Thứ tư, 24-4-2024 - 4:25 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Tăng cường bảo vệ môi trường trong công nghiệp, thương mại 

 Thứ sáu, 17-2-2017

AsemconnectVietnam -  Lễ ký “Chương trình phối hợp công tác về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại giai đoạn 2017 - 2020” giữa Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường được tổ chức vào chiều 15/2/2017 tại trụ sở Bộ Công Thương.

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân – Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đến tham dự, chỉ đạo và chứng kiến buổi lễ. Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đồng chủ trì Lễ ký kết.
Bộ Trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu tại Lễ ký kết
Phát biểu tại Lễ ký kết, Bộ Trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định: Lễ ký kết có ý nghĩa không chỉ riêng đối với hai Bộ, đây còn là yêu cầu to lớn đối với đất nước, với nhân dân, là yêu cầu mà hệ thống chính trị. Bộ Công Thương hiểu và nhận thức rõ yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, đặc biệt trong các lĩnh vực như năng lượng, nhiệt điện, hóa chát, giày da, chê biến chế tạo, khai khoáng, cơ khí... đều ẩn chứa yêu cầu và thách thức đặt ra trong việc đảm bảo môi trường, hướng tới phát triển bền vững. "Không thể đơn phương độc hành mà phải có sư phối hợp chặt chẽ giữa hai Bộ, cần đổi mới trong các lĩnh vực để phù hợp với yêu cầu thực tế." Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Trong chương trình phối hợp này, Bộ Công Thương xác định rõ yêu cầu cụ thể, tập trung quy chế, cách thức, tuy nhiên hai Bộ không thể làm thay nhiệm vụ của nhau mà phải phối hợp cùng thực hiện. Bộ Công Thương tin tưởng, nếu thực hiện nghiêm túc, đúng tinh thần dưới sự chỉ đạo của Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam sẽ đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn tới. 
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng chia sẻ: Khởi đầu kỷ nguyên phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, năng lượng xanh, đổi mới mô hình tăng trưởng. Mối quan hệ quan giữa môi trường và bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội liên quan mật thiết đến nhau. Việc Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường ký kết Chương trình phối hợp công tác về hoạt động bảo vệ mô trường là khách quan. "Bộ Tài nguyên và Môi trường không thể thành công nếu đứng riêng một mình". Để đạt được kết quả trong phát triển bền vững, quản lý môi trường, khai thác hợp lý tài nguyên, hai Bộ cần phối hợp chặt chẽ bởi các lĩnh vực mà 2 Bộ quản lý đều là những lĩnh vực quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
 "Bộ Tài nguyên và Môi trường cam kết sẽ thực hiện tốt các nhiệm vụ đã ký kết. Buổi ký kết hôm nay sẽ gieo mầm để gặt hái kết quả trong thời gian tới." Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.
Theo nội dung, Chương trình phối hợp công tác giữa hai Bộ hướng đến 3 mục tiêu chính:
- Tăng cường phối hợp giữa hai Bộ trong việc chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên; chủ động ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại;
- Kiểm soát chặt chẽ các vấn đề về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại, đặc biệt trong: công tác lập và phê duyệt quy hoạch; quá trình thẩm định, phê duyệt, kiểm soát hoạt động của các dự án sản xuất công nghiệp từ giai đoạn lập, thi công và vận hành chính thức dự án, nhất là các dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất điện, khai thác và chế biến khoáng sản, dầu khí, sản xuất hóa chất và phân bón, sản xuất thép và luyện kim, sản xuất bột giấy, dệt nhuộm và thuộc da;
- Phát huy tối đa chức năng, nhiệm vụ, nguồn lực, tiềm năng hiện có của hai Bộ trong việc quản lý, giám sát việc thực thi quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại.
Để đạt được các mục tiêu trên, hai Bộ thống nhất cùng triển khai 8 nội dung phối hợp, cụ thể:
- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường liên quan đến hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại;
- Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt các kế hoạch, chiến lược, quy hoạch thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của hai Bộ;
- Quản lý thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa;
- Phát triển ngành công nghiệp môi trường, dịch vụ môi trường, công nghiệp hỗ trợ phục vụ công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên trong hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại;
- Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; phòng ngừa ô nhiễm môi trường;
- Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản;
- Thanh tra, kiểm tra về tài nguyên và môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại;
- Chia sẻ thông tin, cơ sở dữ liệu, nâng cao nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường
Nhận thức tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường trong sự nghiệp phát triển bền vững hoạt động công nghiệp và thương mại, ngành Công Thương đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt, thể hiện rõ quan điểm không đánh đổi môi trường để lấy kinh tế. Điều này được thể hiện rõ trong các hoạt động mà ngành Công Thương đã thực hiện thời gian qua như: Xử lý nhanh và kịp thời các vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình quản lý, vận hành các nhà máy nhiệt điện, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ ngành, địa phương xử lý sự cố ô nhiễm môi trường biển 4 tỉnh miền Trung, ban hành Chỉ thị số 11 năm 2016 của Bộ Công Thương về việc tăng cường công tác quản lý môi trường ngành, tổ chức hàng loạt các hoạt động kiểm tra đối với cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm trên phạm vi cả nước. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ Công Thương công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp và thương mại đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Giai đoạn 2016-2020, ngành Công Thương đặt ra mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp bình quân 13,0%/năm, tăng trưởng giá trị tăng thêm công nghiệp đạt 7%/năm, tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 13%/năm, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm 42-43% trong GDP cả nước; tăng trưởng xuất khẩu bình quân 11%/năm.
Với mục tiêu tăng trưởng và phát triển đó, Bộ Công Thương đặt ra nhiệm vụ quan trọng đảm bảo sự bền vững của ngành Công Thương trong giai đoạn sắp tới, công tác bảo vệ môi trường được coi là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong suốt quá trình phát triển, một lần nữa khẳng định phát triển kinh tế phải gắn liền, đi đôi với công tác bảo vệ môi trường.
Xuất phát từ quan điểm và định hướng nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Công Thương thống nhất ký kết Chương trình phối hợp công tác quản lý và hoạt động bảo vệ môi trường. Đây là một điểm nhấn ghi nhận sự phối hợp hiệu quả giữa hai Bộ, đồng thời cũng là cam kết mạnh mẽ về việc đẩy mạnh hơn nữa hoạt động bảo vệ môi trường trong ngành Công Thương.
Tới dự và chứng kiến Lễ ký kết, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân vui mừng chia sẻ "Hôm nay là ngày vui của đất nước". Sự hợp tác giữa hai Bộ mang tính tự nhiên nhưng là sản phẩm của chính trị, là mong mỏi của Đảng và Nhà nước, hợp với lòng dân. Chương trình phối hợp được ký kết sẽ góp phần quan trọng trong việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã giao cho Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân
Lễ Ký kết giữa hai Bộ được thực hiện ngày hôm nay đã cho thấy 5 điểm tốt, đó là: Quy hoạch tốt; Thẩm định tốt; Vận thành tốt; Giám sát tốt; Chính sách tốt. Từ 05 cái tốt đó sẽ làm cho cuộc sống của nhân dân, đất nước phát triển tốt, đem lại niềm tin cho doanh nghiệp.
 "Ủy ban nhân dân mặt trận tổ quốc Việt Nam sẽ làm cái tai, cái mắt, cái miệng để nói về những điều mà Hai Bộ đã làm được", đồng chí Nguyễn Thiện Nhân khẳng định.
Nguồn: Quyên Lưu/Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương

  PRINT     BACK
 Diễn đàn doanh nghiệp “Việt Nam – Liên bang Nga: Cơ hội hợp tác mới và các lĩnh vực tiềm năng
 Khuyến khích Vietsovpetro đóng góp nhiều hơn nữa trong sự nghiệp phát triển ngành dầu khí Việt Nam
 Triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2023
 Khởi động đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện giữa Việt Nam và các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE)
 Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc song phương với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Cơ sở hạ tầng UAE
 Khai mạc Triển lãm quốc tế chuyên ngành dệt may - thiết bị & nguyên phụ liệu 2023
 Vietnam Expo 2023: Thu hút hơn 500 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia
 Họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 3/2023
 Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải trả lời báo chí tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2023
 Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải trả lời báo chí tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2023
 Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải làm việc với Đại sứ Argentina tại Việt Nam
 Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gặp Chủ tịch Hội nghị sỹ hữu nghị I-xra-en – Việt Nam
 Cuộc họp trực tuyến cấp Bộ trưởng giữa các nước thành viên Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Vương quốc Anh
 Việt Nam – Úc tổ chức họp Nhóm công tác Thương mại lần thứ 4
 Phát triển đầu tư, thương mại, dịch vụ - Tạo liên kết vùng cho doanh nghiệp


© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710818465