Thứ sáu, 26-4-2024 - 6:22 GMT+7  Việt Nam EngLish 

 WTO

Các cuộc đàm phán về nông nghiệp của WTO lâm vào bế tắc  

 Thứ hai, 10-4-2017

AsemconnectVietnam - Theo một nguồn tin cho biết, sự bất đồng đã liên tục diễn ra giữa các chính phủ trong các cuộc đàm phán thương mại nông nghiệp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), điều này đã làm các cuộc đàm phán về nông nghiệp lâm vào tình trạng bế tắc tạiủy ban thường niên của cơ quan thương mại toàn cầu.

Vai trò chủ trì đàm phán bị bỏ trống & sự trễ hạn trong việc gửi thông báo đến WTO
Ông Vangelis Vitalis– đại sứ New Zealandđã trở lại Wellington vào tháng 1, bỏ trống vai trò then chốt trong bộ máy đàm phán của cơ quan thương mại toàn cầu. Ông Vangelis Vitalisđã được chỉ địnhgiữ vai trò chủ trì các cuộc đàm phán thương mại nông nghiệp vào tháng 9/2015.
Cho đến nay, những nỗ lực vượt qua bế tắc vẫn chưa thành công, sau khi các nhóm các quốc gia khác nhau đề xuất những biện pháp khả thi với các quan chức đến từ Hong Kong, Uruguay và Mexico.
Hôm 24/03, Ông Roberto Azevêdo - Tổng giám đốc WTO, đã kêu gọi một cuộc họp nhằm cải thiện bế tắc. Tuy nhiên, theo như các nguồn tin cho biết,tình hình vẫn không mấy khả quan. Việc này dẫn đến tính cấp thiếttrong việc tìm kiếm một người mới giữ vai trò chủ trì và tái khởi động nhanh chóng các cuộc đàm phán, vấn đề này đã làm mất khoảng thời gian đàm phán giá trị trước Hội nghị Bộ trưởng WTO sắp diễn ra, hội nghị dự kiến ​​sẽ được tổ chức tại thủ đô Buenos Aires của Argentina vào tháng 12 này.
Trong khi phiên họp thường kỳ tiếp theo của Ủy ban Nông nghiệp được lên kế hoạch vào ngày 7 tháng 6, hiện tại vẫn chưa có kế hoạch cụ thể về các cuộc họp của cơ quan đàm phán.
Các thông báo trợ cấp nội địa bị trì hoãn
Các quan chức thương mại cho biết sự chậm trễ trong việc báo cáo lên WTO về mức trợ cấp nông nghiệp nội địa và các dữ liệu khác không những gây trở ngại cho các cuộc đàm phán mà còn hạn chế khả năngxem xét của Ủy ban Nông nghiệp về việc thực thi cam kết của các quốc gia.
Vào ngày 27/03, tại cuộc họp thường niên của Ủy ban, các quan chức đã chất vấn Ai Cập, Indonesia, Thái Lan, và Thổ Nhĩ Kỳ về việc gửi thông báo trễ hạn mức trợ cấp ngành nông nghiệp nội địa.
Trung Quốc và Ấn Độ đã không báo cáo mức chi cho trợ cấp nông nghiệp kể từ năm 2010.Trong khi Liên minh châu Âu (EU), Nga và Mỹ chỉ mới hoàn thành việc cung cấp các thông báo trợ cấp nông nghiệp cho Ủy ban, hầu hết các nền kinh tế lớn vẫn thông báo chậm so với tiến độ đã cam kết.
Vấn đề trợ cấp nông nghiệp tại một số nước thành viên
Mỹ: trợ cấp cho các nông trại lớn
Ngày 27/03 vừa qua, Trung Quốc yêu cầu Mỹ thống kê các khoản chi trợ cấp nông nghiệp trong nước theo quy mô trang trại và Washington cho biết không thể thu thập đượcnhững thông tin này. Bắc Kinh đã yêu cầu dữ liệu về trợ cấp đường, ngô, sợi bông, đậu nành và lúa mì, phân loại theo quy mô trang trại sử dụng trong cuộc điều tra dân số ở Mỹ. Australia, Brazil, Canada, EU, Guatemala và Nhật Bản cũng yêu cầu Mỹ bổ sung thông tin về việc trợ cấp cho các nông trại của mình.
Ấn Độ: hỗ trợ giá tối thiểu (minimum support price - MSP)
Úc đã đặt câu hỏi tại sao chính phủ Ấn Độ vẫn tiếp tục tăng mức trợ giá tối thiểu lên tới 320 USD/tấnđối với sản phẩm lúa mì, so với mức giá lúa mì thế giới chỉ khoảng 147 USD/tấn. Trước câu hỏi của chính phủ Úc, Ấn Độ đáp trả rằng giá thu mua phụ thuộc vào chi phí trồng trọt cũng như giá cả thị trường. Canada, EU, Ukraine và Mỹ cũng bày tỏ sự quan tâm đến câu hỏi này.
Mỹ cũng đã tiến hành phân tích một thống kê chi tiết về chi phí lúa mì xuất khẩu từ Ấn Độ, ước tính chi phí lúa mì cao hơn mức giá xuất khẩu tối thiểu do chính phủ Ấn Độ quy định khoảng 35 USD/tấn.Canada cũng đã đặt câu hỏi tại sao Ấn Độ thực hiện dự trữ 2 triệu tấn hàng hóa.
Ngành chăn nuôi của EU: gói hỗ trợ khẩn cấp
Tại cuộc họp, New Zealand cũng đã chất vấn EU về gói hỗ trợ khẩn cấpngành chăn nuôi được công bố vào tháng 9/2015.
Wellington đã đặt câu hỏi liệu gói hỗ trợ của EU có được xem là chính sách trợ cấpbị cấm trong hộp hổ phách (amber box) theo quy định của WTO, cũng như mức hỗ trợ của Ủy ban hay của các nước thành viên EU giành cho ngành chăn nuôi.
EU nói tại cuộc họp rằng hiện tại họ không thể trả lời chính xác mức độ hỗ trợ đối với ngành chăn nuôi, vì các quốc gia thành viên trong EU được phép thiết lập các kế hoạch của riêng họ. Tuy nhiên, trong tương lai, các khoản chi trợ cấp vẫn được báo cáo trong các thông báocủa EU vềtrợ cấp nội địa.
Theo dữ liệu mà Bỉbáo cáo lên WTO vào tháng 2/2017,trong đó không bao gồm gói hỗ trợ khẩn cấp vào năm 2015.
Sự kiện Brexit: Indonesiađặt câu hỏi về tiếp cận thị trường
Một câu hỏi từ Indonesia:Các nước đang phát triển bị ảnh hưởng như thế nào khi Anh rời khỏi EU?. Nguồn tin cho thấy, quy trình Brexit đã chính thức được kích hoạt trong tuần này.
Indonesia đã đặt câu hỏi liên quan đến thủ tục cho phép các nước đang phát triển hưởng ưu đãi theo Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP), theo đó EU sẽ giảm hoặc loại bỏ thuế hoàn toàn đối với hàng hóanhập khẩu từ các nền kinh tế được hưởng GSP.
Hiện tại, Anh cũng áp dụng hệ thống GSP giống như các quốc gia khác trong khối, miễn thuế, miễn hạn ngạch cho tất cả các loại hàng hóa nhập khẩu từ các nước kém phát triển trong khuôn khổ “Nhóm miễn thuế mọi thứ trừ vũ khí” của EU .
Ngoài ra, sự kiện Brexit sẽ có ý nghĩa gì đối với “hạn ngạch thuế quan” củaAnh, đề cập đến công cụ liên quan đến việc áp thuếthấp cho hàng hoá nhập khẩu miễn là số lượng hàng nhập khẩu vẫn duy trìdưới mức hạn ngạch nhất định. Câu hỏi này đã thu hút sự quan tâm từ Argentina, Trung Quốc, Nga và Mỹ.
EU đã trả lời cả 2 câu hỏi của Indonesia, cần lưu ý rằng “EU áp dụng chính sách thương mại đối ngoại cho tất cả các quốc gia thành viên và Anh vẫn là một thành viên của EU”.
Zambia, Mali, và Togo nhận được nhiều lời khen ngợi
Ngoài những câu hỏi tập trung chủ yếu vào lợi ích từ thương mại nông nghiệp của các quốc gia, các quan chức cũng yêu cầu thêm thông tin về các chương trình tại 3 nước kém phát triển nhất ở châu Phi.
EU đã hỏi Zambia về việc Zambia xuất khẩu ngô với giá thấp hơn so với mức giá mua vào, đây là câu hỏi mà Zambia đã được đại diện EU hỏi trong cuộc họp trước đó, tuy nhiên EU vẫn chưa nhận được câu trả lời cho câu hỏi này.
EU cũng đặt câu hỏi cho Mali về vấn đề trợ cấp đầu vào, vì sao một số loại trợ cấp bị tạm ngưng, trong khi đó, Mỹ đã giành lời khen cho Bamako vì đã có những nỗ lực đáng kểtrong việc cập nhật các thông báo trợ cấp nội địa.
Tương tự, Mỹ cũng công nhận những nỗ lực của Togo và hỏi Togo định nghĩa như thế nào là“những nhà sản xuất thiếu nguồn tài nguyên hoặc có thu nhập thấp” –trong trường hợp này,người nông dân đủ điều kiện được nhận trợ cấp đầu vào và trợ cấp đầu tư theo Điều 6.2 - Hiệp định về Nông nghiệp của WTO.
Định hướng chính sách thương mại của Mỹ trong nông nghiệp
Một số quan chức thương mại quan ngại về việc liệu các nền kinh tế lớn có đang đầu tư tất cả các nỗ lực của mình trong việc báo cáo và thúc đẩy đàm phán tại WTO hay không.
Một nhà đàm phán đến từ một quốc gia đang phát triển, đã mô tả cuộc họp vào ngày 27/03 là “những câu hỏi hay, nhưng không phải lúc nào những câu hỏi hay sẽ có những câu trả lời hay”.
Lâp trường không chắc chắn của chính quyền Mỹ đối với WTO đang ảnh hưởng đến các tiến triển tại cơ quan thương mại toàn cầu.
“Tôi tin rằng điều này quan trọng hơn việc ai sẽ là người chủ trì”, liên quan đến sự bất đồng giữa các thành viên về việc ai nên tạo thuận lợi cho các cuộc đàm phán nông nghiệp.
Tổng thống Mỹ - Ông Donald Trump đã đề cử luật sư thương mại quốc tế - ông Robert Lighthizer làm Đại diện Thương mại tiếp theo của Mỹ (USTR) trong thời gian chờ phê chuẩn của Thượng viện. Ngoài ra, nhiều vị trí thương mại quan trọng khác, bao gồm cả vị trí của Đại sứ Mỹ tại WTO, vẫn chưa được bổ sung.

Nguồn: hoinhap.org.vn

  PRINT     BACK
 WTO tăng cường nỗ lực giải quyết khủng hoảng an ninh lương thực
 Các thành viên tiếp tục thảo luận về việc mở rộng Quyết định TRIPS sang lĩnh vực điều trị và chẩn đoán
 Ủy ban môi trường thu hút sự tham gia rộng rãi của các thành viên, xem xét các đề xuất để tăng cường công việc
 Uzbekistan mang lại động lực mới cho các cuộc đàm phán gia nhập WTO
 Phó Tổng Giám đốc Zhang chào đón nhóm thực tập sinh mới từ các nước đang phát triển, LDCs tại trụ sở WTO
 Các nước tham gia Đối thoại về Nhựa thảo luận về kết quả MC13, hoan nghênh sự đồng tài trợ của Mỹ
 Nhật Bản tham gia cơ chế thay thế Ban Phúc thẩm của WTO
 Sự kiện về tiêu chuẩn khử cacbon thúc đẩy tính minh bạch và gắn kết trong ngành thép
 Các thành viên WTO thúc đẩy sự tham gia của các nước LDCs vào chuỗi cung ứng toàn cầu
 Đàm phán thương mại điện tử bước vào vòng cuối cùng, Cộng hòa Kyrgyzstan tham gia sáng kiến
 Các nước tham gia Đối thoại Nhựa chuẩn bị nền tảng để đạt được kết quả tại MC13
 Tổng Giám đốc WTO kêu gọi sự hỗ trợ của các Bộ trưởng các nước vùng Vịnh để thực hiện các kết quả MC12 và vạch ra lộ trình đến MC13
 Đồng Chủ tịch Nhóm không chính thức Thương mại và Giới trình bày dự thảo kế hoạch hoạt động cho năm 2023
 Phó Tổng Giám đốc Ellard: Công nghệ mang đến những thách thức và cơ hội cho tương lai của thương mại
 Phó Tổng Giám đốc González: “Cải cách WTO là thúc đẩy thương mại bền vững và toàn diện”


© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710887204