Thứ năm, 25-4-2024 - 7:16 GMT+7  Việt Nam EngLish 

RCEP: Ấn Độ sẵn sàng xóa bỏ hệ thống thuế quan 3 tầng nếu các nước thành viên khác tăng FDI vào Ấn Độ  

 Thứ tư, 10-8-2016

AsemconnectVietnam - Ấn Độ sẵn sàng xóa bỏ hệ thống cắt giảm thuế quan 3 tầng (3 tier) dành cho hàng hoá trong đàm phán RCEP nếu các nước thành viên khác cam kết tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho lĩnh vực dịch vụ của Ấn Độ.

 
RCEP là một hiệp định thương mại tự do bao gồm các lĩnh vực hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, cạnh tranh, hợp tác kinh tế và kỹ thuật, giải quyết tranh chấp và quyền sở hữu trí tuệ giữa 10 nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 6 đối tác thương mại của ASEAN (Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand).
Một quan chức Ấn Độ cho biết, Bộ Thương mại Ấn Độ muốn RCEP có nội dung tương tự như hiệp định TPP khi quyết định loại bỏ hệ thống thuế quan 3 tầng.
Hiệp định TPP cho phép các nước thành viên loại bỏ dần thuế quan trong thời hạn kéo dài đến 20 năm đối với một số sản phẩm.
Vị quan chứ trên cho biết, Ấn Độ mong muốn RCEP cũng sẽ có giai đoạn loại bỏ dần thuế quan khác nhau đối với từng nước tương tự như TPP.
Tại Hội nghị bộ trưởng tại Lào vừa qua, Ấn Độ đã đề xuất tự do hóa thương mại đối với 120 ngành dịch vụ, đồng thời yêu cầu cho phép các nhà cung cấp dịch vụ thuộc một nửa trong số các ngành được đề xuất trên có 100% vốn FDI mà không bị hạn chế bởi Thể thức 3 (Mode 3) – thể thức liên quan đến vấn đề hiện diện thương mại.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng mong muốn các thành viên RCEP khác đưa ra các ưu đãi về vấn đề Thể thức 4 (Mode 4 – thể thức liên quan đến vấn đề di chuyển thể nhân), đối với lĩnh vực dịch vụ.
Theo giáo sư Ram Upendra Das thuộc Hệ thống nghiên cứu và thông tin dành cho các nước đang phát triển, để RCEP có thể nhất quán với WTO thì các nước thành viên RCEP cần phải xây dựng hiệp định này bao gồm tất cả các lĩnh vực thương mại.
Mặc dù thay đổi lập trường đối với thương mại hàng hóa, nhưng Ấn Độ nhất quyết yêu cầu RCEP phải là một gói cam kết tổng thể tất cả các lĩnh vực được đàm phán (single undertaking). Điều này đồng nghĩa với việc không có vấn đề nào được xem là đã đạt được sự đồng thuận, trừ khi toàn bộ các thành viên RCEP đã nhất trí với tất cả vấn đề trong RCEP.
Theo một quan chức Ấn Độ, đàm phán RCEP vẫn đang tiếp tục, và Ấn Độ chỉ đồng ý hệ thống cắt giảm thuế quan 1 tầng trừ khi các quốc gia khác đưa ra các đề xuất tốt hơn về vấn đề dịch vụ. Ấn Độ cũng muốn các thành viên khác chia sẻ các danh mục cấm (negative lists) trong lĩnh vực đầu tư. Các nước thành viên RCEP khác đã phản đối đề xuất này của Ấn Độ vì cho rằng đề xuất này phân tích quá chi tiết đối với vấn đề đầu tư trong RCEP.
Tuy nhiên, vì Ấn Độ đã thể hiện sự linh hoạt, do đó có khả năng RCEP sẽ có nội dung cụ thể hơn trong hội nghị bộ trưởng tiếp theo diễn ra vào tháng 11 năm 2016.  Theo vị quan chức trên, các nước RCEP cũng sẽ cố gắng giảm thiểu sự khác biệt trước tháng 11 năm 2016.

Nguồn: hoinhap.org.vn
 

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710855539