Thứ tư, 24-4-2024 - 16:30 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Tổ chức tư vấn: Trung Quốc có thể không cần Ấn Độ tham gia hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP 

 Thứ năm, 25-5-2017

AsemconnectVietnam - Tổ chức tư vấn Abound đánh giá hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP có tầm quan trọng chiến lược toàn cầu hơn sau khi Mỹ rút khỏi hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).

RCEP là một hiệp định thương mại tự do bao gồm 16 quốc gia là mười nước thành viên hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng với Trung Quốc, Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand.
“Một sự lựa chọn tối ưu cho Trung Quốc là đạt được hiệp định trong đó có Ấn Độ vì sẽ cho phép các sản phẩm của  Trung Quốc xâm nhập vào thị trường Ấn Độ với các nhượng bộ thuế quan sau khi RCEP bắt đầu có hiệu lực“, báo cáo của tổ chức tư vấn cho biết.
Tuy nhiên, với lịch sử thương mại tự do của Ấn Độ và các mối quan ngại về các lợi ích quốc gia của mình, chỉ có một khả năng rất nhỏ Ấn Độ sẽ đồng ý với thỏa thuận trong khuôn khổ và cơ chế hiện có. Do đó, Trung Quốc nên đặt mục tiêu tối ưu là một hiệp định đối tác kinh tế toàn diện RCEP mà không có Ấn Độ.
"Mặc dù điều này sẽ làm giảm giá trị của hiệp định, Trung Quốc nên tiếp tục đẩy mạnh các cuộc đàm phán RCEP, bởi vì tăng cường hợp tác với ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia có tầm quan trọng chiến lược đối với Trung Quốc", báo cáo của dẫn lời báo Global Times.
Viện chiến lược cho biết Ấn Độ đã miễn cưỡng quảng bá RCEP vì lo lắng về hàng Trung Quốc rẻ tiền ảnh hưởng đến các ngành sản xuất trong nước. "Thứ nhất, Ấn Độ lo lắng rằng sau khi ký hiệp định, nước này sẽ không thể ngăn các hàng hóa Trung Quốc rẻ tiền chảy vào nước mình và điều này sẽ gây nguy hiểm cho các ngành sản xuất trong nước".
Bên cạnh đó, thâm hụt thương mại của Ấn Độ với các thành viên khác của RCEP cũng là một lý do quan trọng khác. Ấn Độ lo ngại rằng các công ty trong nước sẽ trở nên kém cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp nước ngoài sau khi mở cửa thị trường, đặc biệt là trong các lĩnh vực dược phẩm và dệt may. Ngoài ra, Ấn Độ cũng lo ngại rằng các điều khoản RCEP về sở hữu trí tuệ và các dịch vụ sẽ không có lợi cho Ấn Độ, báo cáo của tổ chức tư vấn cho biết. "Ấn Độ đã đơn phương cản trở quá trình đàm phán gia nhập WTO nhiều lần do nước này vẫn lo lắng về sự thiếu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.
Tuy nhiên, RCEP có ý nghĩa rất quan trọng đối với Trung Quốc bởi vì nước này không là thành viên TPP. Trung Quốc cần thúc đẩy việc kết thúc các cuộc đàm phán RCEP và chuẩn bị cho việc Ấn Độ rút khỏi hiệp định này".

Long Giang
Nguồn: firstpost.com
 

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710834955