trần thủ tục hải quan. Theo một số nguồn tin, New Zealand, như một phần của RCEP, đã đưa ra cam kết cung cấp xét duyệt tự động giấy phép nhập khẩu chỉ 10 triệu NZD - mà một số nước gọi là một 'lập trường thoái lui’ có thể ảnh hưởng xấu đến các cuộc đàm phán RCEP.
Tất cả các thành viên, mặc dù vậy, đã đồng ý tránh điều khoản ‘Giải quyết tranh chấp giữa chính phủ và nhà đầu tư’ ở hiệp ước chính thức do e ngại rằng điều khoản này sẽ giúp các nhà đầu tư tư nhân dễ dàng đưa chính phủ ra toà án trọng tài quốc tế và yêu cầu bồi thường số tiền rất lớn cho bất kỳ 'khoản lỗ' nào mà họ chịu, bao gồm cả do sự thay đổi chính sách.

Nguồn: hoinhap.org.vn

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710709658