Thứ sáu, 19-4-2024 - 3:2 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Lấy ý kiến Dự thảo Thông tư quản lý giá sữa và thực phẩm chức năng cho trẻ em dưới 06 tuổi tại Hà Nội 

 Thứ hai, 17-4-2017

AsemconnectVietnam - Ngày 14/4, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến Dự thảo Thông tư quản lý giá sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi tại Hà Nội.

Bộ Công Thương cũng sẽ tiếp tục tổ chức Hội nghị lấy ý kiến Dự thảo Thông tư quản lý giá sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi tại TP HCM vào ngày 18/4/2017.
 
Sau 2 năm 9 tháng áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi, giá sữa trên thị trường cơ bản giữ ở mức giá ổn định. Theo đề nghị của Bộ Công Thương, tại Nghị quyết số 34/NQ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2017 tại phiên họp thường ký Chính phủ tháng 3 năm 2017, Chính phủ đã đồng ý với đề nghị của Bộ Công Thương về việc kết thúc áp dụng các biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi từ ngày 1/4/2017.
 
Sau khi kết thúc việc áp dụng biện pháp bình ổn giá, giá sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi sẽ được quản lý theo quy định chung của Luật Giá và các văn bản hướng dẫn, cụ thể:
 
Các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi có trách nhiệm:
 
+ Thực hiện đúng quy định về kê khai giá;
 
+ Được phép điều chỉnh tăng hoặc giảm giá khi các chính sách của Nhà nước thay đổi và các yếu tố đầu vào như giá nguyên liệu, tỷ giá, giá nhập khẩu... biến động làm tăng hoặc giảm chi phí sản xuất, chi phí kinh doanh và giá bán sữa; trường hợp điều chỉnh tăng, giảm giá trong phạm vi 5% thì thực hiện gửi thông báo bằng văn bản về mức giá điều chỉnh mới cho cơ quan tiếp nhận văn bản trước khi điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ. Trường hợp điều chỉnh tăng, giảm giá hàng hóa, dịch vụ cộng dồn vượt mức 5% so với mức giá đã kê khai liền kề trước đó, tổ chức, cá nhân phải thực hiện kê khai giá theo quy định;
 
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của giá kê khai;
 
+ Công khai thông tin về giá đã kê khai, niêm yết trong toàn hệ thống phân phối (nếu có); thực hiện bán không cao hơn giá niêm yết;
 
+ Thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền quản lý giá tiếp nhận biểu mẫu nếu thay đổi thời gian bắt đầu áp dụng giá đã kê khai.

Cơ quan quản lý nhà nước về giá ở trung ương và địa phương phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp nhận, rà soát chặt chẽ văn bản kê khai giá sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định của Luật Giá. Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi.
 
Trường hợp thị trường có biến động bất thường đủ điều kiện phải thực hiện bình ổn giá theo quy định tại Khoản 1, Điều 16 Luật Giá, tùy tình hình thực tế, thực hiện bình ổn giá theo quy định (bằng các biện pháp phù hợp với từng thời kỳ); đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn và Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP.
 
Để hướng dẫn cụ thể việc triển khai quy định về quản lý giá sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi trong toàn ngành công thương, Bộ Công Thương đã xây dựng Dự thảo thông tư về đăng ký giá, kê khai giá sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi. Trong thời gian Thông tư của Bộ Công Thương chưa được ban hành, việc kê khai giá hoặc thông báo giá sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi sẽ thực hiện theo Thông tư 56/2014/TT-BTC ngày 28/04/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá và Thông tư số 233/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 56/2014/TT-BTC; Bộ Công Thương đã có thông báo về danh sách các doanh nghiệp thực hiện kê khai giá, thông báo giá tại trung ương (tại Bộ Công Thương), các doanh nghiệp còn lại sẽ thực hiện kê khai giá, thông báo giá tại Sở Công Thương các tỉnh thành nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.
 
 
 
 
Dự thảo Thông tư về đăng ký giá, kê khai giá sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi đã được đăng trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương. Theo đó, kết cấu của Dự thảo Thông tư gồm 05 Chương:
 
+ Chương I: Quy định chung
 
+ Chương II: Quy định về đăng ký giá
 
+ Chương III: Quy định về kê khai giá
 
+ Chương IV: Quy định về Quyền và trách nhiệm của tổ chức cá nhân trong tổ chức thực hiện đăng ký, kê khai giá
 
+ Chương V: Tổ chức thực hiện
 
- Các nội dung cơ bản
 
i) Đối tượng điều chỉnh: Thương nhân sản xuất, kinh doanh mặt hàng sữa và thực phẩm chức năng gồm: thương nhân sản xuất; thương nhân nhập khẩu; thương nhân phân phối, bán buôn, bán lẻ các mặt hàng nêu trên và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
 
ii) Trách nhiệm của thương nhân đầu mối (sản xuất, nhập khẩu sữa, thực phẩm chức năng): tự xác định mức giá bán lẻ sữa và thực phẩm chức năng đến người tiêu dùng cuối cùng và đăng ký hoặc kê khai với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo phân công, phân cấp và triển khai giá bán này cũng như chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm sữa và thực phẩm chức năng trong toàn chuỗi phân phối trên cả nước; thông báo hệ thống phân phối của mình để cơ quan quản lý nhà nước giám sát việc thực hiện giá bán sản phẩm trên thị trường như đã đăng ký hoặc kê khai.
 
iii) Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước: xác định tính hợp lý, hợp pháp của việc định giá hoặc điều chỉnh giá sữa và thực phẩm chức năng do thương nhân đầu mối đăng ký, kê khai và giám sát việc thực hiện giá bán này trên thị trường.
 
iv) Việc phân công, phân cấp cơ quan tiếp nhận bản đăng ký, kê khai giá được thực hiện theo hướng: Bộ Công Thương ban hành danh sách các thương nhân thực hiện đăng ký, kê khai tại trung ương; Sở Công Thương trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành danh sách các thương nhân thực hiện đăng ký tại tỉnh và phân cấp triển khai tại tỉnh (gồm các thương nhân có trụ sở doanh nghiệp tại tỉnh và không nằm trong danh sách đăng ký, kê khai tại trung ương).
 
Theo các quy định này, thương nhân đầu mối sẽ tự xác định giá bán lẻ đối với sữa và thực phẩm chức năng do mình cung ứng và thực hiện việc kê khai (trong trường hợp không áp dụng biện pháp bình ổn giá) hoặc đăng ký giá đối với mặt hàng sữa (trong trường hợp áp dụng biện pháp bình ổn giá) với các cơ quan chức năng của ngành Công Thương theo phân cấp, đồng thời thông báo hệ thống phân phối của mình với các cơ quan chức năng ngành Công Thương. Sau khi xem xét tính phù hợp của mức giá đăng ký hoặc kê khai, các cơ quan chức năng ngành Công Thương sẽ thông báo mức giá nêu trên và thông tin về hệ thống phân phối của từng thương nhân đầu mối đến cơ quan quản lý tại các địa phương để phối hợp giám sát giá ở khâu bán lẻ cuối cùng. Mức giá này sẽ là mức giá trần của sản phẩm sữa bán trong toàn hệ thống của thương nhân đầu mối. Giá sữa bán lẻ của các đơn vị phân phối sẽ chịu sự giám sát của các thương nhân đầu mối nêu trên, đồng thời chịu sự kiểm soát của các lực lượng chức năng trên địa bàn kinh doanh (Sở Công Thương, Quản lý thị trường, Thanh tra thuế...).
 
Với phương thức quản lý này sẽ giúp truy xuất được nguồn gốc hàng hóa, kiểm soát được chất lượng, giá cả... xác định được trách nhiệm của các thương nhân khi có vi phạm hoặc có thể thu hồi được sản phẩm trong trường hợp sản phẩm có vấn đề về chất lượng. 
 
Các ý kiến của các chuyên gia, đại biểu tại Hội nghị được tổ chức tại Hà Nội và TP HCM sẽ được Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) tập hợp và bổ sung nhằm hoàn chỉnh Dự thảo Thông tư, trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt trong thời gian tới.
 
Hồng Hạnh
Nguồn: Moit.gov.vn

  PRINT     BACK
 Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam, Trung Quốc
 Gặp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn thanh niên Bộ Công Thương các thời kỳ
 Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới
 Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 29
 Bộ Công Thương ra mắt Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại áp dụng công nghệ chuỗi khối
 Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải tiếp Đoàn doanh nghiệp cấp cao của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
 Việt Nam ưu tiên phát triển các loại hình điện sinh khối, điện sản xuất từ rác và chất thải rắn
 Bộ Công Thương đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới hoạt động và phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của các Tập đoàn, tổng công ty nhà nước
 Hải Dương hội tụ đủ yếu tố để phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng
 Thứ trưởng Đặng Hoàng An họp Ban Chỉ đạo Nhóm đối tác năng lượng Việt Nam (VEPG)
 Lễ ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa Bộ Công Thương và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giai đoạn 2023 - 2026, định hướng đến năm 2030
 Tập trung chuyển đổi số, phát triển kinh tế số ngành Công Thương
 Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp ngài Mark Garnier - Đặc phái viên thương mại của Thủ tướng Anh tại Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Brunei
 Thứ trưởng Trần Quốc Khánh tiếp, làm việc với Thứ trưởng Bộ Công Thương Lào
 Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc với UBND tỉnh Lào Cai


© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710704063