Thứ năm, 25-4-2024 - 11:6 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Ngành nông nghiệp: cẩn trọng với RCEP 

 Thứ sáu, 15-9-2017

AsemconnectVietnam - Có lẽ đây là điều mà ai cũng biết, nhưng phải đến khi Tổ chức Lương Thực và Nông Nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), thông qua một báo cáo năm 2003, lý giải chi tiết về mức độ tàn phá của hàng nông sản nhập khẩu giá rẻ đối với ngành sản xuất nông nghiệp nội địa, dẫn kèm theo một biểu đồ chi tiết về tác động của sự gia tăng nhập khẩu đối với nền kinh tế địa phương, thì cả thế giới sẽ phải ngồi lại và suy ngẫm về vấn đề này.

Nhưng ngược lại, các cuộc đàm phán thương mại quốc tế ngày nay lại càng diễn ra với lập trường quyết liệt hơn. Sau mỗi cuộc đàm phán - có ngày càng nhiều hơn các rào cản thương mại được dỡ bỏ - kéo theo sự hủy hoại con đường sống của hàng triệu người người nông dân. Hãy cùng xem qua những gì đang bị đe dọa. Vài thập kỷ trước, đặt biệt là sau năm 1995, khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vừa ra đời, đã có nhiều nỗ lực vận động các quốc gia đang phát triển dở bỏ các hàng rào thương mại và thuế nhập khẩu.
Theo thống kế của FAO, khi sản lượng nhập khẩu cà chua ở Senegal tăng lên 15 lần, sản xuất cà chua nội địa đã bị suy giảm đến 50%; khi giá trị dầu thực vật nhập khẩu ở Jamaica tăng gấp đôi, nó cũng khiến cho ngành sản xuất dầu thực vật trong nước phải cắt giảm 68%.
Tương tự, ở Ấn Độ, khi mà giá trị nhập khẩu dầu thực vật tăng mạnh trong những năm 1993-1994 và 2015-2016, bắt nguồn từ lộ trình giảm thuế trong nhiều năm, đã khiến cho Ấn Độ chuyển từ vị trí của một quốc gia có khả năng tự cung cấp thành nước nhập khẩu dầu ăn lớn thứ hai thế giới.
Những định hướng ban đầu của WTO về mở cửa thị trường và gỡ bỏ rào cản đã được thúc đẩy mạnh mẽ hơn qua các Hiệp định tự do thương mại song phương (FTAs) và các hiệp ước thương mại khu vực. Hàng loạt các nghiên cứu cho thấy rằng việc mở của thị trường đã không đem lại lợi ích gì cho nền kinh tế Ấn Độ, lại còn gây thiệt hại nặng nề cho ngành nông nghiệp nước này.
Nói cách khác, nếu chấp nhận ký vào hiệp định RCEP sắp tới đây, thị trường Ấn Độ sẽ phải mở cửa rộng hơn và thuế nhập khẩu sẽ dần chuyền về con số không. Chính phủ Ấn Độ sẽ không còn được phép che chở và đảm bảo sự an toàn cho ngành nông nghiệp với khoảng 600 triệu người nông dân. Hiệp định RCEP hiện đang được đàm phán giữa 16 quốc gia bao gồm: Hàn Quốc, Nhật, Úc, New Zealand và Trung Quốc.
Ngạc nhiên thay, mỗi lần Ấn Độ ngồi vào bàn đàm phán, quốc gia này chỉ chú trọng tìm kiếm “lối vào những thị trường lớn hơn cho ngành dịch vụ Ấn Độ - tìm cách hạ dần các tiêu chuẩn, cho phép các kỹ sư Ấn Độ tìm kiếm những công việc ngắn hạn ở nước ngoài.”
Mặc dù điều cũng khá quan trọng, nhưng người ta vẫn không thể hiểu tại sao chính phủ Ấn Độ có thể chủ động đặt vận mệnh ngành nông nghiệp của cả quốc gia lên bàn đàm phán. Suy cho cùng, ngành nông nghiệp nội địa – đang quyết định con đường sống của 600 triệu người nông dân –không đáng để bị biến thành “con cá nằm trên thớt” cho hoạt động thương mại quốc tế.
Triển vọng ảm đạm
Hãy cùng xem lại trường hợp của ngành sản xuất sữa. Theo ông Jayan Mehta, Tổng giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã Sản xuất Sữa Amul, cuộc sống của 150 triệu người làm việc ở những nông trại sữa sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu tiến trình đàm phán RCEP vẫn diễn ra theo định hướng hiện tại.
Ấn Độ là nhà sản xuất sữa lớn nhất trên thế giới. Hiện tại, nhằm bảo đảm tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp sữa địa phương, thuế nhập khẩu đối với sữa và các sản phẩm từ sữa được áp từ 40% đến 60%.
Việc “mở cửa đập” sẽ khiến Ận Độ “ngập” trong các sản phẩm sữa có giá rẻ hơn, chảy từ Úc và New Zealand. Đừng quên rằng, Úc (với chỉ 6300 nông dân ngành sữa) và New Zealand (12000) đang đàm phán quyết liệt để bảo vệ lợi ích kinh tế cho các cộng đồng chăn nuôi bò sữa nhỏ của họ, trong khi Ấn Độ lại sẵn sàng hi sinh tương lai của 150 triệu nông dân chăn bò sữa nước mình.
Bởi vì thị trường Ấn Độ có nhu cầu khổng lồ về sữa, quốc gia này sẽ không thể nào đạt được thặng dư xuất khẩu sữa như Úc hay New Zealand. Chỉ vì muốn mở ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho các kỹ sư tin học nước mình, liệu có đáng để Ấn Độ hủy hoại con đường sống của khoảng 150 triệu nông dân chăn nuôi bò sữa?
Sữa không phải là mặt hàng nhập khẩu duy nhất mà thị trường Ấn Độ sắp mở cửa mời vào. Ấn Độ sẽ còn cho phép nhiều loại trái cây, rau, đậu, khoai tây, gia vị, cây giống, hạt giống, lụa, và thực phẩm chế biến từ nước ngoài tràn vào thị trường.
Các nhà đàm phán Ấn Độ đang cố nài nỉ chỉ cho phép bỏ thuế nhập khẩu đối với 80% các mặt hàng giao dịch, và đang cố tạo ra thế chân vạc trong quá trình đàm phán. Tuy nhiên, các nội dung thỏa thuận trong hiệp định RCEP vẫn đang bị chiếm ưu thế bởi những quốc gia có lập trường quyết liệt như Trung Quốc, Úc, New Zealand, Nhật và Hàn Quốc -  và đến cuối cùng thì, tiếng nói của những quốc gia này vẫn sẽ có trọng lượng hơn.
Hiệp định RCEP có thể tạo ra một cú sốc nghiêm trọng đối với các ngành sản xuất nội địa. Những vấn đề đang được đàm phán ở Hyderabad vẫn chưa được công bố. Nội dung của nó hoàn toàn được giữ kín. Việc chỉ một vài nhân vật quan trọng – được bảo vệ cẩn mật – có thể ngồi thảo luận về tương lai của 99% dân số trên thế giới là một điều cực kỳ không công bằng.

Nguồn: hoinhap.org.vn

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710861186