Thứ năm, 25-4-2024 - 10:44 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Nhật Bản đang hồi sinh thỏa thuận thương mại vành đai Thái Bình Dương với Trung Quốc  

 Thứ hai, 24-4-2017

AsemconnectVietnam - Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hầu như không làm bất cứ ai ngạc nhiên khi ông rút Hoa Kỳ khỏi hiệp định TPP vào tháng Giêng. Mặc dù sự rút ra của Hoa Kỳ có khả năng gây sụp đổ thỏa thuận thương mại tự do khổng lồ này nhưng các quốc gia thành viên còn lại vẫn muốn thực hiện TPP và hy vọng rằng nó sẽ trờ thành “người bảo vệ” của nền kinh tế toàn cầu hóa. Và đó chính là Nhật Bản.

Sự dẫn dắt của Nhật Bản với hiệp định TPP sẽ tăng cường khả năng chống lại mạnh mẽ hơn sự trỗi dậy của Trung Quốc. Các nhà đàm phán từ 11 quốc gia đối tác còn lại có thể sẽ hội đàm tại Canada trong tháng tới về việc khôi phục lại hiệp ước ngăn chặn thuế quan cực đoan, bao gồm 40% GDP thế giới của Hoa Kỳ. Các Bộ trưởng Thương mại sẽ có cơ hội thảo luận lại vào tháng 5 bên lề một sự kiện Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương tại Việt Nam.
Nhật Bản không phải là tham gia thỏa thuận thương mại nhiệt tình nhất trước đây, sáu năm trước, các nông dân trồng lúa gạo Nhật đã phản đối chính phủ của họ về chính sách thuế quan 0% của TPP. Người dân Nhật Bản bị chia rẽ về việc liệu Nhật Bản có nên tham gia các cuộc đàm phán hay không. Tuy nhiên, gần đây xu hướng kêu gọi Nhật Bản duy trì đà phát triển của các vấn đề thương mại tự do đã tăng lên.
Naoki Kamiyama, chiến lược gia của Nikko Asset Management tại Tokyo cho biết "Chuỗi giá trị của nền kinh tế toàn cầu không còn là đơn phương, vì vậy các thoả thuận đa phương là một cách tiếp cận hợp lý đối với thương mại quốc tế". "Tôi tin rằng Nhật Bản muốn khởi động lại các cuộc đàm phán TPP liên quan đến Hoa Kỳ, và hiện tại mục tiêu của nó là để được thực hiện hoặc làm thay đổi tư duy của ông Trump".
Ngay cả khi không có Hoa Kỳ, sự dẫn dắt của Nhật Bản trong một quan hệ đối tác mới với các nền kinh tế lớn sẽ giúp ích các nhà xuất khẩu ô tô và điện tử có uy tín trong khi Trung Quốc có thể cạnh tranh về mặt kinh tế. Nhật Bản sẽ tỏa sáng hơn nếu TPP mới giữ lại các ràng buộc về bảo vệ quyền lao động, nâng cao tiêu chuẩn môi trường và cải cách các doanh nghiệp nhà nước. Các thỏa thuận do Trung Quốc dẫn dắt ít bao trùm những lĩnh vực này, khá nhạy cảm về mặt chính trị ở các nước phát triển.
Gần đây, Nhật Bản đã và đang cạnh tranh với Trung Quốc để trở thành quốc gia hàng đầu của châu Á về mặt quân sự cũng như về kinh tế. Hai bên vẫn tiếp tục duy trì các tranh chấp về các vấn đề trong chiến tranh thế giới II và tranh giành chủ quyền trên các phần của Biển Hoa Đông. Giờ đây, Trung Quốc đang nối kết nhiều nền kinh tế châu Á bằng Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Á Châu của mình và một mạng lưới "Con Đường Tơ Lụa" mở rộng sang châu Âu. Đầu tư từ Nhật Bản, với nền kinh tế trị giá 4,73 nghìn tỷ USD năm ngoái, riêng ở Đông Nam Á tăng ba lần từ năm 2011 đến giữa năm 2016 khi đạt 181 tỷ USD.
Trung Quốc không tham gia TPP, hiện đang xúc tiến một thỏa thuận thương mại tự do ở châu Á là Hiệp định đối tác kinh tế khu vực toàn diện RCEP. Nếu ký kết, nó sẽ bao gồm 10 quốc gia ASEAN cộng với Ấn Độ, Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Hiệp định này bao gồm 3,5 tỷ người, tổng sản phẩm quốc nội là 22,6 nghìn tỷ USD. Trọng tâm là cắt giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hoá hơn là các khía cạnh tự do hóa khác.
Ông Zhao Xijun, Phó khoa Tài chính của Đại học Renmin, Trung Quốc cho rằng một thỏa thuận tự do hoá thương mại đa phương do Nhật Bản dẫn dắt sẽ phải đấu tranh để giành vị trí thống trị của Trung Quốc, Liên minh Châu  (nếu có) hoặc Hoa Kỳ. Ba nền kinh tế này quá lớn để bỏ đi. Ông Zhao nói: "Đây là yếu tố thương mại cơ bản nhất để xem xét. Nếu bạn đàm phán với các nước không thương mại nhiều thì họ sẽ không làm tăng giá trị cho thương mại nước ngoài của bạn".
Và Trung Quốc đã không loại trừ khả năng sẽ tham gia TPP.

Nguồn: hoinhap.org.vn

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710860661