Thứ bảy, 20-4-2024 - 21:16 GMT+7  Việt Nam EngLish 

 WTO

Tăng thuế nhập khẩu lên điện thoại di động có thể khiến Ấn Độ gặp rắc rối tại WTO  

 Thứ ba, 6-2-2018

AsemconnectVietnam - EU, Hàn Quốc và Canada đã từng cáo buộc Ấn Độ không tôn trọng các quy tắc của Hiệp định Công nghệ Thông tin trong WTO.

Chủ trương tăng thuế nhập khẩu đối với điện thoại di động từ 15% lên 20% được đưa ra trong đề xuất Ngân sách 2018-2019 của Ấn Độ có thể dẫn tới nhiều rắc rối cho nước này tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Có nhiều quốc gia, bao gồm Nhật Bản, khối EU, Canada, Mỹ, Trung Quốc, Na-Uy, Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc và Úc đã từng cáo buộc Ấn Độ không tôn trọng các quy tắc trong Hiệp định Công nghệ Thông tin (ITA) của WTO, khi nước này áp thuế nhập khẩu lên các loại điện thoại di động và trạm phát sóng vào năm ngoái.
Chia sẻ với tờ Business Line, một chuyên gia thương mại Ấn Độ cho biết, “việc Ấn Độ tăng thuế nhập khẩu, thay vì loại bỏ, lên sản phẩm điện thoại di động có khả năng sẽ khiến nhiều quốc gia tức giận và kiện New Delhi lên cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO” .
Theo các quy tắc của ITA, những nước tham gia ký kết hiệp định này không được phép áp đặt thêm thuế nhập khẩu lên những sản phẩm công nghệ thông tin, bao gồm điện thoại di động. Tuy nhiên, Ấn Độ lập luận rằng, những tiến bộ khoa học kỹ thuật là một yếu tố cũng cần được đưa vào xem xét, và những loại điện thoại thông minh được nhập khẩu ngày nay rất khác với những loại điện thoại di động từng tồn tại vào thời điểm ITA được ký kết.
Vị chuyên gia cho biết, “những quốc gia bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế nhập khẩu của Ấn Độ tỏ ra không hài lòng với lời giải thích này. Họ cho rằng danh mục sản phẩm vẫn không thay đổi. Và có khả năng một vụ kiện chống lại Ấn Độ sẽ được kích hoạt tại WTO”.
Bởi vì một vụ kiện thường phải mất hơn hai năm từ lúc nộp đơn đến lúc ra phán quyết, Ấn Độ vẫn có đủ thời gian để kéo dài chính sách bảo hộ cho các doanh nghiệp sản xuất điện thoại di động trong nước, ít nhất là trong ngắn hạn.

Nguồn: hoinhap.org.vn
 

  PRINT     BACK
 Thành phố Hồ Chí Minh luôn coi Slovenia là một đối tác tiềm năng
 Quan chức WTO thăm Hàn Quốc, tìm cách khôi phục thương mại đa phương
 Thủ tướng: Việt Nam luôn chủ động, tích cực đẩy mạnh hội nhập quốc tế
 Tổng Giám đốc WTO gặp gỡ và đối thoại với các nữ doanh nhân Việt
 Tổng Giám đốc Okonjo-Iweala kêu gọi ECOWAS khai thác thương mại để tăng trưởng bền vững
 Tổng Giám đốc WTO Okonjo-Iweala thăm Ghana, Bờ Biển Ngà và Kenya
 Timor-Leste nỗ lực thúc đẩy giai đoạn cuối trở thành thành viên WTO
 Canada cung cấp 1,4 triệu CAD cho Cơ chế tài trợ nghề cá của WTO
 Nhóm công tác về an ninh lương thực thảo luận về xây dựng khả năng chống chịu, thách thức về tài chính
 Canada cam kết tài trợ 700.000 CAD để tăng cường hệ thống an toàn thực phẩm của các nước đang phát triển
 WTO tăng cường nỗ lực giải quyết khủng hoảng an ninh lương thực
 Các thành viên tiếp tục thảo luận về việc mở rộng Quyết định TRIPS sang lĩnh vực điều trị và chẩn đoán
 Ủy ban môi trường thu hút sự tham gia rộng rãi của các thành viên, xem xét các đề xuất để tăng cường công việc
 Uzbekistan mang lại động lực mới cho các cuộc đàm phán gia nhập WTO
 Phó Tổng Giám đốc Zhang chào đón nhóm thực tập sinh mới từ các nước đang phát triển, LDCs tại trụ sở WTO


© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710746892