Thứ tư, 24-4-2024 - 21:5 GMT+7  Việt Nam EngLish 

 WTO

WCO thông qua Hiệp định về Thuận lợi hóa Thương mại (TFA) 

 Thứ tư, 22-3-2017

AsemconnectVietnam - TFA là bước đi đúng hướng: Thuận lợi hóa thương mại trao cho các nhà xuất khẩu và nhập khẩu công cụ để minh bạch hóa và giảm thiểu chi phí thương mại toàn cầu. Mới đây, Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) và các nước thành viên đã đồng ý thực hiện Hiệp định về Thuận lợi hóa Thương mại.

TFA sẽ đơn giản hóa thủ tục biên giới?

TFA là hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới với 164 nước thành viên, cùng với thành viên của WCO, đại diện cho 180 quốc gia, nhằm đơn giản hóa và minh bạch hóa thủ tục vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới. TFA gồm các cam kết về công bố quy định thương mại trên Internet (gồm thuế suất, hạn chế và các vấn đề khác), cơ sở để xử lý khiếu nại và cơ hội láy được thông tin có liên quan từ các cơ quan chức năng.
 
TFA khác gì với các nỗ lực thuận lợi hóa thương mại hiện tại?
TFA không phải là gì mới mẻ và công ước Kyoto sửa đổi đã đề cập các vấn đề cần thiết. Mặc dù vậy, sự đồng thuận của các nước có lẽ là nội dung tốt nhất của TFA.
 
Tác động dự kiến của TFA là gì?
TFA hướng đến lợi ích từ cắt giảm chi phí thương mại toàn cầu: năm 2013, OECD ước tính rằng giảm chi phí thương mại toàn cầu một phần trăm sẽ dẫn đến thu nhập trên 40 tỷ đô la trên toàn thế giới. Các nước đang phát triển sẽ được hưởng lợi từ 65% trong số 40 tỷ USD đó.
Chìa khóa của một hiệp định thành công là việc thực thi. TFA là thứ mà WCO đang cần. TFA có quá nhiều lý do trong đó. Các nước thành viên WCO không bị trừng phạt vì không công bố quy định trên mạng, và các nước không nhất thiết phải chịu trách nhiệm khi thời gian giải phóng hàng hóa không tuân thủ quy định của WCO.
TFA gồm các mốc thời hạn để các nước thực thi công bố thông tin, nhưng không có hình phạt. Do đó, tác động của TFA có thể sẽ bị hạn chế, đặc biệt ở những nước mà trước đây đã phải vật lộn với sự minh bạch.
Khiếu nại về thuận lợi hóa thương mại cùng rào cản thương mại là vấn đề muôn thuở của thương mại. Nhưng một cái nhìn tổng quan cho thấy minh bạch hóa và đơn giản hóa vẫn có những bước tiến triển. Các nước thành viên của WCO đã đồng ý thay đổi mã HS theo lời khuyên của WCO (mỗi năm năm một lần). Tuy nhiên, một cuộc khảo sát nhanh trên 210 quốc gia cho thấy gần một nửa các nước (47%) vẫn chưa sử dụng mức thuế suất năm 2017, 34% vẫn sử dụng thuế suất HS vào năm 2012 và đáng ngạc nhiên 13% thậm chí không thực hiện các nguyên tắc của WCO từ năm 2007. Điều đó làm cho nỗ lực duy trì danh mục toàn cầu trở nên khó khăn.
Ngoài ra, mặc dù nhiều yêu cầu đã tương thích với mã HS, không phải tất cả các nước đều đã tuân thủ yêu cầu này. Nghiên cứu cho thấy gần 20% các quốc gia không đưa ra luật lệ có mã tuân thủ Biểu thuế hài hòa và thậm chí các quốc gia vẫn thường có các quy định bổ sung ngoài mức thuế yêu cầu tuân thủ. Các quy định về giấy tờ, chất lượng, xuất xứ hàng hóa thường được đưa ra bởi nhiều cơ quan khác nhau, không phải chỉ riêng bởi hải quan, và do đó các tiêu chuẩn này thường dựa vào sản phẩm chứ không dựa trên mã HS hoặc số kiểm soát hàng hoá xuất khẩu (ECCN). Sẽ mất rất nhiều thời gian để chuyển sang mã HS, nhưng đó là việc cần thiết. Trường hợp thủ tục thông quan xuất khẩu hàng hóa gắn với mã nhận dạng duy nhất đã được sử dụng cho mỗi loại hàng nhập khẩu thì thời gian chuyển đổi sẽ được rút ngắn hơn.
 
Kết luận   
Mặc dù TFA không có chính sách thực thi chặt chẽ, có thể không tạo ra tác động như mong muốn nhưng TFA là bước đi đúng hướng vì trao cho các nhà xuất khẩu và nhập khẩu công cụ để minh bạch hóa và giảm thiểu chi phí thương mại toàn cầu.
Chính phủ các nước cần thực thi TFA đầy đủ nhất, và với các tổ chức như WTO và WCO cần mở rộng sự tham gia của các nước, gồm ngôn ngữ thực thi, cũng như các câu chữ nói về mối quan hệ giữa luật pháp địa phương và mã phân loại xuất nhập khẩu.

Nguồn: hoinhap.org.vn
 

  PRINT     BACK
 WTO tăng cường nỗ lực giải quyết khủng hoảng an ninh lương thực
 Các thành viên tiếp tục thảo luận về việc mở rộng Quyết định TRIPS sang lĩnh vực điều trị và chẩn đoán
 Ủy ban môi trường thu hút sự tham gia rộng rãi của các thành viên, xem xét các đề xuất để tăng cường công việc
 Uzbekistan mang lại động lực mới cho các cuộc đàm phán gia nhập WTO
 Phó Tổng Giám đốc Zhang chào đón nhóm thực tập sinh mới từ các nước đang phát triển, LDCs tại trụ sở WTO
 Các nước tham gia Đối thoại về Nhựa thảo luận về kết quả MC13, hoan nghênh sự đồng tài trợ của Mỹ
 Nhật Bản tham gia cơ chế thay thế Ban Phúc thẩm của WTO
 Sự kiện về tiêu chuẩn khử cacbon thúc đẩy tính minh bạch và gắn kết trong ngành thép
 Các thành viên WTO thúc đẩy sự tham gia của các nước LDCs vào chuỗi cung ứng toàn cầu
 Đàm phán thương mại điện tử bước vào vòng cuối cùng, Cộng hòa Kyrgyzstan tham gia sáng kiến
 Các nước tham gia Đối thoại Nhựa chuẩn bị nền tảng để đạt được kết quả tại MC13
 Tổng Giám đốc WTO kêu gọi sự hỗ trợ của các Bộ trưởng các nước vùng Vịnh để thực hiện các kết quả MC12 và vạch ra lộ trình đến MC13
 Đồng Chủ tịch Nhóm không chính thức Thương mại và Giới trình bày dự thảo kế hoạch hoạt động cho năm 2023
 Phó Tổng Giám đốc Ellard: Công nghệ mang đến những thách thức và cơ hội cho tương lai của thương mại
 Phó Tổng Giám đốc González: “Cải cách WTO là thúc đẩy thương mại bền vững và toàn diện”


© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710841650