Thứ bảy, 20-4-2024 - 10:58 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Xuất khẩu giấy và sản phẩm kim ngạch tiếp tục tăng 

 Thứ năm, 25-5-2017

AsemconnectVietnam - Nối tiếp đà tăng trưởng kết thúc quý I/2017, xuất khẩu giấy và sản phẩm giấy tiếp tục tăng trưởng.

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, tính từ đầu năm đến hết tháng 4/2017, kim ngạch xuất khẩu giấy và sản phẩm từ giấy của Việt Nam tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước.
Vượt qua Nhật Bản và Đài Loan từ cuối quý I/2017, Hoa Kỳ đã soán ngôi vị dẫn đầu thị trường nhập khẩu giấy và sản phẩm giấy của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2017, chiếm 16,2% tổng kim ngạch, với 32 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ, tốc độ xuất khẩu sang thị trường này giảm 5,9%. Kế đến là Đài Loan và Nhật Bản, đạt kim ngạch lần lượt 27,9 triệu USD và 26,7 triệu USD, tăng tương ứng 8,02% và 0,38%. Đứng thứ tư là thị trường Campuchia, đạt 26,7 triệu USD, tăng 17,54% so với cùng kỳ năm trước.
Đặc biệt, trong 4 tháng đầu năm nay xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh đột biến, tăng 550,69%, tuy kim ngạch chỉ đạt 6,2 triệu USD. Ngược lại, xuất khẩu sang Hongkong và Lào lại suy giảm mạnh, giảm lần lượt 49,59% và giảm 30,71% tương ứng với 2 triệu USD và 1,3 triệu USD.
Ngoài thị trường Trung Quốc xuất khẩu tăng mạnh, còn có một số thị trường cũng có tốc độ tăng trưởng khá trên 100% như: Indonesia tăng 136,39%; Thái Lan 197,79% và Đức tăng 141,33%.
Thống kê TCHQ thị trường xuất khẩu giấy và sản phẩm 4 tháng 2017 - ĐVT: USD
Thị trường
4 tháng 2017
4 tháng 2016
So sánh (%)
Tổng
197.830.932
161.722.050
22,1
Hoa Kỳ
32.061.567
34.071.802
-5,90
Đài Loan
27.904.270
25.832.089
8,02
Nhật Bản
26.751.131
26.650.278
0,38
Campuchia
16.402.185
13.954.877
17,54
Singapore
12.830.865
12.214.498
5,05
Australia
10.356.848
7.619.817
35,92
Indonesia
8.747.243
3.700.316
136,39
Malaysia
8.692.528
6.202.808
40,14
Thái Lan
6.930.395
2.327.243
197,79
Trung Quốc
6.223.558
1.036.063
500,69
Philippin
4.356.049
2.523.745
72,60
Hàn Quốc
2.179.739
2.575.198
-15,36
Hongkong
2.060.551
4.087.413
-49,59
Lào
1.339.744
1.933.482
-30,71
Đức
1.063.066
440.507
141,33
UAE
944.577
945.539
-0,10
Anh
523.242
841.260
-37,80
Đối với giấy bao bì, theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội giấy và Bộ giấy Việt Nam cho biết, lần đầu tiên Việt Nam đã xuất khẩu giấy bao bì và mặt hàng này đang được kỳ vọng là sản phẩm xuất khẩu quan trọng của ngành giấy trong thời gian tới khi có hàng loạt dây chuyền tiếp tục đưa vào khai thác.
Việc xuất khẩu được những lô giấy bao bì đầu tiên chính là điểm sáng của ngành giấy từ đầu năm đến nay. Đây là sản phẩm của một doanh nghiệp FDI tại Hậu Giang. Lâu nay, Việt Nam chỉ mới xuất khẩu được giấy tissue thành phẩm (giấy ăn, giấy vệ sinh) cho thị trường dễ tính như Cuba và gia công cho một số thị trường khác.
Giấy bao bì đang được kỳ vọng là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của ngành giấy trong thời gian tới khi sẽ có thêm hàng loạt dự án đưa vào khai thác. Ví dụ như tháng 6 tới là dây chuyền giấy làm thùng sóng có công suất 500.000 tấn/năm của Công ty TNHH Xưởng giấy Chánh Dương (Bến Cát, Bình Dương) hay dây chuyền công suất 70.000 tấn/năm của Tân Kim Cương…
Trước đó, trong tháng 1, tháng 3 và tháng 4 đã có 5 công ty đưa khai vào các dây chuyền sản xuất giấy làm thùng sóng. Tổng công suất của các dây chuyền này đạt hơn 580.000 tấn/năm.
Tính chung, cả năm 2017, ngành giấy sẽ có thêm 1,56 triệu tấn giấy bao bì khi các nhà máy khai thác hết công suất thiết kế, giúp mảng này đạt trên 3 triệu tấn giấy/năm.
Tuy nhiên, ông Bảo cũng chia sẻ, phân nửa sản lượng này nằm trong tay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Trong những năm tiếp theo, mặt hàng giấy bao bì tiếp tục sẽ được gia tăng sản lượng khi có thêm nhiều dây chuyền vận hành. Tuy nhiên, cũng sẽ có nhiều dây chuyền ngừng hoạt động do công nghệ đã cũ kỹ, lạc hậu và không đảm bảo những yêu cầu về xả thải ra môi trường.
Giấy bao bì đang là một trong hai mặt hàng có tốc độ tăng trưởng tốt nhất của ngành giấy trong thời gian vừa qua. Điều này càng đặc biệt khi những mặt hàng khác như giấy in báo, giấy in, giấy viết sụt giảm. Đáng chú ý là mặt hàng giấy in báo. Đến thời điểm hiện tại, hai dây chuyền sản xuất mặt hàng này tại Công ty Giấy Tân Mai và Công ty cổ phần Bãi Bằng đều đã ngừng hoạt động.
Nguồn: VITIC

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710735839