Thứ sáu, 19-4-2024 - 4:22 GMT+7  Việt Nam EngLish 

 WTO

Mỹ muốn áp đặt lệnh trừng phạt về thương mại đối với Indonesia 

 Thứ tư, 8-8-2018

AsemconnectVietnam - Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 6/8, Mỹ đã yêu cầu WTO cho phép Washington áp đặt lệnh trừng phạt đối với Indonesia, sau khi WTO ra phán quyết nghiêng về phía Mỹ trong một tranh chấp thương mại với “quốc gia vạn đảo."

Năm ngoái, cả Mỹ và New Zealand đều “thắng” trong vụ kiện lên WTO về việc Indonesia đưa ra các quy định giới hạn nhập khẩu đối với thực phẩm, trái cây, thịt bò và các sản phẩm gia súc, gia cầm… Sau đó, Indonesia cũng thua khi kháng cáo.

Trong một thông báo, Mỹ cho biết Indonesia đã không thực hiện phán quyết của WTO, do đó Washington đang theo đuổi các biện pháp trừng phạt để lấy tiền bồi thường thiệt hại cho phía Mỹ.

Theo một ước tính và phân tích sơ bộ, chính sách giới hạn nhập khẩu của Jakarta đã khiến các doanh nghiệp Mỹ thiệt hại tới 350 triệu USD trong năm 2017.

Tuy nhiên, Oke Nurwan, một quan chức của Bộ Thương mại Indonesia, khẳng định nước này đã thực thi phán quyết của WTO và những quy định về nhập khẩu thực phẩm của Indonesia đã được điều chỉnh.

Thông thường tiến trình đòi bồi thường cần mất nhiều năm và hiện "quốc gia vạn đảo" đang vận động hành lang để Mỹ đưa quốc gia này vào danh sách các nước được hưởng cơ chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), dự kiến sẽ giúp giảm thuế cho lượng hàng hóa xuất khẩu khoảng 2 tỷ USD của Indonesia.

Hồi tháng Bảy, Bộ trưởng Thương mại Indonesia Enggartiasto Lukita cho biết sẽ nước này sẽ hạ hàng rào thương mại đối với mặt hàng táo Mỹ như một phần trong nỗ lực để thương lượng về GSP với Washington.

Trong khi đó, tin tức cho hay Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/8 tuyên bố các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ áp đặt với Iran là "các biện pháp hà khắc nhất từ trước đến nay." 

Ông Trump nêu rõ đến tháng 11 tới, các biện pháp này sẽ được nâng lên một mức khác, đồng thời nhấn mạnh "bất kỳ ai làm ăn với Iran sẽ không được làm ăn với Mỹ."

Trước đó ngày 6/8, Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hành pháp, theo đó áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt đối với Tehran sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân đã ký giữa Tehran và nhóm P5+1.

Sắc lệnh nêu rõ chính sách của Washington là "gây sức ép tối đa về kinh tế" đối với Iran. Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng vẫn để ngỏ khả năng đưa ra một thỏa thuận hạt nhân mới với Iran đồng thời sẵn sàng gặp các nhà lãnh đạo Iran "bất kỳ lúc nào."

Phản ứng về động thái trên của Mỹ, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cùng ngày 6/8 tuyên bố Iran sẽ khiến Mỹ phải "hối tiếc" vì đã áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt đối với nước Cộng hòa Hồi giáo này./.

Nguồn: vietnamplus.vn

  PRINT     BACK
 WTO dự báo thương mại toàn cầu phục hồi nhưng cảnh báo rủi ro giảm giá
 WTO: Thương mại toàn cầu bất ngờ sụt giảm trong năm 2023
 Các thành viên WTO xem xét sáu hiệp định thương mại khu vực
 Hoa Kỳ ban hành Kết luận sơ bộ điều tra chống trợ cấp tôm nước ấm đông lạnh
 Hơn 60 sinh viên tham gia Mô hình WTO phiên bản 2024
 Canada đóng góp 250.000 CAD để thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm an toàn từ các nền kinh tế đang phát triển
 WTO và EIF chủ trì thảo luận về chính sách thương mại và trao quyền kinh tế cho phụ nữ
 Tổng Giám đốc Okonjo-Iweala khen ngợi công việc MC13, kêu gọi các thành viên nhanh chóng hoàn thành công việc còn dang dở
 Các cuộc đàm phán về việc Costa Rica gia nhập thỏa thuận mua sắm chính phủ được tăng cường
 STDF thúc đẩy thương mại an toàn để phát triển ở Châu Phi nhân Ngày Quốc tế Pháp ngữ
 Các thành viên ủng hộ Hiệp định Tạo thuận lợi Đầu tư cho Phát triển thảo luận các bước tiếp theo
 Nhóm công tác doanh nghiệp nhỏ bàn hướng đi tiếp theo sau MC13, chào đón thành viên thứ 99
 Nhật Bản đóng góp 115.000 EUR hỗ trợ nâng cao năng lực thương mại của các nền kinh tế đang phát triển
 Phó Tổng Giám đốc Ellard và Chủ tịch đàm phán trợ cấp nghề cá chia sẻ các bước tiếp theo tại Hội nghị Thượng đỉnh Đại dương Thế giới
 EU đóng góp 1 triệu EUR nâng cao năng lực thương mại ở các nền kinh tế đang phát triển và LDC


© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710705194