Thứ sáu, 26-4-2024 - 6:7 GMT+7  Việt Nam EngLish 

44 nước ký Hiệp định thiết lập Khu vực thương mại tự do châu Phi 

 Thứ hai, 16-4-2018

AsemconnectVietnam - Theo Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi (AU) Moussa Faki Mahamat, sau 2 năm đàm phán, tại phiên họp bất thường lần thứ 10 của Đại hội đồng Liên minh châu Phi (AU) vừa được tổ chức tại thủ đô Kigali của Rwanda, ngày 21/3/2018, 44 trên 55 nước thành viên đã ký thỏa thuận về thiết lập Khu vực thương mại tự do châu Phi (AFCFTA).

 Sau khi ký kết, thỏa thuận sẽ được các quốc gia thành viên phê chuẩn theo các quy định của pháp luật từng nước.

Với thỏa thuận trên, châu Phi trở thành khu vực mậu dịch tự do lớn nhất về số nước tham gia kể từ khi thành lập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Khối AFCFTA có thể tạo ra một thị trường châu Phi 1,2 tỷ người với GDP 2,5 ngàn tỷ USD.
Theo đó, các nước thành viên AfCFTA cam kết sẽ bãi bỏ thuế đối với hơn 90% các mặt hàng trong tương lai. Tổng thống nước chủ nhà Rwanda, ông Paul Kagame phát biểu trước khi các quốc gia bắt đầu ký kết thỏa thuận: "Một khu vực tự do thương mại hứa hẹn sẽ mang lại thịnh vượng cho các quốc gia châu Phi. Chúng tôi luôn ưu tiên cho những mặt hàng và các loại hình dịch vụ chất lượng cao được sản xuất tại lục địa. Những lợi thế mà chúng ta có được từ việc thành lập một thị trường châu Phi hợp nhất sẽ có lợi cho nhiều thương vụ của chúng ta với các đối tác trên toàn thế giới".

AU ước tính trao đổi thương mại trong khối sẽ tăng gần 60% từ nay đến năm 2022. AFCFTA sẽ chính thức có hiệu lực trong vòng 180 ngày, sau khi có ít nhất 22 quốc gia ký kết phê chuẩn.
Theo các lãnh đạo AU, AFCFTA được xây dựng nhằm tạo ra một thị trường duy nhất tại châu Phi cho hàng hóa và dịch vụ với sự tự do lưu chuyển của dòng vốn đầu tư và kinh doanh. Theo AU, việc này sẽ mở đường thúc đẩy cho việc thành lập Liên minh hải quan vào năm 2022 và Cộng đồng kinh tế châu Phi vào năm 2028.

Việc xây dựng Khu vực mậu dịch tự do là một trong những dự án trọng điểm của Lịch trình 2063 của Liên minh châu Phi trong đó vạch ra tầm nhìn mới về phát triển lục địa cho 5 thập kỉ tiếp theo dựa trên sự tăng trưởng cho mọi người và sự phát triển bền vững. Khu vực tự do mậu dịch này thống nhất các FTA khu vực khác của châu Phi bao gồm thị trường chung Đông và Nam Phi (COMESA), Cộng đồng Đông Phi (CAE), Cộng đồng phát triển miền Nam Châu Phi (SADC), Cộng đồng kinh tế các quốc gia Trung Phi (CEEAC), Cộng đồng kinh té các quốc gia Tây Phi (CEDEAO), Liên minh Maghreb Ả rập và Cộng đồng các quốc gia nằm trên bờ và trong sa mạc Sahara.

Tuy nhiên, một số quốc gia đã không ký kết Hiệp định này trong đó có Nigeria (nền kinh tế hàng đầu của châu Phi), Benin, Namibia, Burundi, Érythrée và Sierra Leone. Theo ông Albert Muchanga, ủy viên Liên minh Châu Phi phụ trách thương mại và công nghiệp, “Một số nước vẫn còn dè dặt và chưa hoàn thành việc tham vấn ở trong nước. Nhưng chúng tôi vẫn còn một hội nghị thượng đỉnh tại Mauritania vào tháng 7 năm nay. Hi vọng các quốc gia còn lại sẽ ký Hiệp định này”.

Một số ý kiến cho rằng chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém và sự thiếu tính bổ sung giữa các nền kinh tế châu Phi là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển thương mại bên trong châu lục. Giao dịch thương mại trong nội bộ các nước châu Phi chỉ chiếm khoảng 16% tổng giao dịch thương mại của lục địa. Con số này rất khá thấp nếu so sánh với tỷ lệ 70% ở các quốc gia châu Âu, 52% tại châu Á và 50% ở Bắc Mỹ. Ngoài ra, tỷ trọng của châu Phi trong thương mại thế giới vẫn còn rất nhỏ, chỉ chiếm 2%.
Hội đồng Kinh tế AU ước tính thỏa thuận thành lập AFCFTA sẽ tăng gấp đôi lượng giao dịch thương mại nội lục địa.
 

Nguồn: Moit.gov.vn/Thương vụ Việt Nam tại An-giê-ri (KIêm nhiệm Ma-li, Xê-nê-gan, Xa-ra-uy, Ni-giê, Găm-bi-a))

  PRINT     BACK
 Bộ Công Thương đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới hoạt động và phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của các Tập đoàn, tổng công ty nhà nước
 Hải Dương hội tụ đủ yếu tố để phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng
 Thứ trưởng Đặng Hoàng An họp Ban Chỉ đạo Nhóm đối tác năng lượng Việt Nam (VEPG)
 Lễ ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa Bộ Công Thương và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giai đoạn 2023 - 2026, định hướng đến năm 2030
 Tập trung chuyển đổi số, phát triển kinh tế số ngành Công Thương
 Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp ngài Mark Garnier - Đặc phái viên thương mại của Thủ tướng Anh tại Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Brunei
 Thứ trưởng Trần Quốc Khánh tiếp, làm việc với Thứ trưởng Bộ Công Thương Lào
 Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc với UBND tỉnh Lào Cai
 Bộ Công Thương đề xuất nhiều giải pháp nhằm tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu
 Khởi công Tổ hợp chăn nuôi - chế biến bò thịt công nghệ cao tại Tam Đảo - Vĩnh Phúc
 Hiệp định UKVFTA – Thương mại xanh và công bằng với Việt Nam
 Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải tiếp Giám đốc cấp cao về nguồn cung ứng toàn cầu của Tập đoàn Google
 Bộ Công Thương tổ chức Lễ kỷ niệm 113 năm Ngày quốc tế Phụ nữ 8/3
 Việt Nam – Nhật Bản: Nhiều cơ hội hợp tác phát triển, chuyển dịch năng lượng
 Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp, làm việc với Đồng chí Bun-lửa Sỉn-xay-vo-ra-vông, Thống đốc Ngân hàng Lào


© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710886837