Thứ bảy, 20-4-2024 - 19:24 GMT+7  Việt Nam EngLish 

 WTO

Tổng hợp hoạt động của WTO trong tháng 7/2018 

 Thứ ba, 31-7-2018

AsemconnectVietnam - Trong tháng 7/2018, hoạt động của WTO có nhiều diễn biến đáng chú ý

Mỹ và Trung Quốc tiếp tục thể hiện các bất đồng tại WTO 
Ngày 26/7, các đại diện của Trung Quốc và Mỹ đã thể hiện quan điểm khác nhau về mô hình kinh tế của Trung Quốc tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Đại sứ Mỹ tại WTO Dennis Shea đã đưa ra một văn bản mang tên "Mô hình kinh tế của Trung Quốc phá vỡ thương mại" tại cuộc họp cuối cùng của WTO trước kỳ nghỉ Hè.
Đại sứ Mỹ tuyên bố: “Trung Quốc liên tiếp tự nhận là người bảo vệ trung thành đối với thương mại tự do và hệ thống thương mại toàn cầu, song thực tế Trung Quốc là nền kinh tế bảo hộ và vụ lợi nhất trên thế giới."
Ông Shea cáo buộc Trung Quốc gây tổn hại nghiêm trọng cho các đối tác WTO, khi không tuân thủ những quy định về thương mại tự do của WTO.
Trong khi đó, Đại sứ Trung Quốc tại WTO Trương Hướng Thần cho rằng Mỹ đang tìm cách phá hoại Trung Quốc và tấn công mô hình kinh tế của nước này nhằm chuyển hướng chú ý của dư luận khỏi Mỹ, tuy nhiên ông nhấn mạnh Bắc Kinh sẽ không bao giờ chấp nhận một loạt quy tắc thương mại mới của Mỹ.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Mỹ bất ngờ công bố danh sách hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá đến 200 tỷ USD sẽ bị đánh thuế sớm nhất là trong tháng Chín. Trung Quốc chỉ trích động thái của Mỹ là "hoàn toàn không thể chấp nhận," đồng thời khẳng định Bắc Kinh sẽ có biện pháp đáp trả.
Cùng ngày 26/7, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer cho biết Washington có kế hoạch theo đuổi các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với khu vực khu vực Nam sa mạc Sahara châu Phi và Đông Nam Á, trong đó khả năng với Philippines.
Phát biểu trước Tiểu ban phân bổ ngân sách Thượng viện Mỹ, ông Lighthizer bày tỏ ủng hộ ý tưởng về thỏa thuận thương mại với Philippines như là "một thỏa thuận tốt đẹp đầu tiên" tại khu vực. Ông Lighthizer cũng cho rằng các nước thuộc khu vực Nam sa mạc Sahara châu Phi cũng là ứng cử viên sáng giá cho các thỏa thuận thương mại song phương.
Về Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), ông Lighthizer cho biết Mỹ đang trong những giai đoạn cuối cùng của việc hoàn thiện thỏa thuận nhằm sửa đổi hiệp định gần 25 tuổi này. Theo ông Lighthizer, Mỹ, Canada và Mexico khả năng kết thúc đàm phán về NAFTA ngay trong tháng Tám tới.
 
Các nước thành viên WTO: Hỗ trợ cho các nước nghèo tham gia hoạt động thương mại vẫn ổn định
Ngày 3/7, các nước thành viên WTO ra thông báo cho biết hỗ trợ cho các dự án giúp các nước nghèo tích cực tham gia vào thương mại toàn cầu tiếp tục ổn định, các nước có thu nhập thấp nhận được nhiều sự hỗ trợ nhất tính theo mức bình quân đầu người. Bản thông báo cập nhật mới nhất đã được gửi đến Ủy ban thương mại và phát triển về hỗ trợ thương mại đang nhóm họp.
Ông Frans Lammersen, Quản trị viên chính của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển, cho biết khoản hỗ trợ thương mại trị giá 342 tỷ USD đã được giải ngân kể từ khi bắt đầu sáng kiến ​​năm 2006. Các ngành nhận được sự hỗ trợ nhiều nhất là vận chuyển và kho bãi ( 95 tỷ USD), sản xuất và cung cấp năng lượng (75 tỷ USD) và nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp (71 tỷ USD).
Các cam kết viện trợ đạt mức đỉnh 55 tỷ USD trong năm 2015 trước khi giảm nhẹ xuống còn 51 tỷ USD trong năm 2016. Tuy vậy, ông Lammersen cho rằng mức này vẫn cao hơn mức trung bình dài hạn, hỗ trợ cơ sở hạ tầng thương mại và năng lực sản xuất vốn tạo ra tăng trưởng mạnh kể từ đầu những năm 2000.
Trong điều kiện hiện nay, châu Á và châu Phi là các khu vực nhận viện trợ lớn nhất. Hầu hết các khoản hỗ trợ này được thực hiện dưới hình thức cho vay chứ không phải là trợ cấp. Điều này làm dấy lên những lo ngại về tính bền vững của những khoản nợ này đối với các nước tiếp nhận. Ông Lammersen lưu ý rằng, về tổng thể, hầu hết các nguồn tài chính cho phát triển ngày càng có xu hướng thông qua thị trường tài chính tư nhân và các nước có thu nhập trung bình cao thường được nhận nhiều nhất về giá trị tuyệt đối. Nếu tính trên cơ sở bình quân đầu người, các nước thu nhập trung bình thấp lại được nhận nhiều nhất.
Liên quan đến Viện trợ phát triển chính thức (ODA), phần hỗ trợ cho thương mại trong phân bổ tổng vốn ODA tiếp tục tăng đều đặn và hiện chiếm gần 40% tổng vốn ODA, ông Lammersen cho biết thêm.
Sáng kiến ​​hỗ trợ thương mại do WTO khởi xướng khuyến khích các Chính phủ các nước đang phát triển và các nhà tài trợ công nhận vai trò thúc đẩy phát triển của thương mại. Đặc biệt, Sáng kiến này ​​tìm cách huy động các nguồn lực để giải quyết các khó khăn liên quan đến thương mại mà các nước đang phát triển và kém phát triển nhất phải đối mặt.
Chủ tịch Ủy ban Thương mại và Phát triển, Đại sứ Ecuador tại WTO Diego Aulestia lưu ý rằng chủ đề của Sáng kiến hỗ trợ thương mại hiện tại là "Hỗ trợ đa dạng hóa kinh tế và thúc đẩy sự phát triển bền vững, thông qua viện trợ thương mại". Các thành viên WTO đã tổng hợp, cung cấp các hoạt động, kết quả nổi bật như tổ chức hội thảo, đưa ra đánh giá toàn cầu tiếp theo về viện trợ thương mại vào giữa năm 2019 và tiến hành rà soát các thành tựu của các khoản viện trợ thương mại.
Nam Phi, nước đại diện nhóm các thành viên WTO châu Phi, khẳng định nhóm các nước thành viên WTO châu Phi đồng ý với các thành viên trong việc cải thiện chương trình làm việc, phản ánh ngày càng nhiều ưu tiên và khó khăn của các nước thành viên đang phát triển, đặc biệt là các nước kém phát triển nhất. Nhóm cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của quy mô các công việc đã được lên kế hoạch.
Các ngân hàng phát triển đa phương, cụ thể là Ngân hàng Phát triển Châu Á, Ngân hàng Phát triển Hồi giáo và Ngân hàng Thế giới, đã liên tục có các hoạt động hỗ trợ thương mại. Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc, Khuôn khổ hội nhập tăng cường và Trung tâm thương mại quốc tế hỗ trợ cho các hoạt động liên quan đến thương mại liên tục tổ chức các bài thuyết trình trong khi Ban Thư ký WTO báo cáo về các hoạt động của Cơ chế tiêu chuẩn và phát triển thương mại.
Kazakhstan sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng WTO tiếp theo
Ngày 26/7, tại cuộc họp Đại hội đồng WTO, cácnước thành viên WTO đã chấp nhận lời đề nghị của Kazakhstan được đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 12 (MC12) tại thủ đô Astana vào năm 2020, đánh dấu lần đầu tiên một Hội nghị Bộ trưởng WTO diễn ra tại khu vực Trung Á.
Theo kế hoạch, Hội nghị MC 12 sẽ tổ chức vào tháng 6 năm 2020 nhưng ngày giờ cụ thể chưa được xác định. Các đại biểu tham dự Hội nghị này là các Bộ trưởng thương mại và các quan chức cấp cao khác từ 164 thành viên WTO.
“Đề nghị đăng cai tổ chức MC12 của Kazakhstan thể hiện niềm tin mạnh mẽ của nước này vào hệ thống thương mại đa phương", Tổng Giám đốc WTO Roberto Azevêdo khẳng định, “Tôi cám ơn Chính phủ Kazakhstan đã đưa ra lời đề nghị đăng cai tổ chức. Lời đề nghị này đến từ một trong những thành viên WTO mới nhất cho thấy sức mạnh của hệ thống thương mại đa phương hiện nay của WTO".
Kazakhstan gia nhập WTO vào năm 2015 và chỉ có Afghanistan và Liberia mới gia nhập gần đây hơn - vào năm 2016.
Đại sứ Kazakhstan tại WTO, bà Zhanar Aitzhanova, đã bày tỏ lòng biết ơn chân thành của bà đối với niềm tin các nước thành viên WTO dành cho Kazakhstan. Đây là một vinh dự lớn cho một đất nước độc lập non trẻ và thành viên mới gia nhập để tổ chức một hội nghị quan trọng như vậy. Chúng tôi sẵn sàng đóng góp để giải quyết tất cả các vấn đề nổi cộm nhằm đảm bảo kết quả đáng kể tại MC12".
Hội nghị Bộ trưởng là cơ quan ra quyết định hàng đầu của WTO và Hiệp định Marrakesh về thành lập tổ chức WTO nêu rõ các thành viên WTO tổ chức Hội nghị Bộ trưởng ít nhất hai năm một lần.
Hội nghị Bộ trưởng WTO gần đây nhất (MC11) đã được tổ chức tại Buenos Aires vào tháng 12 năm 2017.
Tổng Giám đốc Azevêdo: Đây là thời điểm thảo luận về thương mại và hệ thống giao dịch
Ngày 24/7, tại cuộc họp tất cả các nước thành viên WTO, Tổng Giám đốc WTO Roberto Azevêdo cho rằng sự căng thẳng ngày càng tăng trong quan hệ thương mại toàn cầu đang tạo ra sự bất ổn đối với hệ thống kinh tế. Việc mọi người tin vào hệ thống thương mại hiện tại là một điều tốt, giúp phần nào giải quyết những bất ổn này.
Tổng Giám đốc Roberto Azevêdo cho biết:
“Các nước thành viên nhận thức rõ về cuộc khủng hoảng ngày càng tăng trong thương mại toàn cầu. Căng thẳng đang gia tăng. Các biện pháp mới đang được công bố với tần suất ngày càng nhiều. Các nước đang thực sự chăm chú dõi theo sự leo thang căng thẳng mà chúng ta đang thấy. Dù chúng ta có gọi đó là một cuộc chiến tranh thương mại hay không chắc chắn những phát đạn đầu tiên đã bị bắn ra. Căng thẳng tiếp tục leo thang sẽ có nguy cơ tác động kinh tế lớn, đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với việc làm, tăng trưởng và phục hồi kinh tế ở tất cả các nước. Ngoài ra còn có một tác động hệ thống tiềm tàng, đặt ra một mối đe dọa lớn hơn trong dài hạn, đặc biệt là nếu các quốc gia bắt đầu chấp nhận điều này như là thực tế bình thường mới.
“Tình hình hiện nay đòi hỏi một phản ứng khẩn cấp. Chúng tôi có nhiệm vụ giúp giải quyết những vấn đề này và cảnh báo mọi người về những rủi ro và hậu quả tiềm tàng. Đó là những việc tôi đã và đang cố gắng thực hiện. Tôi đã tham vấn với các nước thành viên về những vấn đề này và đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo, các Bộ trưởng - thúc giục đối thoại và tìm kiếm các bước đi mới để giải quyết tình hình hiện tại. Tôi cũng đã thảo luận với nhiều cơ quan khác - chẳng hạn như Nghị viện, Hiệp hội, các nhóm tư vấn chính sách và các hãng truyền thông - để nâng cao nhận thức và hiểu thêm về những gì đang đe dọa chúng ta. Thương mại đi vào tất cả các mặt trong cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, tôi kêu gọi những người tin tưởng rằng thương mại là một lực lượng thì bây giờ chính là lúc lên tiếng thể hiện.
“Theo một số phương diện, tôi thực sự cho rằng chúng ta có thể thấy một số tiến bộ. Các nhà lãnh đạo ngày càng nhận thức được và tham gia vào các vấn đề của WTO - theo cách mà tôi chưa từng thấy trước đây. Có sự tham gia mới của nhiều nước thành viên về các vấn đề mang tính hệ thống, tập trung hơn vào WTO và làm thế nào để cải cách tổ chức này. Tôi cho rằng điều này có thể là tích cực - và có khả năng giúp chúng ta tìm ra một con đường thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện tại”.
Tổng Giám đốc WTO cũng nhấn mạnh các bên cần giải quyết sự bế tắc trong việc bổ nhiệm các thẩm phán của Cơ quan Phúc thẩm, điều rất quan trọng trong tình hình khẩn cấp hiện nay.
Tỷ lệ các biện pháp hạn chế thương mại của các nền kinh tế G20 tăng gấp đôi so với giai đoạn trước
Báo cáo giám sát thứ 19 của WTO về các biện pháp hạn chế thương mại của nhóm G20 trong giai đoạn từ giữa tháng 10/2017 đến giữa tháng 5/2018, được ban hành vào ngày 4/ 7/2018 cho thấy các biện pháp hạn chế thương mại mới từ các nền kinh tế G20 đã tăng gấp đôi so với giai đoạn trước đó. Báo cáo cũng cho thấy các nền kinh tế G20 tiếp tục thực hiện các biện pháp tạo điều kiện thương mại nhưng với tỷ lệ tăng nhẹ. Theo Tổng Giám đốc WTO Roberto Azevedo, các phát hiện của báo cáo này là 'mối quan tâm thực sự' đối với cộng đồng quốc tế.
Tổng cộng có 39 biện pháp hạn chế thương mại mới được các nền kinh tế G20 áp dụng trong giai đoạn xem xét, bao gồm tăng thuế quan, thủ tục hải quan chặt chẽ hơn, áp thuế xuất khẩu. Điều này tương đương với mức trung bình gần sáu biện pháp hạn chế mỗi tháng, cao hơn đáng kể so với mức ba biện pháp được thống kê trong giai đoạn xem xét trước đó.
Các nền kinh tế G20 cũng thực hiện 47 biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại trong giai đoạn rà soát, bao gồm xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế, thủ tục hải quan xuất nhập khẩu. Với mức trung bình gần bảy biện pháp hỗ trợ thương mại mỗi tháng, điều này cao hơn một chút so với sáu biện pháp được ghi nhận trong giai đoạn báo cáo trước đó (giữa tháng 5 đến giữa tháng 10 năm 2017).
Đáng chú ý là mức độ kim ngạch thương mại được hưởng lợi từ các biện pháp thúc đẩy thương mại được các nền kinh tế G20 thực hiện (82,7 tỷ USD) vượt quá kim ngạch thương mại của các biện pháp hạn chế nhập khẩu (74,1 tỷ USD), nhưng xấp xỉ một nửa kim ngạch thương mại được áp dụng các biện pháp này trong cùng kỳ năm 2016-17. Kim nghạch thương mại của các biện pháp hạn chế nhập khẩu lớn hơn một lần rưỡi so với cùng kỳ năm 2016-17.
Bình luận về báo cáo, Tổng Giám đốc WTO Roberto Azevêdo nói:
“Sự gia tăng đáng kể các biện pháp hạn chế thương mại mới trong các nền kinh tế G20 là mối quan tâm thực sự đối với cộng đồng quốc tế. Các biện pháp hạn chế thương mại bổ sung đã được công bố trong các tuần kể từ giai đoạn báo cáo này và do đó sự suy giảm trong quan hệ thương mại có thể thậm chí còn tồi tệ hơn mức được ghi nhận ở đây. Sự leo thang liên tục này đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với tăng trưởng và phục hồi kinh tế ở tất cả các quốc gia và chúng tôi đang bắt đầu thấy điều này được phản ánh trong một số chỉ số hướng tới tương lai. Tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo G20 thể hiện sự kiềm chế trong việc áp dụng các biện pháp mới và khẩn trương hủy bỏ tình hình. Tôi sẽ tiếp tục làm việc với chính phủ G20 và tất cả các thành viên Tổ chức thương mại thế giới WTO cho đến khi vấn đề này được giải quyết”.
Về các biện pháp hạn chế thương mại và so với giai đoạn trước, giai đoạn xem xét đã tăng nhẹ khi các nền kinh tế G20 khởi xướng các cuộc điều tra thương mại và dẫn đến làm tăng đáng kể các biện pháp hạn chế thương mại. Việc khởi xướng các cuộc điều tra hạn chế thương mại chiếm khoảng một nửa (49%) các biện pháp thương mại được ghi nhận trong đó các cuộc điều tra chống bán phá giá chiếm gần 80% tổng số các biện pháp hạn chế thương mại. Kim nghạch thương mại do các biện pháp này tác động là 52,3 tỷ USD và cao hơn đáng kể so với hai báo cáo G20 trước đây. Phạm vi thương mại của các biện pháp khắc phục hậu quả thương mại được ghi nhận trong giai đoạn xem xét ước tính khoảng 6,2 tỷ USD. Các biện pháp này không được phân loại là hạn chế thương mại trong báo cáo này.
Các lĩnh vực chính bị ảnh hưởng bởi các biện pháp hạn chế thương mại trong giai đoạn rà soát là sắt thép, nhựa và các sản phẩm của đi kèm, xe cộ, các bộ phận và phụ tùng, các sản phẩm sắt và thép.
Các nền kinh tế G20 là Argentina, Úc, Braxin, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mexico, Liên bang Nga, Ả Rập Xê Út, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu.
Phát hiện chính
Báo cáo này bao gồm các biện pháp thương mại mới và các biện pháp liên quan đến thương mại được thực hiện bởi các nền kinh tế G20 từ ngày 16 tháng 10 năm 2017 đến ngày 15 tháng 5 năm 2018. Điều đó cho thấy một số xu hướng quan trọng trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu. Trong khi các nền kinh tế G20 tiếp tục thực hiện các biện pháp thúc đẩy thương mại, xu hướng đáng lo ngại hơn trong giai đoạn này là sự gia tăng các biện pháp hạn chế thương mại đã đến vào thời điểm gia tăng căng thẳng thương mại và các ngôn từ liên quan. Điều này nên được cộng đồng quốc tế thực sự quan tâm.
Các nền kinh tế G20 đã áp dụng 39 biện pháp hạn chế thương mại mới trong giai đoạn xem xét, bao gồm tăng thuế quan, thủ tục hải quan chặt chẽ hơn, áp thuế xuất khẩu. Điều này tương đương với mức trung bình gần sáu biện pháp hạn chế mỗi tháng, cao hơn đáng kể so với ba biện pháp được ghi lại trong giai đoạn xem xét trước đó.
Các nền kinh tế G20 cũng thực hiện 47 biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại trong giai đoạn rà soát, bao gồm giảm thuế, thủ tục hải quan xuất nhập khẩu đơn giản. Với mức trung bình gần bảy biện pháp hỗ trợ thương mại mỗi tháng, cao hơn một chút so với sáu biện pháp được ghi nhận trong giai đoạn trước.
Mức độ thương mại ước tính của các biện pháp hỗ trợ nhập khẩu (82,7 tỷ USD) cao hơn so với các biện pháp hạn chế nhập khẩu (74,1 tỷ USD) trong giai đoạn rà soát, nhưng xấp xỉ một nửa mức độ thương mại được báo cáo cho các biện pháp này trong cùng kỳ năm 2016 -17. Hơn nữa, độ bao phủ thương mại của các biện pháp hạn chế nhập khẩu lớn hơn một lần rưỡi so với cùng kỳ năm 2016-17.
Các biện pháp khắc hạn chế thương mại trong giai đoạn xem xét đã tăng nhẹ trong các cuộc điều tra của các nền kinh tế G20 và tăng đáng kể các biện pháp tạm thời so với giai đoạn trước. Các vụ việc khởi xướng các cuộc điều tra khắc phục thương mại chiếm gần một nửa (49%) tất cả các biện pháp thương mại được ghi nhận trong giai đoạn xem xét. Kim nghạch thương mại của các biện pháp hạn chế thương mại được ghi nhận trong Báo cáo này ước tính là 52,3 tỷ USD và cao hơn đáng kể so với hai Báo cáo G20 trước đó. Kim ngạch thương mại của các biện pháp hạn chế thương mại tạm thời được ghi nhận trong giai đoạn xem xét ước tính khoảng 6,2 tỷ USD.
Tại một thời điểm mà nền kinh tế toàn cầu cuối cùng cũng bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng kinh tế bền vững sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, sự không chắc chắn được tạo ra từ sự gia tăng các hành động hạn chế thương mại có thể cản trở sự phục hồi kinh tế. Hệ thống giao dịch đa phương được xây dựng để có các công cụ giải quyết những vấn đề như vậy. Tuy nhiên, sự leo thang hơn nữa có thể mang những rủi ro tiềm tàng lớn cho chính hệ thống. Khả năng phục hồi kinh tế và chức năng của hệ thống giao dịch đa phương khi đối mặt với những thách thức này sẽ phụ thuộc vào từng thành viên. Các nền kinh tế G20 phải sử dụng tất cả các phương tiện để xử lý tình trạng này và đẩy mạnh phục hồi thương mại.
Phó Tổng Giám đốc WTO Wolff: "một cuộc khủng hoảng có thể mang lại các kết quả tốt"
Ngày 6/7, phát biểu tại Chương trình mùa hè Geneva của Đại học Mỹ, Phó Tổng Giám đốc WTO Alan Wolff cho biết cần các nước thành viên WTO, doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ cần đầu tư lớn để xây dựng một hệ thống thương mại đa phương tốt hơn. Trong khi hệ thống thương mại đa biên hiện đang gặp khó khăn nghiêm trọng, kinh nghiệm quá khứ đã chỉ ra rằng "khủng hoảng có thể mang lại kết quả tốt". Dưới đây là toàn văn bài phát biểu của ông:
Tương lai của WTO rất sáng sủa.
Ở phía tây bắc của Tây Ban Nha có Nhà thờ Santiago de Compostela, một nơi linh thiêng, là điểm đến của những người hành hương. Những con đường mà những người hành hương đi bộ có độ dài khác nhau, trong phạm vi từ 300km đến 800km.
Ba phần tư cuối thế kỷ qua, chính sách thương mại đã là một cuộc hành hương, giống như đi bộ trên đường đến Nhà thờ Santiago de Compostela. Trong trường hợp cuộc hành hương thương mại, Nhà thờ của chúng tôi – thương mại tự do và công bằng, loại bỏ tất cả các rào cản thương mại tại biên giới quốc gia – chưa đạt được.
Tuyến đường khó khăn nhất đến Santiago de Compostela là Camino Primitivo. Theo mô tả được đăng tải trên website: "Con đường này bao gồm một loạt các đoạn lên xuống liên tục liên tục bao gồm những con đường mòn rừng, con đường đất, đá hoặc một số đoạn được rải nhựa”.
Trong chính sách thương mại, chúng tôi đã đi một con đường Camino Primitivo ảo, bao gồm việc cắt giảm các mức thuế năm 1930, lần đầu tiên thông qua các thỏa thuận tự do hóa thương mại song phương, sau đó tạo ra GATT và sau đó, xóa bỏ dần các hàng rào thương mại phi thuế quan thông qua các thỏa thuận đa phương, bổ sung các quy tắc và cuối cùng thành lập Tổ chức thương mại thế giới WTO và ký kết các hiệp định.
Chúng tôi đã tìm mọi cách để tới được Nhà thờ thương mại nhưng chưa thành công, hướng tới một thị trường chung thống nhất như EU. Tuy vậy, chúng tôi đã đi được một khoảng cách đáng kể dọc theo con đường hướng tới tiêu chuẩn vàng này cho thương mại.
Theo như tôi biết, không ai tuyên bố vì con đường Camino Primitivo gian khổ mà quay lưng lại với Nhà thờ Santiago de Compostela.
Tôi là một người tin tưởng vào vòng cung lịch sử AOH, có nghĩa là không thể tránh khỏi xu hướng chuyển sang thương mại tự do và công bằng hơn. Sẽ có những chuyến khởi hành mới, có dự dao động với dung sai có thể lớn nhưng lợi ích quốc gia sẽ đòi hỏi có một bộ quy tắc mạnh mẽ trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới.
Tuy nhiên, có thể thấy AOH, vòng cung của lịch sử, hoàn toàn không đáng tin cậy trong ngắn hạn và chúng ta cần những nỗ lực phi thường để giữ mọi việc đi đúng xu hướng.
Vậy làm thế nào để chúng ta có thể tiến lên phía trước?
Các thành viên và Ban thư ký Tổ chức thương mại thế giới WTO cần tăng tính minh bạch của tất cả các rào cản và các biện pháp làm méo mó thương mại. Điều này có nghĩa là sự thật thực tế về dòng chảy thương mại cần phải được làm rõ ràng cho tất cả mọi người cùng biết.
 Các thành viên và Ban thư ký WTO cần phải tăng cường hiểu biết về mối quan tâm của từng thành viên WTO.
Các thành viên cần phải tăng cường sự tuân thủ của họ với các nghĩa vụ hiện hành của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Điều này sẽ làm gia tăng sự tin cậy giữa các nước thành viên, nếu không có sự tin cậy này thì các vòng đàm phán mới đều khó có thể thành công.
Tất nhiên để đạt được tiến bộ thì cần có các nỗ lực chính trị.
Hệ thống giao dịch thế giới được xây dựng dựa trên những đóng góp của từng nước. Điều này có nghĩa là vượt ra ngoài các giao dịch hoán đổi đối ứng "tôi sẽ giảm thuế quan nếu bạn giảm thuế quan". Cần có sự đầu tư của các thành viên trong chính hệ thống giao dịch, mà tôi nghĩ bây giờ lại là trọng tâm của các chính phủ thành viên Tổ chức thương mại thế giới WTO.
Đầu tư lớn hơn vào hệ thống giao dịch cũng là điều khu vực tư nhân, các doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ.
Thông qua các bước thay đổi này, hệ thống giao dịch thế giới có thể được cải thiện tốt hơn.
Hiện nay hệ thống giao dịch thế giới đang bị uy hiếp nghiêm trọng kể từ đầu những năm 1930 nhưng một cuộc khủng hoảng có thể mang lại kết quả tốt:
Các mức thuế năm 1930 đưa vào chương trình thỏa thuận thương mại đối ứng của Mỹ năm 1934
Chiến tranh thế giới thứ hai mang đến Bretton Woods, ITO và bây giờ là GATT và Tổ chức thương mại thế giới WTO.
Một mức thuế 10% đơn phương của Hoa Kỳ đánh lên hàng nhập khẩu vào năm 1971 đã dẫn đến hệ thống tiền tệ quốc tế hiện tại với tỷ giá hối đoái thả nổi và trong các thỏa thuận cắt giảm rào cản phi thuế quan của Tokyo - TBT, GPA và định giá Hải quan.
Đây là thời điểm "lên men". Từ điển cung cấp từ đồng nghĩa cho "lên men", có thể có nghĩa là "tình trạng lộn xộn", nhưng cũng có nghĩa là "những thứ bị khuấy động". Cả hai dường như đang xảy ra. Quá trình lên men có thể dẫn đến rượu vang hảo hạng. Thách thức đối với các thành viên của WTO là làm ít nhất một loại rượu vang có thể chấp nhận được.
Đó là trách nhiệm của thế hệ chúng ta để lại một hệ thống giao dịch thế giới tốt hơn cái mà chúng ta kế thừa. Tôi tin rằng tất cả những nước thành viên trong chương trình có liên quan đến Tổ chức thương mại thế giới WTO đều muốn thực hiện nghĩa vụ đó.
Nhưng nó sẽ tùy thuộc vào thế hệ của bạn:
Để làm cho thương mại tự do hơn và công bằng hơn,
Để thúc đẩy hoạt động thương mại hơn nữa,
Để đảm bảo rằng các lợi ích được phổ biến hơn và chi phí được phân bổ công bằng hơn.
Để làm nhiều hơn cho hành tinh - cho không khí, nước, đất.
Để đối phó với những đột phá hơn nữa trong công nghệ và
Để lại cho các thế hệ kế tiếp một hệ thống giao dịch đa phương tốt hơn hệ thống bạn kế thừa.
Mục đích của cuộc sống, cuộc sống của chúng ta và của bạn, là tạo nên sự khác biệt.

WTO phát hành ấn phẩm thống kê 2018 hàng đầu của mình
Ngày 30/7, Tổ chức thương mại thế giới WTO đã phát hành các ấn phẩm thống kê mới nhất hàng năm của mình: Đánh giá thống kê thương mại thế giới, Hồ sơ thương mại và Hồ sơ thuế quan thế giới.
Đánh giá thống kê thương mại thế giới 2018 xem xét các xu hướng mới nhất trong thương mại toàn cầu, với phân tích sâu về những gì đang được giao dịch trong hàng hóa và dịch vụ và những bên tham gia chính là ai. Đánh giá cũng xem xét hiệu suất của các nền kinh tế đang phát triển, những tiến bộ mới nhất trong các hiệp định thương mại khu vực, các thuật ngữ giá trị gia tăng và thương mại kỹ thuật số.
Phần phát triển chính sách thương mại của Đánh giá này cung cấp dữ liệu về các biện pháp hạn chế thương mại và tạo điều kiện thuận lợi do các thành viên WTO thực hiện, các cam kết với sáng kiến ​​Hỗ trợ thương mại và thực hiện Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO, đồng thời cũng xem xét những phát triển mới nhất trong tài chính thương mại và kết quả của Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 11 được tổ chức vào cuối năm 2017.
Các chương phân tích bao gồm hơn 60 bảng cung cấp một phân tích chi tiết về thương mại hàng hóa và thương mại của các loại dịch vụ.
Dữ liệu thương mại hàng hóa trong Đánh giá thống kê thương mại thế giới được phối hợp với Cơ quan Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) trong khi dữ liệu dịch vụ thương mại được phối hợp cùng với UNCTAD và Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC).
Hồ sơ thương mại 2018 cung cấp một loạt các chỉ số quan trọng về thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ của 197 nền kinh tế, nêu bật sự phân tích xuất khẩu và nhập khẩu cho mỗi nền kinh tế cũng như các đối tác thương mại chính của họ. Đối với mỗi nước, dữ liệu được trình bày theo định dạng hai trang tiện dụng, cung cấp tổng quan ngắn gọn về thương mại toàn cầu.
Hồ sơ thuế quan thế giới 2018, một ấn phẩm chung của WTO, ITC và UNCTAD, cung cấp thông tin toàn diện về thuế quan và các biện pháp phi thuế quan được hơn 170 quốc gia và lãnh thổ hải quan áp dụng. Dữ liệu thuế quan được trình bày trong các bảng so sánh và trong hồ sơ một trang cho mỗi nền kinh tế. Thống kê về các biện pháp phi thuế quan theo quốc gia và theo nhóm sản phẩm bổ sung dữ liệu về thuế quan.
Hồ sơ thuế quan thế giới cũng bao gồm một chủ đề đặc biệt phân tích về cách các nước kém phát triển sử dụng thuế suất ưu đãi được các đối tác thương mại dành cho các mặt hàng xuất khẩu của họ.
Ba ấn phẩm có thể được tải xuống từ trang web của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Phiên bản tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha sẽ có sẵn để tải xuống vào cuối tháng 8. Bản in sẽ có vào tháng 9.
Dữ liệu bổ sung có sẵn thông qua trang web thống kê của Tổ chức thương mại thế giới WTO, cơ sở dữ liệu thống kê của WTO và ứng dụng dữ liệu trực tuyến về thương mại quốc tế và tiếp cận thị trường. Cập nhật thêm về xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa sẽ có sẵn trực tuyến vào cuối tháng 10.
WTO cũng cung cấp dữ liệu thương mại ngắn hạn thông qua trang web thống kê của WTO.
WTO: Chủ nghĩa bảo hộ gây phương hại lớn đến kinh tế toàn cầu  
Ngày 25/7, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Roberto Azevedo cảnh báo những hậu quả lớn của các biện pháp đáp trả bằng thuế quan giữa các nền kinh tế hàng đầu thế giới dù chưa nhìn thấy ngay song sẽ xảy đến trong tương lai và phương hại kinh tế toàn cầu.
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, trong cuộc họp báo tại trụ sở Liên hợp quốc, ông Azevedo bày tỏ quan ngại rằng những hàng rào thương mại có thể trở thành một trạng thái “bình thường mới” trong quan hệ thương mại quốc tế. Điều này đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải có lời đáp khẩn cấp.
Những tuyên bố của Tổng Giám đốc WTO được đưa ra trong bối cảnh 164 quốc gia thành viên WTO vừa công bố một báo cáo cho hay các biện pháp hạn chế thương mại đang gia tăng trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang giữa các nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ông Azevedo nhấn mạnh tác động tiêu cực của các biện pháp ngăn cản tự do thương mại đang được áp dụng dù chưa thấy được ngay song sẽ tới.

Báo cáo của WTO cho biết trong giai đoạn từ giữa tháng 10/2017 đến giữa tháng 5/2018, các nước thành viên WTO đã áp đặt 75 biện pháp hạn chế thương mại mới, tức trung bình mỗi tháng có 11 biện pháp được đưa ra. Con số này của giai đoạn cùng kỳ 2016-2017 là 9.
Hiện WTO cũng đang đối mặt với sức ép cải tổ khi những quy định của tổ chức này đã không còn đáp ứng được sự thay đổi nhanh chóng của thực tiễn thương mại thế giới đã thay đổi nhanh chóng.
 
Báo cáo WTO: Trong 7 tháng vừa qua, các nước G20 đã áp đặt 39 biện pháp hạn chế thương mại mới  
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết rằng trung bình mỗi nước G20 áp dụng khoảng 6 biện pháp hạn chế thương mại mỗi tháng, cao hơn đáng kể so với giai đoạn trước đó, là khoảng 3 biện pháp mỗi tháng.
Theo một báo cáo của WTO cho biết: Các thành viên G20, bao gồm cả Ấn Độ và Mỹ, đã áp dụng 39 biện pháp hạn chế thương mại mới như tăng thuế nhập khẩu, siết chặt các thủ tục hải quan trong thời gian 7 tháng, tính từ giữa tháng 10 năm ngoái đến giữa tháng 5 năm nay. G20 là một nhóm các nước phát triển và đang phát triển, bao gồm các nước như Pháp, Anh, Đức, một số nước EU khác, Úc, Brazil, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ.
Báo cáo cũng cho hay các biện pháp hạn chế thương mại trong nền kinh tế G20 đã tăng gấp đôi so với giai đoạn trước đó.
Tổ chức Thương mại Thế giới cho biết rằng trung bình các nước G20 áp dụng khoảng 6 biện pháp hạn chế thương mại mỗi tháng, cao hơn đáng kể so với giai đoạn rà soát trước đó, là khoảng 3 biện pháp mỗi tháng.
Tổng giám đốc WTO, Roberto Azevedo cho biết sự gia tăng rõ rệt của các biện pháp hạn chế thương mại như vậy trong nền kinh tế G20 đang là "mối quan tâm thực sự" đối với cộng đồng quốc tế.
Ông cũng nói thêm: "Các biện pháp hạn chế thương mại bổ sung đã cũng được công bố vào giai đoạn sau khi báo cáo này hoàn thành, cho thấy sự suy giảm trong quan hệ thương mại thậm chí còn tồi tệ hơn so với những gì được ghi nhận ở đây”.
Ông cho biết sự leo thang liên tục này đặt ra một "mối đe dọa nghiêm trọng" đối với sự tăng trưởng thương mại toàn cầu.
Báo cáo được phát hành trong bối cảnh của cuộc chiến tranh thương mại, dẫn đầu là Mỹ và Trung Quốc, đang gia tăng trên toàn cầu trong vài tháng qua.
Sự gia tăng của các chính sách hạn chế thương mại không phải là một tin tốt cho Ấn Độ vì tác động đến tăng trưởng xuất khẩu của nước này. Ấn Độ đang thực hiện một số biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu, giúp tạo ra cơ hội việc làm, tích lũy ngoại hối và thúc đẩy các hoạt động kinh tế.
Từ giai đoạn năm 2011 - 2012, xuất khẩu của Ấn Độ đã rơi vào khoảng 300 tỷ USD. Trong giai đoạn 2017-2018, xuất khẩu nước này tăng 10%, đạt 330 tỷ USD.
Báo cáo cũng cho biết thêm rằng các nền kinh tế G20 đã thực hiện 47 biện pháp để tạo thuận lợi thương mại trong giai đoạn này. Các biện pháp trên bao gồm loại bỏ hoặc cắt giảm thuế quan, đơn giản hóa thủ tục hải quan xuất nhập khẩu và cắt giảm thuế nhập khẩu.
Vậy là trong giai đoạn từ tháng 10/2017 đến giữa tháng 5 năm 2018, trung bình mỗi tháng, các nước G20 đưa ra 7 biện pháp tạo thuận lợi thương mại, cao hơn một chút so với mức bình quân của các biện pháp hạn chế thương mại – là 6 biện pháp/tháng.
 
Bị đáp trả, Mỹ kiện một số đối tác thương mại lớn lên WTO 
 Ngày 16/7, Mỹ đã kiện một số đối tác thương mại lớn lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) liên quan tới những biện pháp đáp trả của những quốc gia này với các mức thuế mà Washington áp đặt với các hàng hóa và kim loại nhập khẩu.
Nhà Trắng lập luận rằng xét trong bối cảnh thâm hụt thương mại giữa Mỹ và các quốc gia này rất lớn thì việc Washington áp thuế là công bằng, song những biện pháp đáp trả là không chấp nhận được.
Trong thông báo mới đưa ra, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer khẳng định chính sách của Tổng thống Trump là hoàn toàn hợp pháp và công bằng xét theo luật pháp Mỹ và các quy định thương mại quốc tế.
Các quốc gia khác, thay vì ngồi lại đàm phán với Mỹ để giải quyết vấn đề, lại chọn cách phản ứng với những biện pháp đối kháng, làm tổn hại tới người lao động, nông dân và các doanh nghiệp Mỹ.
Quan chức này khẳng định những biện pháp đánh thuế đáp trả là vi phạm quy định của WTO. Trước động thái mới của Mỹ, Mexico khẳng định mức thuế mà Mỹ áp đặt với những mặt hàng nhôm và thép xuất khẩu của quốc gia này là không công bằng vì việc nhập khẩu những mặt hàng này từ Mexico không đe dọa an ninh quốc gia của Mỹ.
Trước đó, Mỹ đã bắt đầu các vụ tranh chấp riêng rẽ nhằm vào Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Canada, Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ vì những mức thuế đáp trả của các quốc gia này áp đặt với các sản phẩm nông nghiệp và máy móc nhập từ Mỹ.
Theo Phòng thương mại Mỹ, việc các quốc gia áp thuế đối kháng, chủ yếu nhằm vào những khu vực cử tri chủ chốt của phe Cộng hòa cầm quyền, có thể khiến ngành xuất khẩu Mỹ tổn hại khoảng 75 tỷ USD.
Từ hồi tháng Ba vừa qua, Tổng thống Mỹ đã quyết định áp thuế mới với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ các nước như nhôm, thép, máy móc, tấm năng lượng mặt trời cùng nhiều hàng hóa khác nhập từ Trung Quốc có tổng trị giá lên tới nhiều tỷ USD nhằm gia tăng sức ép, buộc Bắc Kinh và các đối tác lâu năm phải điều chỉnh cán cân thương mại với Washington.
Kể từ đó, các biện pháp "ăn miếng trả miếng" giữa Mỹ và các đối tác, đặc biệt là Trung Quốc vẫn tiếp diễn bất chấp cảnh báo về sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu trước nguy cơ chiến tranh thương mại.
Hồi đầu tháng này, nhằm đáp trả các mức thuế đối kháng của Trung Quốc, Tổng thống Mỹ đã chính thức cho phép giới chức thương mại nước này xem xét danh sách các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có tổng trị giá 200 tỷ USD sẽ bị áp thuế sớm nhất là vào tháng Chín tới.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo những biện pháp gia tăng hạn chế thương mại là "mối đe dọa lớn nhất trong ngắn hạn" đối với nền kinh tế toàn cầu trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế tại một số quốc gia lớn như Pháp, Đức, Nhật Bản và Trung Quốc được dự báo sẽ chậm lại.
 
Nguồn: Asem/WTO/Bloomberg…
 

  PRINT     BACK
 Canada cam kết tài trợ 700.000 CAD để tăng cường hệ thống an toàn thực phẩm của các nước đang phát triển
 WTO tăng cường nỗ lực giải quyết khủng hoảng an ninh lương thực
 Các thành viên tiếp tục thảo luận về việc mở rộng Quyết định TRIPS sang lĩnh vực điều trị và chẩn đoán
 Ủy ban môi trường thu hút sự tham gia rộng rãi của các thành viên, xem xét các đề xuất để tăng cường công việc
 Uzbekistan mang lại động lực mới cho các cuộc đàm phán gia nhập WTO
 Phó Tổng Giám đốc Zhang chào đón nhóm thực tập sinh mới từ các nước đang phát triển, LDCs tại trụ sở WTO
 Các nước tham gia Đối thoại về Nhựa thảo luận về kết quả MC13, hoan nghênh sự đồng tài trợ của Mỹ
 Nhật Bản tham gia cơ chế thay thế Ban Phúc thẩm của WTO
 Các thành viên chia sẻ kinh nghiệm về quy định môi trường, tiêu chuẩn khí hậu và mặt hàng nhựa
 Seychelles là thành viên WTO đầu tiên từ châu Phi chính thức chấp nhận thỏa thuận trợ cấp đánh bắt cá
 Các thành viên WTO thảo luận về đóng góp của Hội đồng Dịch vụ trong việc thực hiện các kết quả MC12
 Phó Tổng Giám đốc Zhang phát biểu tại Hội nghị LDC5: Đã đến lúc tăng cường sự hội nhập của các nước LDCs vào hệ thống giao dịch thương mại
 Tổng Giám đốc Okonjo-Iweala: Mang lại những kết quả có ý nghĩa tại MC13 “không ngoài tầm với của chúng tôi”
 Đàm phán tạo thuận lợi đầu tư thúc đẩy hoàn thiện văn bản đàm phán
 Phó Tổng Giám đốc Zhang kêu gọi cộng đồng quốc tế nỗ lực gấp đôi để cải thiện phúc lợi của các nước kém phát triển nhất


© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710744702