Thứ năm, 25-4-2024 - 17:8 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam tiếp cận và tham gia Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 

 Thứ tư, 18-7-2018

AsemconnectVietnam - Chiều 13/7/2018, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải và Phó Trưởng ban thường trực Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát đã đồng chủ trì Hội thảo chuyên đề “Phát triển nền sản xuất thông minh: Tầm nhìn và Giải pháp công nghệ” trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì tổ chức.

 Tại Hội thảo, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đã có bài phát biểu về “Đánh giá mức độ sẵn sàng tiếp cận và tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Việt Nam và các đề xuất chính sách”.

Trong bài phát biểu, Thứ trưởng đã chia sẻ kết quả khảo sát của Bộ Công Thương về mức độ sẵn sàng đối với CMCN4 của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam. Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Việt Nam đang đứng ngoài cuộc CMCN4. Trong 6 nhóm nội dung đánh giá gồm: Chiến lược và tổ chức, Nhà máy thông minh, Vận hành thông minh, Dịch vụ dựa trên nền tảng dữ liệu, Sản phẩm thông minh và Người lao động, các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam tiếp cận ở mức thấp đối với tất cả các nội dung này, đặc biệt 2 nội dung về Chiến lược và tổ chức, Sản phẩm thông minh. Mức độ sẵn sàng cũng khác nhau giữa các doanh nghiệp theo quy mô và loại hình doanh nghiệp, trong đó các doanh nghiệp lớn đang thể hiện mức độ sẵn sàng cao hơn so với nhóm doanh nghiệp còn lại. Nhóm doanh nghiệp nhà nước có mức độ sẵn sàng cao hơn nhóm doanh nghiệp FDI. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của Bộ Công Thương cũng cho thấy, các công nghệ tiên tiến vẫn còn ít được áp dụng tại các doanh nghiệp, chiếm khoảng 15%, trong đó, tỉ lệ ứng dụng có xu hướng tăng theo quy mô doanh nghiệp và vượt trội ở các ngành cơ khí, thiết bị điện, và sản phẩm điện tử.
Để ngành công thương có thể chủ động tham gia vào cuộc CMCN4, Thứ trưởng cho biết ngành công thương đang nhanh chóng xây dựng một chiến lược tiếp cận bài bản, hệ thống với những giải pháp cụ thể, có tính đột phá, sớm định hình lại các trọng tâm ưu tiên và động lực của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử cũng như các mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ số và tích cực hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam tiếp cận với cuộc CMCN4.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải và các diễn giả tại phiên thảo luận của Hội thảo
Tiếp sau bài phát biểu của Thứ trưởng, đại diện các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã trình bày, chia sẻ kinh nghiệm của họ trong việc ứng dụng các công nghệ mới của cuộc CMCN4 trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm kiểm soát chất lượng, tối ưu hoá lợi nhuận, quản trị rủi ro và tối ưu hoá vận hành sản xuất. Điểm chung của các bài phát biểu đều nhất trí rằng tiềm năng ứng dụng các công nghệ của CMCN4 trong lĩnh vực sản xuất là rất lớn, nhưng đó là sự kế thừa từ nền tảng sản xuất, các kỹ năng quản trị công nghiệp đã được xây dựng từ các cuộc cách mạng trước đó. Các diễn giả cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của con người, cần có sự thay đổi về tư duy và kỹ năng để phù hợp với thời đại mới. Sự thay đổi này đặc biệt là cần thiết trong các doanh nghiệp, và các cơ sở giáo dục đào tạo. Đổi mới thiết bị tại các doanh nghiệp và đổi mới trang thiết bị, chương trình đào tạo tại các cơ sở đào tạo cần được xác định là một trong những ưu tiên hàng đầu để giúp các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam nắm bắt các cơ hội từ cuộc CMCN4.
Cũng tại hội thảo, lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương và Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đã bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của Chính phủ và sự phối hợp của các bộ, ban, ngành liên quan, cũng như sự hợp tác chặt chẽ của các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp FDI, các học giả trong và ngoài nước trong sự nghiệp phát triển công nghiệp Việt Nam vì một ngành công nghiệp sản xuất thông minh, bền vững.
Nguồn: Moit.gov.vn/Cục Công nghiệp

  PRINT     BACK
 Tiếp tục đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình khai báo C/O điện tử
 Thúc đẩy hợp tác thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và bang Andhra Pradesh - Ấn Độ
 Bộ Công Thương: Hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp trong các vấn đề tranh chấp thương mại
 Đoàn công tác Vì sự tiến bộ của phụ nữ Bộ Công Thương làm việc với Cục QLTT Gia Lai
 Hỗ trợ thực chất để thủy sản, lâm sản đạt 27,5 tỷ USD xuất khẩu
 Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải trao Cờ thi đua của Bộ Công Thương cho Công ty TNHH một thành viên Cơ khí Hà Nội
 Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nhân ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4
 Bộ Công Thương Việt Nam thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại toàn diện giữa Việt Nam và tỉnh Hải Nam, Trung Quốc
 Thứ trưởng Phan Thị Thắng làm thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ
 Hội nghị Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Hợp tác kinh tế Việt Nam – Trung Quốc (Hải Nam)
 Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham dự Lễ khai mạc Hội chợ hàng tiêu dùng quốc tế Hải Nam, Trung Quốc
 Diễn đàn doanh nghiệp “Việt Nam – Liên bang Nga: Cơ hội hợp tác mới và các lĩnh vực tiềm năng
 Khuyến khích Vietsovpetro đóng góp nhiều hơn nữa trong sự nghiệp phát triển ngành dầu khí Việt Nam
 Triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2023
 Khởi động đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện giữa Việt Nam và các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE)


© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710869546