Thứ bảy, 20-4-2024 - 4:51 GMT+7  Việt Nam EngLish 

 WTO

WTO: Mỹ đang áp các mức thuế trái quy định lên hàng hóa Trung Quốc 

 Thứ năm, 18-7-2019

AsemconnectVietnam - Theo báo cáo của WTO, Mỹ đã không tuân thủ đầy đủ phán quyết của tổ chức này và có thể đối mặt với các biện pháp trừng phạt của Trung Quốc nếu không bỏ các mức thuế không phù hợp với quy định.

Theo báo cáo ngày 16/7 của Ban Hội thẩm thuộc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Mỹ đã không tuân thủ đầy đủ phán quyết của tổ chức này và có thể đối mặt với các biện pháp trừng phạt của Trung Quốc nếu không dỡ bỏ các mức thuế không phù hợp với các quy định của WTO.
Nhất trí với các kết luận của Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO vào tháng 3/2018, báo cáo của Ban Hội thẩm cho rằng các biện pháp đối kháng mà Mỹ áp dụng với một số hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc là không phù hợp với các điều khoản trong Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO.
Theo Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ, phán quyết của WTO đồng ý với Mỹ rằng Trung Quốc đã cho phép các doanh nghiệp nhà nước hỗ trợ các công ty trong nước và bóp méo nền kinh tế, thông qua việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất với giá rất thấp. Tuy nhiên, phán quyết cũng cho biết, Mỹ đã tính toán sai mức thuế áp lên hàng hóa của Trung Quốc.
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ cho rằng kết luận của WTO đã không căn cứ vào các báo cáo của Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, các khảo sát kinh tế cũng như bằng chứng khách quan khác mà Mỹ đã dẫn ra. Theo phía Mỹ, phán quyết của WTO làm giảm hiệu quả các quy định của tổ chức này trong việc hạn chế sự hỗ trợ của Trung Quốc cho các doanh nghiệp, điều đã tác động tiêu cực đến người lao động và doanh nghiệp Mỹ cũng như bóp méo các thị trường trên toàn cầu.
Trong khi đó, Bộ Thương mại Trung Quốc cho rằng báo cáo trên cho thấy Mỹ đã nhiều lần lạm dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, khiến sự công bằng trong môi trường thương mại quốc tế bị tổn hại nghiêm trọng. 
Nếu Trung Quốc thực hiện các biện pháp trừng phạt, nước này sẽ phải khởi động một trình tự pháp lý mới để xác định mức độ thiệt hại về thương mại.
Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới bất đồng gay gắt về các vấn đề thương mại trong năm qua và các cuộc đàm phán nhằm đạt thỏa thuận đang diễn ra chậm hơn dự kiến.
Năm 2012, Trung Quốc đã kháng nghị WTO về việc Mỹ áp thuế chống trợ giá lên các hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc như các sản phẩm kim loại, tấm pin năng lượng Mặt Trời, tháp gió, xy-lanh thép và nhôm đùn, với kim ngạch 7,3 tỷ USD vào thời điểm đó./. 

Nguồn: vietnamplus.vn

  PRINT     BACK
 Pháp cam kết tài trợ 1 triệu EUR cho Cơ chế tài trợ nghề cá của WTO
 Các thành viên thảo luận về an ninh mạng, các sản phẩm kỹ thuật số vô hình, nêu lên hơn 60 mối quan ngại về thương mại
 WTO tổ chức Hội thảo trực tuyến xem xét cách thức hợp tác Nam - Nam, đa bên hỗ trợ các nền kinh tế đang phát triển
 Australia tài trợ 2 triệu AUD cho Cơ chế tài trợ nghề cá của WTO
 Các thành viên WTO tìm cách củng cố các nền kinh tế kém phát triển nhất LDC
 Báo cáo mới xem xét các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của WTO trong thời kỳ hậu đại dịch
 Argentina tiến hành các thủ tục để khởi kiện Mỹ lên WTO
 Đàm phán thương mại điện tử duy trì đà tích cực, tập trung vào các vấn đề chính
 Thành phố Hồ Chí Minh luôn coi Slovenia là một đối tác tiềm năng
 Quan chức WTO thăm Hàn Quốc, tìm cách khôi phục thương mại đa phương
 Thủ tướng: Việt Nam luôn chủ động, tích cực đẩy mạnh hội nhập quốc tế
 Tổng Giám đốc WTO gặp gỡ và đối thoại với các nữ doanh nhân Việt
 Các thành viên thúc đẩy công việc xác định, giải quyết các thách thức trong việc thực hiện hiệp định SPS
 Iceland chính thức chấp nhận Thỏa thuận về trợ cấp nghề cá, cam kết tài trợ 500.000 CHF
 Phó Tổng Giám đốc Paugam kêu gọi các bộ trưởng khai thác tiềm năng của WTO để thúc đẩy đổi mới nông nghiệp


© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710729974