Thứ bảy, 20-4-2024 - 13:34 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Xuất khẩu sang Nhật Bản nửa đầu năm 2019 và những cơ hội lớn 

 Thứ sáu, 19-7-2019

AsemconnectVietnam - Nửa đầu năm 2019, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản hầu hết đều tăng trưởng, trong đó phân bón tăng vượt trội tuy chỉ chiếm 0,04% tỷ trọng nhưng tăng gấp hơn 3 lần về lượng và 7 lần về trị giá so với cùng kỳ 2018.

Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản trong tháng 6/2019 giảm 4,13% so với tháng 6/2019, tính chung nửa đầu năm 2019 đạt 9,6 tỷ USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước.
Trong nửa đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu nhóm hàng dệt may và phương tiện vận tải, phụ tùng – hai nhóm hàng này đều đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, chiếm 31,7% tỷ trọng, trong đó hàng dệt may đạt 1,7 tỷ USD, tăng 4,27% và phương tiện vận tải phụ tùng 1,2 tỷ USD, tăng 10,43%. Tính riêng tháng 6/2019, kim ngạch xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng giảm 7,09%, nhưng tăng 5,31% hàng dệt may so với tháng 5/2019 đạt tương ứng 215,21 triệu USD và 314,6 triệu USD.
Kế đến là máy móc thiết bị, hàng thủy sản, gỗ….

Đáng chú ý, 6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu sang Nhật Bản có ba nhóm hàng tăng mạnh, bao gồm: phân bón, sắt thép, chất dẻo nguyên liệu trong đó phân bón tăng vượt trội, tuy chỉ đạt 8,6 nghìn tấn, tị giá 3,8 triệu USD, nhưng tăng gấp hơn 3,7 lần (tức tăng 268,55%) về lượng và gấp 7,2 lần trị giá (tức tăng 624,07%), giá xuất bình quân tăng 96,47% đạt 450,44 USD/tấn. Nhóm hàng tăng mạnh đứng thứ hai là chất dẻo nguyên liệu, gấp 2,6 lần về lượng (tức tăng 157,43%) và gấp 2,4 lần trị giá (tức tằng 139,03%), mặc dù giá xuất bình quân giảm 7,15% chỉ với 1174,62 USD/tấn, đạt 36,3 nghìn tấn, trị giá 42,63 triệu USD. Kế đến là sắt thép tăng gấp 2,8 lần về lượng và 2,6 lần trị giá, đạt 158,5 nghìn tấn, 85,5 triệu USD, giá xuất bình quân 539,26 USD/tấn, giảm 31,21%.

Một điểm đáng chú ý nữa là nhóm hàng nông sản xuất sang Nhật nửa đầu năm nay đều sụt giảm kim ngạch, theo đó sắn và các sản phẩm từ sắn giảm nhiều nhất, 40,43% về lượng và 42,16% trị giá, chỉ có trên 6 nghìn tấn, 1,4 triệu USD, giá xuất bình quân là 235,15 USD/tấn, giảm 42,16%. Kế đến là hạt điều giảm 20,75% về lượng và 20,34% trị giá, tương ứng với 1,7 nghìn tấn, 13,1 triệu USD, giá xuất bình quân 7654,74 USD/tấn, giảm 20,75%; cao su giảm 3,12% về lượng và 7,72% trị giá, giá xuất bình quân cũng giảm 4,75% tương ứng với 1575,53 USD/tấn; hạt tiêu tuy lượng có tăng 5% nhưng kim ngạch giảm 51,12%, tương ứng với 1,5 nghìn tấn, trị giá 3,65 triệu USD, giá xuất bình quân giảm 53,44% chỉ với 2353,11 USD/tấn.

Nhìn chung, nửa đầu năm 2019, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đều tăng trưởng, số nhóm hàng này chiếm 69% và ngược lại chiếm 30,9% trong đó than đá giảm nhiều nhất 67,14% về lượng và 61,62% trị giá, tương ứng với 148,8 nghìn tấn, trị giá 22,34 triệu USD, mặc dù giá xuất bình quân tăng 16,82% đạt 150,14 USD/tấn.

Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản nửa đầu năm 2019
Mặt hàng
6T/2019
+/- so với cùng kỳ (%)*
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Lượng
Trị giá
Tổng
 
9.659.337.574
 
8,7
Hàng dệt, may
 
1.773.368.580
 
4,27
Phương tiện vận tải và phụ tùng
 
1.288.902.764
 
10,43
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác
 
923.372.221
 
4,62
Hàng thủy sản
 
680.552.839
 
10,65
Gỗ và sản phẩm gỗ
 
632.410.807
 
19,76
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
 
483.555.318
 
35
Giày dép các loại
 
478.575.515
 
14,01
Sản phẩm từ chất dẻo
 
359.885.588
 
15,17
Điện thoại các loại và linh kiện
 
345.919.685
 
-17,96
Sản phẩm từ sắt thép
 
225.229.246
 
13,97
Hóa chất
 
200.639.582
 
17,45
Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù
 
197.935.409
 
8,22
Dầu thô
299.288
164.218.312
37,73
31,82
Dây điện và dây cáp điện
 
144.720.455
 
-13,53
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận
 
141.180.216
 
-5,73
Kim loại thường khác và sản phẩm
 
126.577.792
 
12,19
Cà phê
50.732
87.262.814
-14,09
-26,33
Sắt thép các loại
158.526
85.594.959
276,12
158,74
Sản phẩm hóa chất
 
80.244.653
 
61,58
Sản phẩm từ cao su
 
69.029.877
 
12,22
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện
 
61.746.075
 
3,81
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày
 
60.731.655
 
-0,95
Hàng rau quả
 
60.473.912
 
6,22
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh
 
45.359.217
 
6,49
Chất dẻo nguyên liệu
36.300
42.638.600
157,43
139,03
Xơ, sợi dệt các loại
13.578
40.691.450
33,54
6,48
Sản phẩm gốm, sứ
 
35.824.557
 
-13,15
Giấy và các sản phẩm từ giấy
 
34.818.798
 
-16,97
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm
 
32.379.922
 
15,66
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm
 
27.946.769
 
-10,43
Than các loại
148.853
22.348.748
-67,14
-61,62
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
 
22.172.850
 
7,78
Thức ăn gia súc và nguyên liệu
 
18.502.133
 
28,01
Vải mành, vải kỹ thuật khác
 
18.323.385
 
8,34
Hạt điều
1.722
13.181.469
0,53
-20,34
Quặng và khoáng sản khác
25.272
8.643.356
18,15
27,54
Cao su
5.219
8.222.702
-3,12
-7,72
Phân bón các loại
8.624
3.884.612
268,55
624,07
Hạt tiêu
1.555
3.659.081
5
-51,12
Sắn và các sản phẩm từ sắn
6.042
1.420.771
-40,43
-42,16
(tính toán số liệu từ TCHQ)

Tới đây khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu, nhất là với thị trường Nhật Bản-một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.
Theo Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, từ đầu năm đến nay kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản liên tục tăng trưởng mạnh mẽ. Dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng dư địa từ Nhật Bản còn rất lớn và là mảnh đất tiềm năng giúp tăng trưởng xuất khẩu trong tương lai.

Ngoài kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản 6 tháng đầu năm 2019 của Việt Nam đạt 9,68 tỷ USD, thì Nhật Bản tiếp tục là nhà đầu tư lớn thứ 2 của Việt Nam với 4.118 dự án, tổng vốn đăng ký 57,3 tỷ USD (tính đến đầu tháng 5) và chủ yếu tập trung trong công nghiệp chế biến, chế tạo, bán lẻ, bất dộng sản… Đặc biệt, hiện có hơn 2.500 doanh nghiệp Nhật Bản; trong đó, có nhiều doanh nghiệp thuộc các tập đoàn kinh tế lớn đầu tư kinh doanh thành công tại Việt Nam và đang có kế hoạch mở rộng quy mô phát triển.

Nhận định từ giới phân tích, sở dĩ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tăng mạnh thời gian qua là nhờ Hiệp định CPTPP. Bởi đây là lần đầu tiên Nhật Bản cam kết xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho đại đa số nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.
Cụ thể, theo điều khoản trong CPTPP, Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế ngay đối với 86% số dòng thuế, tương đương 93,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản và gần 90% số dòng thuế sau 5 năm.

Trưởng Phòng Xuất xứ hàng hóa Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, cơ hội cho Việt Nam tận dụng ưu đãi trong Hiệp định này rất lớn, nhất là quy tắc "cộng gộp" hay còn gọi là "chuỗi cung ứng trong - ngoài FTA .
Chẳng hạn như Việt Nam có ưu điểm là sản xuất sợi tốt nhưng khâu hoàn thiện vải gặp vấn đề lớn về công nghệ, môi trường… Vì thế, nhiều doanh nghiệp phía Bắc sau khi dệt vải mộc sẽ chuyển sang Trung Quốc để thực hiện khâu định hình vải và nhuộm. Sau đó, vải thành phẩm được Việt Nam nhập lại để đưa vào may mặc.
Những sản phẩm này nếu được xuất khẩu sang Nhật theo Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) sẽ không được ưu đãi thuế quan do bị coi là "mất xuất xứ".

Tuy nhiên với CPTPP, quy tắc tự chứng nhận xuất xứ cho phép doanh nghiệp tự chuẩn bị hồ sơ, chứng từ để chứng minh khâu sản xuất sợi đầu tiên là từ Việt Nam, từ đó sẽ được hưởng ưu đãi khi xuất khẩu sang Nhật Bản.
Đánh giá về tác động tích cực của CPTPP đối với Việt Nam và Nhật Bản, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh khẳng định: CPTPP được dự đoán sẽ mang lại những lợi ích hai chiều hết sức to lớn cho cả Việt Nam và Nhật Bản.

Hơn nữa, CPTPP sẽ cho phép các công ty Nhật Bản được quyền tham gia vào thị trường mua sắm Chính phủ đang phát triển rất nhanh của Việt Nam, vốn từ trước đến nay đóng cửa với các doanh nghiệp nước ngoài.
Mặt khác, các ngành dịch vụ vốn là thế mạnh của Nhật Bản như ngân hàng, bảo hiểm, xây dựng, logistics, kế toán, thiết kế đồ họa cũng sẽ có cơ hội xâm nhập sâu hơn vào thị Bà Yuri Sato, Phó Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) bày tỏ tin tưởng CPTPP sẽ củng cố vai trò của Việt Nam như cứ điểm sản xuất, xuất khẩu, hướng đến thị trường toàn cầu của các doanh nghiệp Nhật Bản. Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ nhận được các lợi ích tương tự khi xâm nhập thị trường Nhật Bản.

Theo bà Yuri Sato, Hiệp định CPTPP cũng đặt ra các cam kết bảo hộ mạnh nhất từ trước tới nay về quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ đầu tư; trong đó có quyền rút vốn, chuyển tiền, bồi thường công bằng khi bị quốc hữu hóa tài sản và trợ giúp pháp lý. Những điểm này cũng sẽ khuyến khích các doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường xuất khẩu công nghệ sang Việt Nam.

Do đó, CPTPP sẽ thúc đẩy mạnh mẽ dòng chảy thương mại và đầu tư giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản, không chỉ giới hạn ở việc cắt giảm các dòng thuế mà còn tạo ra các cơ hội kinh doanh mới, cũng như làm giảm các thủ tục về thương mại và đầu tư.
Nhằm hỗ trợ thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, mới đây Tập đoàn AEON đã phối hợp với Công ty TNHH AEON Việt Nam và Công ty TNHH AEON TOPVALU Việt Nam lần đầu tiên tổ chức Hội nghị Nhà cung cấp của AEON năm 2019.

Ông Shibata Eiji, Phó Chủ tịch Tập đoàn AEON cho hay, tiềm năng của hàng hóa Việt Nam tại thị trường Nhật Bản là khá lớn. Nếu như năm 2013, lần đầu tiên Nhật Bản nhập khẩu cá tra Việt Nam với con số vô cùng khiêm tốn là 5 tấn nhưng đến năm 2018, con số đã tăng lên đến 100 tấn, gấp 20 lần.
Cùng với cá tra, rất nhiều mặt hàng xuất khẩu vào Nhật Bản thông qua hệ thống AEON tăng mạnh trong thời gian vừa qua như vali khóa kéo, hàng thời trang, thực phẩm…
Theo ông Shibata Eiji, AEON đang đẩy mạnh kinh doanh các mặt hàng chuyên dụng thực phẩm, thời trang may mặc và điện máy gia dụng. Đây là các sản phẩm doanh nghiệp Việt Nam có thể tập trung đầu tư để xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Nhật Bản, thông qua AEON.

Tập đoàn bán lẻ AEON của Nhật Bản cho biết sẽ tăng gấp đôi kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam lên 500 triệu USD vào năm 2020 và 1 tỷ USD vào năm 2015.
Theo các chuyên gia thương mại, để đẩy mạnh xuất khẩu việc thực hiện một chiến lược marketing xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản là điều phải tính đến trước tiên và là điều kiện tiên quyết để xuất khẩu bền vững sang thị trường này. Điều này cũng góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại hai nước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Hai bên cũng cần tạo điều kiện thuận lợi để các mặt hàng nông, thủy sản vào thị trường hai nước nhiều hơn; đồng thời triển khai hiệu quả sáng kiến chung Việt - Nhật để cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy hơn nữa làn sóng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng cần triển khai kế hoạch hành động của 6 ngành công nghiệp đã được lựa chọn trong Chiến lược Công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 để kim ngạch thương mại giữa hai nước ngày càng tăng trưởng trong thời gian tới.
Nhận định về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, việc tham gia sâu vào các hiệp định thương mại kinh tế, đặc biệt là Hiệp định CPTPP giúp Việt Nam gia tăng cơ hội xuất khẩu. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là tăng sức ép cạnh tranh với nhóm hàng nông lâm thủy sản và có thể đối mặt với nguy cơ thu hẹp sản xuất.

Do vậy, theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, Việt Nam cần chủ động tìm hiểu thông tin về các ưu đãi thuế quan của Hiệp định CPTPP đối với những mặt hàng Việt Nam đang có thế mạnh hoặc có nhiều tiềm năng xuất khẩu.
Mặt khác, doanh nghiệp phải chủ động hơn trong việc tìm hướng hợp tác với thị trường Nhật Bản để thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam nhằm tận dụng hiệu quả nguồn vốn và việc chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn lớn để thâm nhập sâu vào thị trường Nhật Bản cũng như vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.
Nguồn: VITIC/bnews.vn

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710738476