Thứ tư, 17-4-2024 - 4:54 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Malaysia tăng xuất khẩu phân bón sang thị trường Việt Nam 

 Thứ năm, 15-3-2018

AsemconnectVietnam - Tuy chỉ đứng thứ tư trong số thị trường cung cấp phân bón cho Việt Nam, nhưng tháng đầu năm 2018 xuất khẩu phân bón của Malaysia sang thị trường Việt Nam tăng gấp hơn 61,4 lần về lượng và 70 lần về kim ngạch so với cùng kỳ 2017.

Sau khi tăng ở tháng cuối năm 2017, sang tháng 1/2018 nhập khẩu phân bón của Việt Nam giảm 28,6% về lượng và 21,4% về kim ngạch tương ứng với 287,9 nghìn tấn đạt 79,6 triệu USD. Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm 2017 phân bón nhập giảm 18,9% về lượng và 14,6% về kim ngạch.

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính mặt hàng phân bón, chiếm 32,5% tổng lượng nhóm hàng với 93,6 nghìn tấn, kim ngạch 24,8 triệu USD, giảm 27,46% về lượng và 17,70% về kim ngạch so với cùng kỳ. Thị trường nhập nhiều đứng thứ hai là Belarus đều tăng cả lượng và kim ngạch, tăng tương ứng 4,3% và 9,42% đạt lần lượt 62,5 nghìn tấn, kim ngạch 16,5 triệu USD.

Thị trường nhập nhiều đứng thứ ba là Nhật Bản với 23,9 nghìn tấn, kim ngạch 2,7 triệu USD giảm 11,84% về lượng và giảm 170,4% kim ngạch so với cùng kỳ 2017.
Nhìn chung, tháng đầu năm 2018 nhập khẩu phân bón từ các thị trường đều có tốc độ tăng, chiếm trên 60% và ngược lại thị trường với lượng nhập giảm chiếm 39%.

Đặc biệt, trong tháng 1/2018 Việt Nam tăng nhập khẩu phân bón từ thị trường Malaysia, gấp hơn 61,4 lần về lượng và hơn 76 về kim ngạch, tuy chỉ đạt 20,5 nghìn tấn, 5,5 triệu USD. Bên cạnh đó, nhập từ thị trường Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc), Nauy và Mỹ tăng mạnh (trên 200%). Ngoài ra, nhập từ thị trường có lượng tăng mạnh (trên 100%) như: Israel, Canada và Đức.
 

Nhập khẩu phân bón tháng 1/2018
Thị trường
Tháng 1/2018
So sánh cùng kỳ
năm 2017
Lượng (Tấn)
Trị giá (USD)
Lượng (%)
Trị giá (%)
Tổng
287.938
79.635.068
-18,9
-14,6
Trung Quốc
93.639
24.868.655
-27,46
-17,70
Belarus
62.573
16.562.117
4,30
9,42
Nhật Bản
23.995
2.774.455
-11,84
-17,04
Malaysia
20.579
5.552.094
6042,99
7500,19
Lào
12.949
2.889.868
-2,20
7,50
Hàn Quốc
12.931
5.551.518
-0,12
-15,48
Đài Loan
10.141
1.589.105
217,30
147,73
Đức
6.250
1.981.226
118,61
135,30
Nga
5.659
2.095.384
-89,06
-86,38
Canada
5.362
1.589.504
131,92
103,47
Bỉ
5.328
1.676.490
56,06
76,00
Na Uy
5.113
2.371.876
222,38
253,58
Thái Lan
1.309
433.773
55,83
19,33
Mỹ
1.141
1.780.420
205,08
283,44
Israel
445
424.987
163,31
145,01
Philippines
380
160.900
-91,56
-91,04
Ấn Độ
177
88.385
704,55
-47,06
Indonesia
97
38.700
-99,17
-98,66
(Vinanet tính toán số liệu TCHQ)
Về việc áp thuế tự vệ với phân bón DAP và MAP nhập khẩu, mới đây Bộ Công Thương Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 686/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với sản phẩm phân bón DAP và MAP nhập khẩu vào Việt Nam.

Việc điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ đối với phân bón DAP và MAP nhập khẩu đã được Bộ Công thương thực hiện đúng theo quy định tại Hiệp định về Tự vệ của WTO và Pháp lệnh số 42/2002 ngày 25/5/2002 về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam (Pháp lệnh Tự vệ).
Được biết, ngày 12/5/2017, căn cứ hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của ngành sản xuất trong nước, quy định của WTO và Pháp lệnh Tự vệ, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1682A/QĐ-BCT khởi xướng vụ việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu đối với phân bón DAP và MAP nhập khẩu vào Việt Nam.

Ngày 4/8/2017, trên cơ sở Kết luận điều tra sơ bộ cho thấy hàng hóa nhập khẩu đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 3044/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với phân bón DAP và MAP nhập khẩu, với mức thuế tự vệ tạm thời là 1.855.790 đồng/tấn và có hiệu lực từ ngày 19/8/2017 đến ngày 6/3/2018.

Trong giai đoạn điều tra cuối cùng, Bộ Công Thương đã quyết định gia hạn thời gian điều tra thêm 2 tháng (tức là đến ngày 12/1/2018).
Kết luận điều tra cho thấy, hàng hóa nhập khẩu đã gây ra tác động ép giá và kìm giá đối với hàng hóa sản xuất trong nước trong giai đoạn 2013-2016.
Mức chênh lệch giá gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước (bằng mức chênh lệch giữa giá bán thực tế và giá bán trong điều kiện không có thiệt hại) là 1.855.790 đồng/tấn. Hiện tượng ép giá, kìm giá vẫn tiếp tục diễn ra trong năm 2017 nên giá.

Như vậy, đã có sự gia tăng của hàng hóa nhập khẩu gây tác động về giá, thỏa mãn một trong ba điều kiện để áp dụng biện pháp tự vệ theo quy định của WTO và Việt Nam (Ba điều kiện là: có tác động về lượng và giá của hàng hóa nhập khẩu; ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng; và có mối quan hệ nhân quả giữa sự gia tăng nhập khẩu và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước).
Quá trình điều tra cho thấy ta có đầy đủ cơ sở pháp lý để áp thuế tự vệ chính thức ở mức 1.855.790 VND/tấn, tức là bằng với mức thuế đang áp dụng tạm thời.

Tuy nhiên, trong bối cảnh ngành sản xuất trong nước tối đa chỉ đáp ứng được khoảng 52% nhu cầu, sau khi cân nhắc toàn diện các mặt và tham khảo ý kiến các Bộ ngành liên quan, để bảo đảm hài hòa quyền lợi giữa ngành sản xuất trong nước và nông dân.
Bộ Công Thương quyết định áp dụng mức thuế tự vệ chính thức bằng với mức chênh lệch giữa giá bán thực tế và giá bán tại điểm hòa vốn của ngành sản xuất trong nước là 1.128.531 VND/tấn, tức là chỉ bằng 60% mức thuế mà Việt Nam được quyền áp dụng theo quy định của WTO và pháp luật Việt Nam.
Nguồn: VITIC

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710664812