Thứ bảy, 20-4-2024 - 1:26 GMT+7  Việt Nam EngLish 

 WTO

Mỹ và Ấn Độ đối mặt với việc tuân thủ quy định về năng lượng mặt trời trong WTO  

 Thứ hai, 27-3-2017

AsemconnectVietnam - Nguồn tin FE (Financial Express) cho hay Mỹ muốn Ấn Độ loại bỏ tất cả những ràng buộc trong các hồ sơ dự thầu về chương trình năng lượng mặt trời của quốc gia và để các hồ sơ dự thầu được tự do thả nỗi nhằm thu hút các nhà đầu tư quốc tế.

 
Ấn Độ cho biết rằng họ có thể tuân theo quy định của WTO chỉ khi được gắn với lợi ích tương lai của quốc gia về bảo vệ môi trường.
Bất đồng quan điểm nổi lên gay gắt giữa Mỹ và Ấn độ về việc tuân thủ quy định Tổ chức Kinh tế Thế giới (WTO) suốt năm qua đã dẫn đến việc loại trừ Ấn độ ra khỏi các chương trình về năng lượng mặt trời trong một cuộc họp đa phương của tổ chức kinh tế lớn nhất thế giới.
FE cung cấp thêm thông tin rằng Mỹ muốn Ấn Độ gở bỏ hết tất cả các hồ sơ dự thầu về chương trình năng lượng mặt trời và thả nổi chúng nhằm thu hút các chủ đầu tư quốc tế.
 Tuy nhiên, Ấn độ khẳng định rằng họ có thể thỏa hiệp với các quy định từ WTO nhưng chỉ khi lợi ích về bảo vệ môi trường và một số đề nghị khác được phê chuẩn (trước đó đã có những khán cáo chống lại phán quyết này và bị WTO từ chối vào tháng 9 năm ngoái). Hay nói cách khác, Ấn Độ không đồng loại bỏ những điều kiện này ngay bây giờ. Ấn Độ nhấn mạnh rằng họ đã tuân thủ phán quyết và đã ngừng phát hành các hồ sơ dự thầu năng lượng mặt trời với yêu cầu nội dung trong nước (DCR). Theo ước tính chính thức, khoảng 500 MW của các dự án năng lượng mặt trời (với quy định DCR), đang trong quá trình thực hiện, đã bị ảnh hưởng bởi phán quyết của WTO. Tuy nhiên, sẽ không có bất cứ thay đổi nào về các điều khoản và điều kiện đối với các dự án có mức năng lượng 3,000 MW khi các hồ sơ thầu đã được đưa ra trước đó và các hợp đồng mua bán dã được ký kết -  nguồn tin chính thức cho hay.
Trong nỗ lực thúc đẩy sản xuất nội địa, chính phủ ủy thác nguồn năng lượng bổ sung phụ thuộc vào các dự án năng lượng mặt trời cho các doanh nghiệp trong nước tham gia. Những doanh nghiệp sử dụng các ưu đãi để tham gia hợp pháp vào các hồ sơ thầu.
Hiện tại, Ấn Độ quyết định thúc đẩy ngành công nghiệp bằng những biện pháp phù hợp với điều khoản của WTO. Một quan chức cao cấp của Bộ Năng lượng mới và Năng lượng tái tạo nói, nếu chính phủ là chủ sở hữu của một dự án, thay vì các nhà đầu tư nước ngoài, thì điều đó sẽ dễ dàng  lựa chọn các thiết bị từ các nhà sản xuất trong nước. Vì vậy, các đề án đề về điện mặt trời 1.000 MW và 300 MW của khu vực trung ương và các cơ sở quốc phòng sẽ sử dụng các thiết bị sản xuất trong nước.
Ông Abhijit Das, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu WTO tại Viện Ngoại thương Ấn Độ, nói: "Tại thời điểm này, có nhiều cách khác nhau mà Ấn Độ có thể tuân thủ và Hoa Kỳ không có quyền đòi hỏi Ấn Độ phải tuân theo bằng một cách cụ thể nào. "
"Sau khi Ấn Độ hoàn thành quy trình tuân thủ, Hoa Kỳ có thể thành lập một hội đồng kiểm định (tại WTO) nếu cần thiết, để kiểm tra liệu Ấn Độ có tuân theo những quy định này hay không", ông nói thêm.
Ban đầu, có tới 50% dự án năng lượng mặt trời được dành cho đấu thầu dưới cơ chế DCR. Dần dần, với sự gia tăng khối lượng của các chương trình, tỷ lệ các thiết bị năng lượng mặt trời được ủy thác bởi DCR giảm xuống còn 10-15% trên tổng quy mô dự án.
Ông Gyanesh Chaudhary, Giám đốc điều hành của Công ty Vikram Solar, cho biết: "Để cải thiện nguồn năng mặt trời, Ấn Độ phải cạnh tranh với các nước như Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản có hiệu quả cao và cuộc chạy đua này đã được hỗ trợ bởi chính phủ về nặt tài chính và cũng như các kía cạnh pháp lý khác. Vì vậy, mặc dù năng lực sản xuất của Ấn Độ được cải thiện, nhưng so với nhu về năng lượng toàn cầu thì đây chỉ được xem là một kế hoạch. "Ông nói các mô-đun năng lượng nhập khẩu vẫn còn rẻ hơn 8-10% so với mô-đun trong nước.
Trong năm 2013, Mỹ đã đệ đơn khiếu nại trước WTO, rằng các chương trình năng lượng mặt trời của Ấn Độ đã vi phạm các quy tắc thương mại toàn cầu bằng cách phân biệt đối xử với các mô-đun năng lượng mặt trời nhập khẩu. Vào tháng 2 năm 2016, một Ủy ban của WTO đã phán quyết rằng, bằng cách áp đặt yêu cầu về nội dung trong nước, Ấn Độ đã vi phạm nghĩa vụ nghĩa vụ của mình. Tháng 9 năm 2016, Ấn Độ kháng cáo lên WTO về những phán quyết được đưa ra vào Tháng 2 trước đó. Xuất khẩu năng lượng mặt trời của Mỹ sang Ấn Độ đã giảm hơn 90% kể từ khi Ấn Độ đưa ra các quy định DCR, Mỹ đã tuyên bố.
Động thái của Hoa Kỳ đã khiến Ấn Độ phải chỉ ra những vi phạm ở một số điều khoản của WTO mà Mỹ đã cáo buộc. Theo đó, Ấn Độ vào tháng 9 đã đưa ra khiếu nại chống lại Hoa Kỳ tại WTO, lập luận rằng các tiểu bang Washington, California, Montana, Massachusetts, Connecticut, Michigan, Delaware và Minnesota bảo hộ ngành năng lượng tái tạo của họ với các khoản trợ cấp bất hợp pháp. Ấn Độ hiện đã yêu cầu Uỷ ban của WTO đưa ra phán quyết về vấn đề này sau khi các cuộc thảo luận với Hoa Kỳ không thành công.
Các nhà phân tích cho rằng sự hấp dẫn của thị trường Ấn Độ cho các nhà sản xuất năng lượng mặt trời toàn cầu là trọng tâm của các tranh chấp thương mại giữa hai quốc gia. Ấn Độ đang hướng tới mục đích tăng mạnh công suất năng lượng mặt trời đến 100 GW vào năm 2022 từ chỉ hơn 10 GW ở thời điểm hiện tại.

Nguồn: hoinhap.org.vn

  PRINT     BACK
 Thành phố Hồ Chí Minh luôn coi Slovenia là một đối tác tiềm năng
 Quan chức WTO thăm Hàn Quốc, tìm cách khôi phục thương mại đa phương
 Thủ tướng: Việt Nam luôn chủ động, tích cực đẩy mạnh hội nhập quốc tế
 Tổng Giám đốc WTO gặp gỡ và đối thoại với các nữ doanh nhân Việt
 Tổng Giám đốc Okonjo-Iweala kêu gọi ECOWAS khai thác thương mại để tăng trưởng bền vững
 Tổng Giám đốc WTO Okonjo-Iweala thăm Ghana, Bờ Biển Ngà và Kenya
 Timor-Leste nỗ lực thúc đẩy giai đoạn cuối trở thành thành viên WTO
 Canada cung cấp 1,4 triệu CAD cho Cơ chế tài trợ nghề cá của WTO
 Nhóm công tác về an ninh lương thực thảo luận về xây dựng khả năng chống chịu, thách thức về tài chính
 Canada cam kết tài trợ 700.000 CAD để tăng cường hệ thống an toàn thực phẩm của các nước đang phát triển
 WTO tăng cường nỗ lực giải quyết khủng hoảng an ninh lương thực
 Các thành viên tiếp tục thảo luận về việc mở rộng Quyết định TRIPS sang lĩnh vực điều trị và chẩn đoán
 Ủy ban môi trường thu hút sự tham gia rộng rãi của các thành viên, xem xét các đề xuất để tăng cường công việc
 Uzbekistan mang lại động lực mới cho các cuộc đàm phán gia nhập WTO
 Phó Tổng Giám đốc Zhang chào đón nhóm thực tập sinh mới từ các nước đang phát triển, LDCs tại trụ sở WTO


© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710726251