Thứ bảy, 20-4-2024 - 2:13 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Xuất khẩu thép sang thị trường Tây Ban Nha tăng đột biến 

 Thứ sáu, 9-3-2018

AsemconnectVietnam - Xuất khẩu thép của Việt Nam trong tháng 1/2018 tăng so với cùng kỳ, trong đó Tây Ban Nha là thị trường có lượng xuất tăng mạnh nhất.

Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, kết thúc tháng 1/2018 xuất khẩu thép của Việt Nam giảm cả lượng và trị giá so với tháng cuối năm 2017, giảm lần lượt 4,7% và 2,8% tương ứng với 446,4 nghìn tấn, trị giá 320,9 triệu USD nhưng so với cùng kỳ năm 2017 xuất khẩu nhóm hàng này lại tăng khá 46,9% về lượng và 71,1% về trị giá. Giá xuất bình quân đạt 718,9 USD/tấn, tăng 37,4%.

Campuchia tiếp tục là thị trường chủ lực xuất khẩu thép của Việt Nam, chiếm 23% tổng lượng thép xuất khẩu, đạt 102,7 nghìn tấn, trị giá 64,4 triệu USD. Đứng thứ hai là thị trường Indonesia đạt 66,7 nghìn tấn, trị giá 50,9 triệu USD tăng 50,03% về lượng và 55,11%v về trị giá. Kế đến là Malaysia, Mỹ, Thái Lan ….

Nhìn chung, trong tháng 1/2018 lượng thép xuất khẩu sang các thị trường đều tăng trưởng, chiếm 76,9%. Đặc biệt, thời gian này thị trường Tây Ban Nha tăng nhập khẩu thép từ Việt Nam, tăng gấp hơn 47,6 lần về lượng và 45 lần về trị giá so với cùng kỳ năm trước, tuy lượng xuất chỉ đạt 6,1 nghìn tấn, trị giá 4,2 triệu USD.

Ngoài thị trường Tây Ban Nha, thì Nhật Bản và Brazil cũng tăng nhập khẩu thép từ Việt Nam với lượng nhập đạt lần lượt 9,9 nghìn tấn, 454 tấn tăng tương ứng 23,7 lần và 30,2 lần so với tháng 1/2017.
Ngoài những thị trường kể trên có tốc độ tăng vượt trội, thì lượng thép xuất sang một số thị trường cũng có mức tăng khá (trên 100%) như: Mỹ, Thái Lan, Bỉ, Ấn Độ, Thái Lan, Anh, Italia, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ.

Ở chiều ngược lại, thị trường với lượng xuất suy giảm chỉ chiếm 23,1% và xuất sang Pakistan giảm mạnh nhất 97,8% về lượng và 95,88% về trị giá, tương ứng với 83 tấn, 73,1 nghìn USD.
Đặc biệt, so với cùng thời gian này năm 2017 thị trường xuất khẩu thép của Việt Nam có thêm thị trường mới như Ai Cập, Ukraine, Saudi Arabia và trong số thị trường này Ukraine là thị trường có giá xuất đắt nhất trên 2.000 USD/tấn.

Thị trường xuất khẩu thép tháng 1/2018
Thị trường
Tháng 1/2018
So với cùng kỳ năm 2017
Lượng (Tấn)
Trị giá (USD)
Lượng (%)
Trị giá (%)
Tổng
446.408
320.925.936
46,9
71,1
Campuchia
102.742
64.414.526
100,08
141,57
Indonesia
66.772
50.935.824
50,03
55,11
Malaysia
60.420
39.348.817
43,07
65,53
Mỹ
50.336
44.467.361
129,87
136,90
Thái Lan
31.470
20.511.075
122,31
91,33
Philippines
16.240
9.677.160
-59,32
-40,55
Đài Loan
15.271
8.244.636
-15,85
-27,18
Lào
15.221
10.858.894
63,26
102,64
Hàn Quốc
14.047
9.160.191
-64,79
-57,01
Bỉ
12.793
9.982.658
254,08
244,73
Nhật Bản
9.916
6.665.917
2.277,94
906,65
Ấn Độ
7.481
6.819.331
212,23
229,17
Myanmar
6.702
4.567.794
7,68
30,25
Tây Ban Nha
6.198
4.285.576
4.667,69
4.406,67
Australia
5.042
3.738.096
-38,95
-14,40
Anh
2.243
1.606.972
173,54
177,45
Trung Quốc
1.637
2.152.482
89,69
28,24
Italy
1.232
2.075.746
215,90
285,76
UAE
697
1.218.011
-73,66
-28,71
Singapore
579
464.605
-52,66
-38,92
Brazil
454
318.647
2.926,67
1.165,07
Nga
408
479.589
0,49
36,56
Đức
189
419.268
200,00
197,40
Thổ Nhĩ Kỳ
173
285.303
154,41
314,39
Pakistan
83
73.155
-97,80
-95,88
Hồng Kông (Trung Quốc)
21
30.889
-41,67
-58,23
Việc chính phủ Mỹ áp thuế nhập khẩu mới đối với mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ nhằm bảo vệ ngành luyện kim trong nước. Chính phủ Mỹ sẽ áp thuế 25% đối với mặt hàng thép và 10% đối với mặt hàng nhôm nhập khẩu. Như vậy, là quyết định mới của Chính phủ Mỹ, ngành thép Việt Nam sẽ nằm trong nhóm 12 nước bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng thực tế sẽ không quá nghiêm trọng, theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam Mỹ hiện chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 11% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng sắt thép của Việt Nam.

Trên thực tế, nếu như xuất khẩu sang Mỹ bị ảnh hưởng do quyết định mới của Chính phủ Mỹ, ngành thép Việt Nam sẽ quay về dồn sức cạnh tranh trên thị trường chính hiện nay là khối ASEAN (hiện chiếm 59,3%). Ngoài ra, kể từ năm 2018 trở đi năng lực sản xuất thép cuộn cán nóng của Việt Nam có nhiều dự án mới đi vào hoạt động sẽ đủ để tạo nên CO (giấy chứng nhận xuất xứ, nguồn gốc hàng hóa).

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, dự báo năm 2018 tăng trưởng sản xuất thép cuộn cán nóng và thép lá cuộn cán nguội sẽ đạt lần lượt 154% và 5%, tăng trưởng tôn mạ và sơn phủ mạ đạt 12%.
Nguồn: VITIC

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710727074