Thứ ba, 16-4-2024 - 22:22 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Tỷ lệ lạm phát của các nước trong tháng 10 

 Thứ tư, 31-10-2018

AsemconnectVietnam - Tỷ lệ lạm phát tăng tại các nước Philippines, Nga, Brazil, Hàn Quốc, Mexico, Tây Ban Nha, Đức, Bồ Đào Nha, Trung Quốc và lạm phát tại Singapore, Ấn Độ tăng thấp hơn dự báo.

Philippines
Số liệu do Cơ quan thống kê Philippines công bố cho biết, lạm phát của nước này trong tháng 9 tăng lên 6,7% từ 6,4% trong tháng trước và so với dự báo của thị trường là 6,8%. Đây là mức lạm phát cao nhất kể từ tháng 2/2009, do giá thực phẩm tăng và chi phí vận chuyển tăng nhanh hơn.
So với cùng kỳ năm ngoái, giá đồ uống không cồn tăng 9,7% trong tháng 9, sau khi tăng 8,5% trong tháng 8 và đánh dấu mức lạm phát thực phẩm cao nhất kể từ tháng 3/2009.
Ngoài ra, áp lực tăng giá đến từ: đồ uống có cồn và thuốc lá (21,8% từ 21,6% trong tháng 8); quần áo và giày dép (2,5% từ 2,4%); nhà ở, nước, điện, khí đốt và các nhiên liệu khác (4,6% từ 5,5%); trang trí nội thất, thiết bị gia dụng và bảo trì định kỳ (3,6% từ 3,5%); chăm sóc sức khỏe (4,1% từ 4%); vận tải (8% từ 7,8%); truyền thông (0,5%); văn hóa và giải trí (3% từ 2,4%); nhà hàng, hàng tạp hoá và dịch vụ khác (4%). Mặt khác, chi phí tiếp tục giảm đối với giáo dục (giảm 3,8%).
Trên cơ sở hàng tháng, giá tiêu dùng tăng 0,8%, sau khi tăng 0,9% trong tháng 8. Giá tăng đối với: đồ uống và đồ uống không cồn (1,8%); đồ uống có cồn và thuốc lá (0,4%); quần áo và giày dép (0,3%); nhà ở, nước, điện, gas và các nhiên liệu khác (0,4%); trang trí nội thất, thiết bị gia dụng và bảo dưỡng định kỳ nhà (0,3%); sức khỏe (0,2%); vận tải (0,9%); nhà hàng, hàng tạp hóa và dịch vụ khác (0,4%) và giáo dục (0,1%). Trong khi đó, lạm phát không đổi với thông tin liên lạc; giải trí và văn hóa và giáo dục.
Trong tháng 3/2018, Cơ quan Thống kê Philippines đã quyết định khôi phục lại chuỗi CPI vào năm 2012 từ năm 2006 để phù hợp với những thay đổi kinh tế trong nước. Trước đó, Ngân hàng trung ương đặt mục tiêu lạm phát từ 2-4% từ năm 2018 đến năm 2020.
Nga
Theo Cơ quan thống kê Nga, tỷ lệ lạm phát của Nga đã tăng lên 3,4% trong tháng 9 từ 3,1% trong tháng trước, thấp hơn mức dự báo 3,3% của thị trường. Đây là tỷ lệ lạm phát cao nhất kể từ tháng 7/2017, chủ yếu do giá lương thực tăng.
Trong các loại hàng hóa, giá lương thực tăng 2,5%, tăng từ 1,9% trong tháng 8; giá các sản phẩm phi thực phẩm tăng 4%, sau khi tăng 3,8% trong tháng trước đó. Ngoài ra, lạm phát dịch vụ tăng lên 3,8% trong tháng 9 từ 3,7% trong tháng 8.
Tỷ lệ lạm phát lõi hàng năm đã tăng lên 2,8% trong tháng 9 so với 2,6% của tháng trước.
Trên cơ sở hàng tháng, giá tiêu dùng tăng 0,2%, cao hơn mức dự báo của thị trường là 0,1% và sau khi không tăng trưởng trong tháng 8. Giá cả tăng nhanh hơn đối với các sản phẩm phi thực phẩm (0,4% từ 0,2% trong tháng 8) và chi phí giảm ít hơn đối với thực phẩm (giảm 0,1% từ mức giảm 0,4%). Trong khi đó, giá chững lại đối với dịch vụ (0,2% từ 0,3%).
Brazil
Theo Cơ quan thống kê Brazil, tỷ lệ lạm phát của Brazil tăng lên 4,53% trong tháng 9 từ 4,19% trong tháng 8, cao hơn dự báo của thị trường 4,45%. Đây là tỷ lệ lạm phát cao nhất kể từ tháng 3/2017, chủ yếu do giá dầu và thực phẩm tăng cao và đạt mức trung bình trong phạm vi mục tiêu của ngân hàng trung ương là 4,5% +/- 1,5%.
So với cùng kỳ năm ngoái, giá tăng nhanh hơn đối với thực phẩm và đồ uống không cồn (2,68% so với 2,15%); vận tải (6,93% so với 5,98% trong tháng 8), cụ thể là nhiên liệu (17,69% so với 15,13%); nhà ở (7,8% so với 7,28%), cụ thể là điện (20,37% so với 16,85%); giáo dục (5,27% so với 5,06%). Mặt khác, lạm phát giảm đối với quần áo và giày dép (1,22% so với 1,52%); chăm sóc sức khỏe và cá nhân (5,39% so với 5,44%); hàng gia dụng (1,07% so với 1,1%) và truyền thông (0,41% so với 0,97%).
Trên cơ sở hàng tháng, giá tiêu dùng tăng 0,48% sau khi giảm 0,09% trong tháng 8 và cao hơn dự báo của thị trường tăng 0,41%. Đây là tỷ lệ hàng tháng cao nhất trong tháng 9 kể từ năm 2015 khi giá tăng 0,54%. Giá thực phẩm và đồ uống (0,1% so với mức giảm 0,34% trong tháng 8), giá vận tải (1,69% so với mức giảm 1,22%), trong khi chi phí nhà ở giảm nhẹ (0,37% so với 0,44%). Áp lực tăng mạnh nhất là từ chi phí xăng (3,94% so với mức giảm 1,45%), ethanol (5,42% so với mức giảm 4,69%), dầu diesel (6,91% so với mức giảm 0,29%), giá vé máy bay (16,81% so với mức giảm 26,12%), trái cây (4,42%), gạo (2,16%) và bánh mì Pháp (0,96%).
Hàn Quốc
Số liệu do Cơ quan thống kê Hàn Quốc công bố cho biết, lạm phát của Hàn Quốc tăng lên 1,9% trong tháng 9 từ 1,4% trong tháng trước và cao hơn dự báo của thị trường là 1,55%. Đây là mức lạm phát cao nhất trong một năm, chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp (7,9%), đặc biệt là rau quả tăng 14,5% do mưa lớn. Ngoài ra, giá điện cũng tăng 20,2%.
So với cùng kỳ năm ngoái, giá cả tăng nhanh hơn đối với thực phẩm và đồ uống không cồn (5,2% từ 3% trong tháng 8); giáo dục (1,5% từ 1,4%), văn hóa và giải trí (1,9% từ 0,6%).
Mặt khác, giá giảm đối với nhà hàng và khách sạn (2,4% từ 2,6%); vận tải (4,1% từ 4,6%), đồ nội thất và thiết bị gia dụng (2,4% từ 3,1%). Trong khi đó, lạm phát ổn định đối với quần áo và giày dép (0,6% không đổi so với tháng 8), hàng hóa và dịch vụ khác (0,9%); giá tiếp tục giảm đối với sức khỏe (giảm 0,5% từ mức giảm 0,9%) và thông tin liên lạc (giảm 1,7% từ mức giảm 1,6%).
Trong năm 2018, Ngân hàng Hàn Quốc dự báo lạm phát ở mức 1,7%.
Trên cơ sở hàng tháng, giá tiêu dùng tăng 0,7%, sau khi tăng 0,5% trong tháng 8 và cao hơn dự báo của thị trường là 0,3%.
Mexico
Tỷ lệ lạm phát của Mexico tăng lên 5,02% trong tháng 9 từ 4,9% trong tháng 8 và thấp hơn mức dự báo của thị trường là 5,01%. Đây là tỷ lệ lạm phát cao nhất kể từ tháng 3, khi giá tiếp tục tăng, đặc biệt là năng lượng và thực phẩm, đồ uống và thuốc lá, ngược lại, chi phí giáo dục giảm.
So với cùng kỳ năm ngoái, giá tăng cao đối với năng lượng (19,2% so với 18,96% trong tháng 8); thực phẩm, đồ uống và thuốc lá (4,8% so với 4,55%); các dịch vụ khác bao gồm nhà hàng, dịch vụ điện thoại, dịch vụ y tế và dịch vụ du lịch trọn gói (4,09% so với 3,81%) và nhà ở (2,62% so với 2,56%). Trong khi đó, lạm phát giảm đối với giáo dục (4,69% so với 5,02%).
Trên cơ sở hàng tháng, giá tiêu dùng tăng 0,42%, sau khi tăng 0,58% trong tháng 8, cao hơn dự báo của thị trường là 0,41%. Giá giảm chủ yếu là xăng (1,47% so với 2,73%) và hàng nông sản như hành (7,76% so với 42,5%) và cà chua (4,26% so với 20,78%).
Chỉ số lạm phát lõi, không bao gồm một số thực phẩm dễ biến động và giá năng lượng tăng 0,32% (0,25% trong tháng 8) và tăng 3,67% trên cơ sở hàng năm (3,63% trong tháng 8).
Pháp
Theo Viện Thống kê và Nghiên cứu kinh tế quốc gia Pháp (INSEE), tỷ lệ lạm phát hàng năm của Pháp ở mức 2,2% trong tháng 9 năm 2018, không thay đổi so với ước tính sơ bộ và thấp hơn mức cao nhất trong hơn 6 năm trong tháng 8 là 2,3%. Lạm phát giảm đối với dịch vụ và năng lượng, trong khi sản phẩm sản xuất giảm phát sâu.
Lạm phát giảm nhẹ đối với năng lượng (12,8% từ 13% trong tháng 8) và dịch vụ (1,1% từ 1,3%) trong khi giá sản phẩm sản xuất giảm hơn một tháng trước đó (giảm 0,2% từ  mức giảm 0,1%). Trong khi đó, giá lương thực tăng 2,8% (so với 2,2% trong tháng 8), tăng bởi thực phẩm tươi sống (11,2% so với 6,9%). Lạm phát là ổn định với sản phẩm thực phẩm khác (1,4%) và thuốc lá (16,8%).
Tỷ lệ lạm phát lõi hàng năm, không bao gồm giá khu vực công, giá tiêu dùng dễ biến động và các biện pháp thuế giảm xuống 0,7% trong tháng 8 từ 0,9% trong tháng 8.
Trên cơ sở hàng tháng, giá tiêu dùng giảm 0,2% trong tháng 9, trái ngược với mức tăng 0,5% trong tháng 8 và phù hợp với dự báo của thị trường giảm 0,2%. Lạm phát giảm xuất phát từ việc giảm giá dịch vụ theo mùa (giảm 1,5% từ 0,3%). Ngược lại, giá sản phẩm sản xuất tăng nhanh hơn (1,3% từ mức 1,1%) sau khi kết thúc doanh thu mùa hè vào tháng 8. Ngoài ra, giá lương thực tăng nhanh (0,6% từ 0,3%), trong khi đó, giá năng lượng tăng 0,9% so với tháng trước sau khi ổn định trong tháng 8.
Chỉ số giá tiêu dùng harmonized tăng 2,5% so với năm trước (so với 2,6% trong tháng 8); và giảm 0,2% so với tháng trước (so với 0,5% trong tháng 8).
Tây Ban Nha
Tỷ lệ lạm phát ở Tây Ban Nha tăng lên 2,3% trong tháng 9 từ 2,2% trong tháng 8, cao hơn so với ước tính sơ bộ 2,2% và cao hơn dự báo của thị trường về mức tăng 2,2%. Đây là tỷ lệ lạm phát cao nhất kể từ tháng 6, chủ yếu là do chi phí nhà ở.
So với cùng kỳ năm ngoái, giá tăng đối với nhà ở (5,3% so với 4,3% trong tháng 8), chủ yếu do giá điện tăng cao hơn; nhà hàng và khách sạn (1,9% so với 1,8%); quần áo và giày dép (1% so với 0,9%); sức khỏe (0,1%) và giáo dục (1% so với 0,8%). Ngoài ra, chi phí các hoạt động văn hóa và giải trí giảm 1% so với mức giảm 1,1% trong tháng 8.
Trong khi đó, giá giảm đối với thực phẩm và đồ uống không cồn (1,7% so với 2%), cụ thể là hoa quả và rau; vận tải (5% so với 5,2%) và đồ nội thất (0,2% so với 0,3%). Ngoài ra, lạm phát ổn định đối với hàng tạp hóa và dịch vụ (1%, không đổi so với tháng 8) và thông tin liên lạc (2,6%).
Lạm phát lõi hàng năm, không bao gồm các mặt hàng dễ biến động như thực phẩm và năng lượng, không đổi ở mức 0,8% trong tháng 8.
Trên cơ sở hàng tháng, giá tiêu dùng tăng 0,2% so với mức tăng 0,1% trong tháng 8, phù hợp với ước tính sơ bộ và phù hợp với dự báo của thị trường. Trong đó, giá quần áo và giày dép (5,3%); nhà ở (1,1%) và vận tải (0,4%). Ngược lại, chi phí các hoạt động văn hóa và giải trí giảm 3,1%.
Chỉ số giá tiêu dùng harmonized tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước, sau khi tăng 2,2% trong tháng 8 và tăng 0,2% so với tháng trước.
Đức
Theo Cơ quan thống kê Đức, tỷ lệ lạm phát của Đức tăng lên 2,3% trong tháng 9 từ 2% trong tháng trước và phù hợp với ước tính sơ bộ. Đây là tỷ lệ lạm phát cao nhất kể từ tháng 11/2011, khi giá dịch vụ, năng lượng và thực phẩm tăng cao hơn.
Lạm phát dịch vụ tăng 1,5% trong tháng 9 từ 1,4% trong tháng trước, với chi phí thuê nhà không bao gồm chi phí sưởi ấm tăng 1,5% so với 1,6% trong tháng 8. Áp lực tăng lên đến từ: ngày lễ trọn gói (3,1%); bảo dưỡng và sửa chữa xe cộ (2,7%). Trong khi đó, người tiêu dùng trả ít hơn cho các dịch vụ giáo dục mầm non và tiểu học (giảm 11,4%); vé máy bay (giảm 3,9%) và dịch vụ viễn thông (giảm 0,7%).
Ngoài ra, giá hàng hóa tăng 3,1% trong tháng 9, sau khi tăng 2,7% trong tháng 8, tăng bởi giá năng lượng (7,7% so với 6,9%) và thực phẩm (2,8% so với 2,5%).
Giá thực phẩm và đồ uống không cồn tăng 2,8%, sau khi tăng 2,4% trong tháng 8. Giá hoa quả tăng 2,7%; sản phẩm từ sữa và trứng (3,5%) và rau (12,3%).
Giá năng lượng tăng 7,7%, sau khi tăng 6,9% trong một tháng trước đó. Giá tăng chủ yếu là: dầu nóng (35,6%); nhiên liệu động cơ (13%); điện (0,9%); chi phí sưởi ấm (2,4%). Ngược lại, giá gas giảm 1,5%.
Trên cơ sở hàng tháng, chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,4% trong tháng 9, sau khi tăng 0,1% trong một tháng trước đó và phù hợp với ước tính sơ bộ. Giá năng lượng tăng 2%, đặc biệt là các sản phẩm dầu mỏ tăng 4,3%, trong đó dầu nóng tăng 9,7% và nhiên liệu động cơ tăng 2,6%. Giá quần áo tăng 8,1%, đặc biệt là do thu mùa thu/mùa đông bắt đầu đến. Ngoài ra, giá lương thực tăng 0,9%, đặc biệt đối với rau quả (7,8%). Trong khi đó, giá giảm đối với các ngày lễ trọn gói (giảm 19,5%), và vé máy bay (giảm 4,2%).
Chỉ số giá tiêu dùng harmonized tăng 2,2% so với năm trước và tăng 0,4% so với tháng trước.
Bồ Đào Nha
Tỷ lệ lạm phát hàng năm của Bồ Đào Nha tăng lên 1,4% trong tháng 9 từ mức thấp nhất trong 3 tháng là 1,2% trong tháng trước và phù hợp với ước tính sơ bộ. Áp lực tăng lớn nhất đến từ giá của vận tải, nhà hàng và khách sạn.
So với cùng kỳ năm ngoái, giá tăng nhanh hơn đối với vận tải (4,62% so với 4% trong tháng 8); nhà hàng và khách sạn (3,3% so với 1,11%); hàng hóa và dịch vụ khác (0,57% so với 0,48%) và nhà ở & tiện ích (2,66% so với 2,65%), trong đó giá thuê nhà (2,3% so với 2,2%).
Mặt khác, giá thức ăn và đồ uống không cồn giảm (0,84% ​​so với 0,9%); văn hóa và giải trí (0,35% so với 0,49%); y tế (1,19% so với 1,22%), đồ uống có cồn và thuốc lá (2,15% so với 2,4%). Ngoài ra, giá quần áo và giày dép giảm 3,6% so với mức giảm 2,46% và đồ nội thất, thiết bị gia dụng (giảm 0,35% so với mức giảm 0,31%).
Tỷ lệ lạm phát lõi hàng năm, trong đó không bao gồm giá năng lượng và sản phẩm thực phẩm chưa chế biến tăng lên 0,9%, phù hợp với con số sơ bộ, từ 0,6% trong tháng trước đó.
Trên cơ sở hàng tháng, giá tiêu dùng tăng 1,1% bằng với ước tính ban đầu, sau khi giảm 0,3% trong tháng 8, khi chi phí phục hồi với cả quần áo và giày dép (18,81% so với mức giảm 5,59%), nhà hàng và khách sạn (2,51% so với mức giảm 1,84%).
Chỉ số giá tiêu dùng harmonized tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước (1,3% trong tháng 8) và tăng 1,5% so với tháng trước, tăng trở lại từ mức giảm 0,7% của tháng trước đó.
Ấn Độ
Số liệu do Cơ quan thống kê Ấn Độ công bố cho biết, lạm phát của Ấn Độ tăng lên 3,77% trong tháng 9 từ 3,69% trong tháng 8, nhưng thấp hơn dự báo của thị trường là 4%. Lạm phát lương thực chỉ tăng nhẹ, phù hợp với dự báo của ngân hàng trung ương. Trước đó, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đã cắt giảm dự báo lạm phát xuống 4% từ 4,6% trong quý II.
Lạm phát thực phẩm và đồ uống đã tăng lên 1,08% từ 0,85% trong tháng 8 và chỉ số thực phẩm tăng 0,51%, cao hơn 0,29% trong tháng 8. Giá tăng nhanh hơn đối với các bữa ăn, đồ ăn nhẹ, đồ ngọt (4,41% so với 4,16%); đồ uống không cồn (2,1% so với 1,86%). Mặt khác, lạm phát giảm đối với trái cây (1,12% so với 3,57% trong tháng 8); sữa và các sản phẩm (2,58% so với 2,66%); trứng (3,76% so với 6,96%); thịt và cá (2,32% so với 3,21%); dầu và chất béo (3,21% so với 3,47%). Ngoài ra, giá giảm với rau (giảm 4,15% so với mức giảm 7%); đường và bánh kẹo (giảm 6,42% so với mức giảm 5,81%).
Trong số các sản phẩm phi lương thực, giá tăng với tốc độ nhanh hơn đối với chảo, thuốc lá và chất độc (5,57% so với 5,34%); hàng tạp hóa (5,65% so với 5,52%) nhưng giảm với nhà ở (7,07% so với 7,59%); quần áo và giày dép (4,64% so với 4,88%). Lạm phát không đổi đối với nhiên liệu và điện (8,47%, không đổi so với tháng 8).
Tỷ lệ lạm phát tạm thời tương ứng cho khu vực nông thôn và thành thị là 3,34% và 4,31%, so với tháng 8 là 3,41% và 3,99%.
Trên cơ sở hàng tháng, giá tiêu dùng giảm 0,07% trong tháng 8, sau khi tăng 0,43% trong tháng 8.
Eurozone
Tỷ lệ lạm phát hàng năm trong khu vực đồng Euro được xác nhận ở mức 2,1% trong tháng 9, cao hơn 2% trong tháng trước đó. Áp lực tăng chủ yếu đến từ giá năng lượng và thực phẩm chưa qua chế biến.
Giá cả tăng với tốc độ nhanh hơn đối với năng lượng (9,5% so với 9,2% trong tháng 8) và thực phẩm chưa qua chế biến (3,2% so với 2,5%) trong khi chi phí giảm với thức ăn chế biến (2,2% so với 2,4%). Trong khi đó, lạm phát ổn định đối với dịch vụ (1,3%) và hàng công nghiệp phi năng lượng (0,3%).
Trong số các nền kinh tế lớn nhất của Eurozone, tỷ lệ hàng năm cao nhất tại Pháp (2,5%), tiếp theo là Tây Ban Nha (2,3%), Đức (2,2%) và Ý (1,5%).
Lạm phát lõi hàng năm, không bao gồm giá năng lượng, thực phẩm, rượu và thuốc lá được xác nhận ở mức 0,9% trong tháng 9, từ mức giảm 0,9% trong tháng 8.
Trên cơ sở hàng tháng, giá tiêu dùng tăng 0,5% trong tháng 9, sau khi tăng 0,2% trong tháng trước và phù hợp với dự báo của thị trường.
Trung Quốc
Số liệu do Cơ quan thống kê quốc gia Trung Quốc công bố cho biết, lạm phát giá tiêu dùng của Trung Quốc tăng lên mức cao nhất trong 7 tháng vào tháng 9 từ mức 2,3% trong tháng trước và phù hợp với ước tính của thị trường. Giá lương thực tăng mạnh trong khi giá phi thực phẩm tiếp tục tăng. Tuy nhiên, lạm phát vẫn thấp hơn mục tiêu của chính phủ Trung Quốc khoảng 3% trong năm 2018.
Lạm phát lương thực tăng lên mức cao nhất trong 7 tháng từ 3,6% trong tháng 7 so với 1,7% của tháng trước, khi giá tăng với tốc độ nhanh hơn cả trái cây tươi (10,2% so với 5,5% trong tháng 8) và rau tươi ( 14,6% và 4,3%). Ngoài ra, giá trứng tiếp tục tăng (7,1% so với 10,2%); trong khi giá thịt lợn giảm ít hơn (giảm 0,4% so với mức giảm 4,9%). Chi phí dầu ăn tiếp tục giảm (giảm 0,6% so với mức giảm 0,6%).
Trong khi đó, chi phí phi thực phẩm tăng 2,2%, sau khi tăng 2,5% trong tháng 8. Chi phí tăng thêm đối với quần áo (1,2% so với 1,3%); y tế (2,7% so với 4,3%); giáo dục, văn hóa và giải trí (2,2% so với 2,6%); hàng hóa và dịch vụ khác (0,7% so với 1,2%), trong khi lạm phát không đổi đối với hàng hóa và dịch vụ gia đình (1,6%). Đồng thời, chi phí tăng với tốc độ nhanh hơn với thuê nhà, nhiên liệu và tiện ích (2,6% so với 2,5%); vận tải và truyền thông (2,8% so với 2,7%).
Lạm phát lõi hàng năm, không bao gồm các mặt hàng dễ biến động như thực phẩm và năng lượng, đã giảm xuống 1,7% trong tháng 9 từ mức 2% trong tháng trước.
Trên cơ sở hàng tháng, giá tiêu dùng tăng 0,7% trong tháng 9, không đổi trong tháng 8 và phù hợp với kỳ vọng của thị trường. Đây là tỷ lệ cao nhất hàng tháng kể từ tháng 2.
Trong khi đó, chỉ số giá sản xuất tại Trung Quốc tăng 3,6% so với năm trước vào tháng 9, sau khi tăng 4,1% trong tháng trước và so với kỳ vọng thị trường là 3,5%. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 4, khi giá sản xuất tăng 4,6% (so với 5,2% trong tháng 8), cụ thể là khai thác (11,7% so với 12,1%), nguyên liệu thô (7,3% so với 7,8%) và chế biến (2,9% so với 3,5%). Trong khi đó, lạm phát hàng tiêu dùng tăng 0,8% từ 0,7%); trong đó hàng tiêu dùng tăng 0,8% so với 0,7%; sản xuất lương thực (0,9% và 0,7%); quần áo (1,1%), hàng hóa sử dụng hàng ngày (1,1% so với 1,2%) và hàng tiêu dùng lâu bền (0,2%). Trên cơ sở hàng tháng, giá sản xuất tăng 0,6%.
Singapore
Theo Cơ quan thống kê Singapore, tỷ lệ lạm phát của Singapore là 0,7% trong tháng 9, thấp hơn dự báo của thị trường là 0,8%. Giá tăng ít chủ yếu cho thực phẩm, quần áo và giày dép, giải trí và văn hóa. Trong khi đó, lạm phát tăng đối với giáo dục và chi phí giảm ở tốc độ chậm hơn với nhà ở và vận tải.
Trong tháng 9, lạm phát lương thực giảm xuống 1,6% từ mức 1,7% trong tháng trước đó. Trong số các loại thực phẩm không bao gồm dịch vụ ăn uống, chi phí tăng ít hơn với dầu và chất béo (0,7% so với 3,9% trong tháng 8); trái cây (3,3% so với 3,4%); đường, chất bảo quản và bánh kẹo (1,7% so với 3,3%) và đồ uống không cồn (2,2% so với 2,3%) và thịt (giảm 0,3% so với mức giảm 0,8%). Ngược lại, giá tăng hơn nữa với bánh mì và ngũ cốc (2,9% so với 2,3%); sữa, phô mai và trứng (1,5% so với 1,4%); và các thực phẩm khác (2,1% so với 1,7%). Trong số các dịch vụ cung cấp thực phẩm, lạm phát tăng đối với thực phẩm nhà hàng (2% so với 1,9%), thực phẩm bán rong bao gồm cả khu ăn uống (1,6% so với 0,4%); trong khi giảm với thức ăn nhanh (0,2% so với 0,4%).
Ngoài ra, lạm phát giảm đối với quần áo và giày dép (1,8% so với 2,8%), văn hóa và giải trí (1,2% so với 1,6%), do chi phí nghỉ lễ (2,7%, không đổi so với tháng trước). Trong khi đó, lạm phát ổn định đối với hàng tạp hóa và dịch vụ (1,1%) và chăm sóc sức khỏe (2%).
Trong khi đó, giá tăng nhanh hơn với giáo dục (2,9% so với 2,4%), đồ dùng gia đình và dịch vụ (0,8% so với 0,7%), chủ yếu do dịch vụ gia đình (1,3%, không đổi so với tháng 8).
Ngược lại, giá giảm với tốc độ chậm hơn đối với nhà ở và đồ thiết yếu (giảm 0,5% so với mức giảm 0,6%) và vận tải (giảm 0,1% so với mức giảm 0,2% trong tháng 8).
Lạm phát lõi hàng năm, không bao gồm chi phí chỗ ở và vận tải đường bộ tư nhân, giảm xuống 1,8% trong tháng 9 từ 1,9% trong tháng 8 và thấp hơn so với dự báo 1,9%.
N.Nga
Trên cơ sở hàng tháng, giá tiêu dùng không thay đổi, sau khi tăng 0,4% trong tháng 8.
Nguồn: VITIC/Tradingeconomics

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710659045