Thứ bảy, 20-4-2024 - 17:15 GMT+7  Việt Nam EngLish 

 WTO

Cần kịp thời gửi thông báo đầy đủ thực hiện thỏa thuận thuận lợi hóa thương mại WTO 

 Thứ tư, 12-2-2020

AsemconnectVietnam - Tại cuộc họp ngày 11/2/2020 của Uỷ ban về thuận lợi hoá thương mại, các thành viên WTO nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục minh bạch trong các thủ tục thương mại. Việc nhanh chóng gửi các thông báo liên quan đến việc thực thi hiệp định tạo thuận lợi thương mại (TFA) là rất quan trọng để gặt hái những lợi ích của hiệp định này.

Các thành viên WTO đã xem xét 43 thông báo nhận được kể từ cuộc họp Ủy ban cuối cùng vào tháng 10 năm 2019. Canada, Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Liên bang Nga và Mỹ một lần nữa nhắc nhở các thành viên nộp thông tin cho WTO về thời gian thực hiện, thủ tục giao dịch, điểm liên lạc và các chi tiết khác được yêu cầu theo thỏa thuận này. Mỹ nêu lại thời hạn chót vào ngày 22 tháng 2 đối với các nước kém phát triển (LDCs) để thông báo ngày chính xác sẽ thực hiện một số điều khoản TFA nhất định mà hiệp định này yêu cầu trong giai đoạn chuyển tiếp.
Hiệp định TFA hướng đến mục tiêu đẩy nhanh việc di chuyển, giải phóng và thông quan hàng hóa qua biên giới. Các nước đang phát triển và LDC có thể tự chỉ định những điều khoản nào họ sẽ thực hiện ngay lập tức (Loại A), sau giai đoạn chuyển tiếp (Loại B) hoặc sau khi nhận hỗ trợ xây dựng năng lực (Loại C) và thông báo các lựa chọn này trong các khung thời gian quy định. Các quốc gia phát triển được yêu cầu thực hiện tất cả các điều khoản của TFA kể từ khi bắt đầu có hiệu lực vào ngày 22 tháng 2 năm 2017.
Trong số 29 nước kém phát triển nhất được yêu cầu nộp thông báo loại B được đề cập ở trên vào ngày 22 tháng 2, Ban Thư ký WTO cho biết đã nhận được thông báo của 9 nước LDC. Thời hạn để các nước đang phát triển đưa ra thông báo tương tự đã có từ hai năm trước đây.
Theo một nghiên cứu năm 2015 do các nhà kinh tế của WTO thực hiện, việc thực thi đầy đủ hiệp định này được dự báo sẽ cắt giảm trung bình 14,3% chi phí thương mại của các thành viên. TFA cũng có khả năng giảm thời gian nhập khẩu hàng hóa hơn một ngày rưỡi và xuất khẩu hàng hóa gần hai ngày, tương ứng giảm 47% và 91% so với mức trung bình hiện tại.
Ban thư ký cũng báo cáo rằng 91% thành viên tương đương 49 thành viên WTO  đã phê chuẩn TFA trong khoảng ba năm kể từ khi hiệp định này có hiệu lực vào ngày 22 tháng 2 năm 2017 khi WTO vượt qua ngưỡng cần thiết của 110 thành viên phê chuẩn. Guinea, Burundi và Cabo Verde là những nước mới nhất phê chuẩn TFA kể từ cuộc họp Ủy ban cuối cùng.
Tính đến ngày 11 tháng 2, tỷ lệ hiện tại của các cam kết được thực hiện theo TFA là 64,7%. Chia nhỏ theo mức độ phát triển, điều này tương đương với tỷ lệ thực hiện 100% của các thành viên phát triển, 63,9% trong số các thành viên đang phát triển và 29,6% trong số các LDC.
Ủy ban cũng đã nghe các bài thuyết trình từ Chile, Ecuador, Ấn Độ, Morocco, Sri Lanka, Ukraine và Mỹ về kinh nghiệm trong việc thực hiện các điều khoản TFA. Mỹ đưa ra một đề nghị, được nhiều thành viên hoan nghênh để Ủy ban tiến hành các bước tiếp theo nhằm tận dụng việc chia sẻ kinh nghiệm, đặc biệt là thành lập Ủy ban tạo thuận lợi thương mại quốc gia. Đại diện Uỷ ban TFA của WTO, Chương trình Liên hợp quốc về thương mại và phát triển và Liên minh Toàn cầu về Tạo thuận lợi Thương mại đã cập nhật cho các thành viên về các dự án của họ hỗ trợ thực hiện TFA.
Vấn đề trung chuyển của Cộng hòa Kyrgyz
Tại cuộc họp, Cộng hòa Kyrgyz đã đặt ra câu hỏi về việc kiểm tra hải quan của Kazakhstan đối với hàng hóa quá cảnh từ Cộng hòa Kyrgyz qua Kazakhstan. Thứ trưởng Bộ Kinh tế Cộng hòa Kyrgyz Eldar Alisherov cho biết kể từ tháng 3 năm 2019, các cuộc kiểm tra của chính quyền Kazakhstan đã trì hoãn việc di chuyển hàng hóa quá cảnh từ Cộng hòa Slovak. Đáp lại, Kazakhstan cho biết các biện pháp của họ tuân thủ các quy định của WTO và cần thiết để đảm bảo khai báo hải quan chính xác. Kazakhstan lưu ý thêm rằng, vì cả hai quốc gia đều là thành viên của Liên minh kinh tế Á-Âu, họ nên sử dụng các cơ chế ở đó để giải quyết vấn đề.
Trung Quốc lên tiếng về virus corona
Trung Quốc đã lên tiếng kêu gọi các thành viên WTO tránh áp đặt các hạn chế thương mại không cần thiết trong bối cảnh dịch coronavirus đang diễn ra. Nước này cho rằng một phản ứng thái quá đối với vấn đề sức khỏe sẽ tác động đến không chỉ nền kinh tế Trung Quốc mà cả nền kinh tế thế giới và cũng bày tỏ sự đánh giá cao sự ủng hộ của các thành viên, hy vọng rằng tất cả sẽ hợp tác để giải quyết thách thức toàn cầu này.
Cuộc họp tiếp theo
Cuộc họp Ủy ban tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 19-20/5.

Long Giang
Nguồn: Vitic/ wto.org
 

  PRINT     BACK
 WTO tăng cường nỗ lực giải quyết khủng hoảng an ninh lương thực
 Nhật Bản tham gia cơ chế thay thế Ban Phúc thẩm của WTO
 Sự kiện về tiêu chuẩn khử cacbon thúc đẩy tính minh bạch và gắn kết trong ngành thép
 Các thành viên WTO thúc đẩy sự tham gia của các nước LDCs vào chuỗi cung ứng toàn cầu
 Đàm phán thương mại điện tử bước vào vòng cuối cùng, Cộng hòa Kyrgyzstan tham gia sáng kiến
 Các nước tham gia Đối thoại Nhựa chuẩn bị nền tảng để đạt được kết quả tại MC13
 Tổng Giám đốc WTO kêu gọi sự hỗ trợ của các Bộ trưởng các nước vùng Vịnh để thực hiện các kết quả MC12 và vạch ra lộ trình đến MC13
 Đồng Chủ tịch Nhóm không chính thức Thương mại và Giới trình bày dự thảo kế hoạch hoạt động cho năm 2023
 Phó Tổng Giám đốc Ellard: Công nghệ mang đến những thách thức và cơ hội cho tương lai của thương mại
 Phó Tổng Giám đốc González: “Cải cách WTO là thúc đẩy thương mại bền vững và toàn diện”
 Phó Tổng Giám đốc Ellard thảo luận về thành công của WTO, nhu cầu cải cách, mức độ phù hợp để giải quyết khủng hoảng khí hậu
 Xuất khẩu hàng trung gian tăng trưởng bền vững trong quý II/2022
 WTO ưu tiên cải cách hệ thống giải quyết tranh chấp thương mại
 Phó Tổng Giám đốc Ellard thảo luận về lợi ích của chủ nghĩa đa phương, rủi ro của chủ nghĩa đơn phương, cải cách WTO
 Các thành viên WTO nhất trí về Chương trình làm việc hỗ trợ hương mại giai đoạn 2023-2024


© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710742416