Thứ ba, 16-4-2024 - 20:11 GMT+7  Việt Nam EngLish 

RCEP: Các nước thành viên muốn Ấn Độ đáp lại đề nghị ưu đãi thuế quan 

 Thứ tư, 15-3-2017

AsemconnectVietnam - Ấn Độ đã nhận được những đề xuất có lợiđối với thương mại hàng hóa và dịch vụ trong vòng đàm phán cuối cùng tại Nhật Bản.

 
Các cuộc đàm phán gần đây đã giúp phá vỡ bế tắc trong hiệp định RCEP, tuy nhiên Ấn Độ cần phải cung cấp thông tin về đề nghị giảm thuế đối với hàng hóa và dịch vụ trước khi phiên họp tiếp theo diễn ra.
Ấn Độ nhận được nhiều lời đề nghị từ các quốc giavề việc cắt giảm thuế và nâng cao khả năng tiếp cận thị trường về thương mại hàng hóa và dịch vụ trong vòng cuối của cuộc đàm phán tổ chức tại Kobe, Nhật Bản vào tuần trước.
Một quan chức cao cấp của Bộ Thương mại cho biết: “Đã có sự khởi sắc đáng kể sau một giai đoạn bế tắc trong các cuộc đàm phán”. Chính phủ nước này đang xem xét các đề xuất, đặc biệt đối với Trung Quốc, các đề xuất có thể được đưa ra trong cuộc họp vào tháng 4 tại Philippines.
RCEP là một hiệp định thương mại tự do (FTA) bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và 6 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand). Các cuộc đàm phán chính thức bắt đầu vào cuối năm 2012, được kỳ vọng sẽ hoàn tất việc ký kết trước năm 2015.
Tại cuộc họp cấp bộ trưởng tại Lào vào tháng 8/2016, Ấn Độ đã đưa ra quyết định táo bạo bằng cách thay đổi đề xuất cắt giảm thuế quan theo hệ thống ba cấp độ (trong đó Ấn Độ sẽ giảm 80% thuế quan đối với các nước ASEAN, 65% đối với Hàn Quốc và Nhật Bản, 42,5% đối với Trung Quốc, Úc và New Zealand) thành một mức thuế duy nhất áp dụng cho tất cả các thành viên RCEP.
Tuy nhiên, nhằm tránh gây mất cân bằngthương mại, Ấn Độ đã đề xuất mức cắt giảm thuế riêng đối với Trung Quốc.
Thâm hụt thương mại hàng hóa giữa Ấn Độ và Trung Quốctăng từ 1,1 tỷ đô la trong năm 2003-2004 lên đến 52,7 tỷ đô la năm 2015-2016. Ngành thép trong nước và các ngành công nghiệp nặng lo ngại Trung Quốc sẽ sử dụng RCEP như một công cụ để tiếp cận thị trường.
Đối với Trung Quốc, số lượng các dòng thuế cắt giảm cũng như giai đoạn tiến dần đến việc loại bỏ hoàn toàn thuế quan đang được chính phủ Ấn Độ xem xét. Trước đó, Ấn Độ đã đề xuất cần thời gian 20-30 năm để loại bỏ hoàn toàn các dòng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, nhằm đảm bảo ngành công nghiệp Ấn Độ có đủ thời gian để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Ấn Độ rất quan tâm đến việc tiếp cận thị trường đối với ngành dịch vụ và đang nới lõng các biện pháp hạn chế trong ngành này. Đặc biệt, thúc đẩy đàm phán Thể thức 4, đề cập đến việc đưa các chuyên gia trong lĩnh vực dịch vụ di chuyển qua biên giới. Ấn Độ chỉ nhượng bộ ưu đãi thuế quan trong thương mại hàng hóa nếu các cuộc thảo luận về thương mại dịch vụ tiếp diễn.
Ngoài ra, hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tiếp tục ảnh hưởng đến các cuộc thảo luận của RCEP. Việc chính quyền tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi hiệp định TPP, có thể giúp Ấn Độ đẩy nhanh các cuộc đàm phán với các quốc gia vốn là thành viên của hiệp TPP như Nhật Bản, Úc, New Zealand. Các nước này kết hợp với các nước ASEAN nhằm đạt được những tiến bộ có ý nghĩa trong hiệp định RCEP trước năm 2017, cũng là mốc thời gian kỉ niệm 50 năm thành lập ASEAN. Năm 2016, Philippines, Indonesia và Thái Lan cũng tỏ ra quan tâm đến việc tham gia vào hiệp định TPP.
Đối với Ấn Độ, RCEP tạo ra một nền tảng ảnh hưởng đến chiến lược và kinh tế của nước này trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. RCEP dự kiến trở thành khối thương mại khu vực lớn nhất thế giới, chiếm gần 45% dân số toàn cầu với tổng sản lượng GDP là 21,3 nghìn tỷ USD, hiệp định sẽ hợp nhất các nền kinh tế lớn nhất thành một thỏa thuận thương mại khu vực.

Nguồn: hoinhap.org.vn

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710651958