Thứ bảy, 20-4-2024 - 19:41 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Đàm phán RCEP: Ấn Độ kêu gọi cân bằng giữa dịch vụ và hàng hóa  

 Thứ tư, 7-2-2018

AsemconnectVietnam - Ấn Độ thể hiện thái độ không vui trước đề nghị mới nhưng “chưa đủ” trong vấn đề dịch vụ từ các nước đối tác trong Hiệp định RCEP trong vòng thảo luận tại Indonesia trong tuần này.

“Đã có chút cải thiện khi các nước đưa ra các đề xuất mới cho lĩnh vự dịch vụ, nhưng mức độ mở cửa thị trường rất thấp so với những gì mà Ấn Độ mong muốn”, một nguồn tin cho biết. Hầu hết 15 nước còn lại trong RCEP, đặc biệt là nhóm 10 nước ASEAN, đã không đưa ra bất kỳ nhượng bộ đáng kể nào trong Phương thức 4 liên quan đến việc di chuyển của lao động và chuyên gia, mặc dù Ấn Độ đã nhiều lần thúc đẩy vấn đề này.
Các nước còn lại trong khối, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và New Zealand cũng chưa sẵn sàng trong vấn đề này.
“RCEP, hiệp định kêu gọi dỡ bỏ thuế quan cho hàng hóa, chỉ có ý nghĩa kinh tế với Ấn Độ khi Ấn Độ đạt được nhiều nhượng bộ trong lĩnh vực dịch vụ. Bởi vì việc giảm thuế hàng hóa sẽ có tác động ngay khi Hiệp định có hiệu lực, trong khi lợi ích mà ngành dịch vụ nhận được chỉ đến trong dài hạn, vì vậy, quan trọng là ngành dịch vụ phải có lợi ích đủ lớn để bù trừ thiệt thòi này. Đáp trả kiểu nửa mùa của các nước về vấn đề dịch vụ không giúp ích gì cho Ấn Độ”.
Tuy nhiên, khối ASEAN tỏ vẻ bình thản trước sự mất cân đối từ trước đến nay trong đàm phán giữa hàng hóa và dịch vụ. ASEAN đang gây sức ép để Ấn Độ chấp thuận miễn thuế cho hơn 90% mặt hàng nhập khẩu từ tất cả các nước thành viên trong Hiệp định, bao gồm Trung Quốc.
Hi vọng của ASEAN
Trong cuộc họp gần đây của ASEAN tại New Delhi, Indonesia đã thẳng thắn cho biết, ASEAN mong muốn Ấn Độ không cản trở nỗ lực kết thúc đàm phán RCEP trong năm nay.
Bộ trưởng thương mại Indonesia Enggartiasto Lukita đã phát biểu “Tôi tin Ấn Độ sẽ đứng về phía ASEAN để kết thúc RCEP trong năm nay và sẽ không làm chúng tôi thất vọng”.
Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Ấn Độ Suresh Prabhu chỉ rõ, Ấn Độ mong muốn kết quả đàm phán phải cân bằng giữa 3 trụ cột: hàng hóa, dịch vụ và đầu tư.
Trong vấn đề dịch vụ, Ấn Độ mong muốn, ít nhất các điều khoản về phương thức 4 trong FTA ASEAN-Úc-New Zealand cũng phải được đưa vào RCEP, nhưng ASEAN chưa sẵn sàng đồng ý đề xuất đó.
Hiệp định ASEAN-Úc-New Zealand tạo thuận lợi cho việc đi chuyển của thể nhân đang tiến hành hoạt động thương mại và đầu tư, minh bạch hóa và sắp xếp lại các thủ tục xin cấp thị thực nhập cảnh cho thể nhân thuộc diện tạm trú.
RCEP hướng đến thành lập một khối thương tự do lớn nhất trên thế giới, bao gồm 3.5 tỷ dân và 30% GDP toàn cầu.

Nguồn: hoinhap.org.vn
 

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710745075