Thứ sáu, 19-4-2024 - 13:1 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Tình hình kinh tế các nước Châu Âu tháng 8 

 Thứ bảy, 1-9-2018

AsemconnectVietnam - Trong tháng 8 vừa qua, kinh tế các nước Châu Âu có những diễn biến sau: Tỷ lệ lạm phát của Ý tăng 1,5%; Lạm phát của Bồ Đào Nha tăng lên mức cao nhất trong 15 tháng; Lạm phát của Tây Ban Nha giảm nhẹ; Kinh tế Pháp dự báo tăng 1,8% trong năm 2018; Tỷ lệ lạm phát của Pháp tăng lên mức cao nhất trong hơn 6 năm.

Ý
Số liệu do Cơ quan thống kê Italia công bố cho biết, tỷ lệ lạm phát ở nước này tăng lên 1,5% trong tháng 7 từ 1,3% trong tháng trước, cao hơn dự báo của thị trường là 1,4%. Đây là tỷ lệ lạm phát cao nhất kể từ tháng 4 năm ngoái, chủ yếu do giá năng lượng cao hơn.
So với cùng kỳ năm ngoái, giá tăng với thực phẩm chưa qua chế biến (3,6% so với 3,4% trong tháng 6) và thực phẩm chế biến (1,8% so với 1,7%). Ngoài ra, chi phí tăng lên cho năng lượng (7,9% so với 4,2%), bởi các sản phẩm năng lượng (5,5% so với mức giảm 1,2%). Ngoài ra, giá cả tăng nhanh hơn cho các nhà hàng và khách sạn (1,2% so với 1%); nhà ở và tiện ích (2,6%); hàng tạp hóa và dịch vụ khác (2,6% so với 2,3%), đồ uống có cồn và thuốc lá (3,8% so với 3,5%). Mặt khác, chi phí giảm với các hoạt động văn hóa và giải trí (0,2% so với 0,9%), quần áo và giày dép (0,1% so với 0,2%). Ngoài ra, giá các dịch vụ y tế giảm 0,1% và lạm phát ổn định cho đồ nội thất và thiết bị gia dụng (0,2%).
Tỷ lệ lạm phát lõi hàng năm, không bao gồm giá năng lượng và thực phẩm chưa qua chế biến tăng 0,7% thấp hơn so với 0,8% trong tháng 6. Chỉ loại trừ năng lượng, lạm phát tăng 0,9% sau khi tăng 1% trong tháng 6.
Trên cơ sở hàng tháng, giá tiêu dùng tăng 0,3%, sau khi tăng 0,2% trong tháng 6, phù hợp với dự báo của thị trường và ước tính sơ bộ.
Chỉ số giá tiêu dùng harmonized tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước (so với 1,4% trong tháng 6) trong khi giảm 1,4% so với tháng trước (so với 0,2% trong tháng 6).
Bồ Đào Nha
Theo Cơ quan thống kê Bồ Đào Nha, tỷ lệ lạm phát của nước này trong tháng 7 tăng lên 1,6% từ 1,5% trong tháng 6, phù hợp với ước tính sơ bộ và là tỷ lệ lạm phát cao nhất kể từ tháng 4/2017.
So với cùng kỳ năm ngoái, lạm phát hàng tăng chủ yếu là nhà ở và tiện ích (2,6% so với 2,32% trong tháng 6), cụ thể là tiền thuê nhà (2,1% so với 1,9%); hàng tạp hóa và dịch vụ khác (1,58% so với 1,52%), nhà hàng và khách sạn (4,82% so với 3,82%).
Mặt khác, giá giảm đối với thực phẩm và đồ uống không cồn (1,19% so với 1,24%); vận tải (3,98% so với 4,06%) và không đổi với các hoạt động văn hóa, giải trí. Trong khi đó, chi phí giảm cho quần áo và giày dép (giảm 2,81% so với giảm 2,74%) và đồ nội thất (giảm 0,48% so với 0,25%).
Tỷ lệ lạm phát lõi hàng năm, không bao gồm năng lượng và sản phẩm thực phẩm chưa qua chế biến ổn định ở mức 1%, phù hợp với ước tính sơ bộ.
Trên cơ sở hàng tháng, giá tiêu dùng giảm 0,6% như ước tính ban đầu, sau khi tăng 0,1% trong tháng 6. Sự sụt giảm chủ yếu là giá quần áo và giày dép (giảm 13% so với giảm 1,3% của tháng 6).
Chỉ số giá tiêu dùng harmonized tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước (2% trong tháng 6) và giảm 0,4% so với tháng trước (sau khi không đổi trong tháng 6).
Tây Ban Nha
Tỷ lệ lạm phát ở Tây Ban Nha giảm xuống 2,2% trong tháng 7 từ 2,3% trong tháng trước, phù hợp với ước tính sơ bộ và phù hợp với kỳ vọng của thị trường. Giá giảm chủ yếu do thực phẩm, đồ uống không cồn và vận chuyển.
So với cùng kỳ năm ngoái, giá thực phẩm và đồ uống không cồn giảm xuống 1,8% so với 2,5% trong tháng 6, cụ thể là cá và hải sản, dầu và chất béo và trái cây; vận tải (5,9% so với 6,1%), chủ yếu do vận chuyển hàng không và nhiên liệu và dầu nhờn, y tế (0,1% so với 0,2%). Ngoài ra, phí các hoạt động văn hóa, giải trí giảm 0,6% so với 0,6% trong tháng 6. Mặt khác, chi phí tăng nhanh hơn đối với nhà ở và tiện ích (3,7% so với 2,6%); nhà hàng và khách sạn (2,0% so với 1,7%); quần áo và giày dép (1,0% so với 0,9%); đồ đạc (0,3% so với 0,1%); giáo dục (0,8% so với 0,7%) và thông tin liên lạc (2,7% so với 2,2%). Ngoài ra, lạm phát ổn định đối với hàng hóa và dịch vụ khác (0,9%).
Lạm phát lõi không bao gồm các mặt hàng dễ biến động như thực phẩm và năng lượng, tăng 0,9% trong tháng 7, sau khi tăng 1% trong tháng 6.
Trên cơ sở hàng tháng, giá tiêu dùng giảm 0,7%, phù hợp với ước tính sơ bộ và dự báo của thị trường. Lạm phát giảm đối với quần áo và giày dép (giảm 12,6%), đồ uống và đồ uống không cồn (giảm 0,7%), đồ đạc (giảm 0,8%) và vận tải (giảm 0,2%).
Chỉ số giá tiêu dùng harmonized tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước, không thay đổi so với tháng 6 và giảm 1,2% so với tháng trước.
Pháp
Kinh tế Pháp dự báo tăng 1,8% trong năm 2018
Bộ trưởng Tài chính Pháp Gérald Darmanin dự kiến tăng trưởng năm nay của Pháp sẽ đạt 1,8%, thay vì mức tăng 2% đã công bố vào đầu mùa Hè.
Ngân hàng trung ương Pháp vừa đưa ra dự báo kinh tế của đất nước "hình lục lăng" này sẽ tăng trưởng 0,4% trong quý III/2018. Đây sẽ là một kết quả khả quan sau khi Pháp chỉ đạt mức tăng trưởng kinh tế 0,2% trong quý I và quý II/2018. 

Chính phủ Pháp cũng đang xem xét lại dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của cả năm 2018. Bộ trưởng Tài chính Gérald Darmanin dự kiến tăng trưởng năm nay của Pháp sẽ đạt 1,8%, thay vì mức tăng 2% đã công bố vào đầu mùa Hè. 

Tuy vậy, theo nhận định của giới chuyên gia, ngay cả mục tiêu mới này cũng khó có thể trở thành hiện thực. Việc tăng trưởng kinh tế thấp hơn dự kiến sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu khác của chính phủ Pháp, đó là giảm thâm hụt ngân sách Nhà nước xuống còn tương đương 2,3% GDP trong năm nay. 

Thêm nữa, cho đến thời điểm hiện tại, chính phủ chưa đưa ra bất cứ lộ trình nào về những khoản tiết kiệm phải thông báo vào tháng Chín tới, để giữ cam kết với Liên minh châu Âu tiếp tục giảm chi tiêu công trong năm 2019.
Tỷ lệ lạm phát tăng lên mức cao nhất trong hơn 6 năm
Số liệu do Viện nghiên cứu kinh tế và Thống kê quốc gia Pháp công bố cho biết, tỷ lệ lạm phát của Pháp đứng ở mức 2,3% trong tháng 7, không thay đổi so với ước tính sơ bộ và cao hơn 2% của tháng 6. Đây là tỷ lệ lạm phát cao nhất kể từ tháng 3/2012, do giá năng lượng, dịch vụ và thuốc lá tăng cao.
Giá năng lượng tăng 14,3% trong tháng 7, sau khi tăng 12,3% trong tháng trước, chủ yếu được đẩy mạnh bởi chi phí khí đốt (17,3% so với 6,4% trong tháng 6) và các sản phẩm dầu mỏ (21,8% so với 21%). Áp lực tăng thêm đến từ: dịch vụ (1,3% so với 1,2%); thuốc lá (16,8% so với 16,3%); và thực phẩm (1,9%, bằng với mức tăng trong tháng 6), trong đó thực phẩm tươi sống (6,4% so với 5,9%) và các thực phẩm khác (1,2%, không đổi so với tháng 6).
Tỷ lệ lạm phát lõi, không bao gồm giá khu vực công, giá tiêu dùng dễ biến động và các biện pháp thuế, tăng lên 0,9% trong tháng 7 từ 0,8% trong tháng 6.
Trên cơ sở hàng tháng, giá tiêu dùng giảm 0,1% trong tháng 7 sau khi không thay đổi trong tháng 6. Sự sụt giảm nhẹ này do giá sản phẩm sản xuất giảm 2,8% theo mùa do doanh thu mùa hè, một phần bù đắp bởi sự phục hồi của giá dịch vụ (1,1%), chủ yếu là giá vé máy bay do học sinh bắt đầu nghỉ học. Giá năng lượng tăng với tốc độ nhẹ hơn (0,5% so với 0,9% trong tháng 6) và giá lương thực phục hồi nhẹ (0,1% so với mức giảm 0,2% của tháng 6).
Chỉ số giá tiêu dùng harmonized tăng 2,6% so với năm trước (so với 2,3% trong tháng 6); và giảm 0,1% so với tháng trước.
Đức
Kinh tế Đức chịu tác động từ khủng hoảng tài chính Thổ Nhĩ Kỳ
Bộ Tài chính Đức ngày 20/8 đã cảnh báo rằng, cuộc khủng hoảng tiền tệ tại Thổ Nhĩ Kỳ có thể làm gia tăng rủi ro đối với nền kinh tế Đức.
Kinh tế Đức vốn đang chịu sức ép từ những căng thẳng thương mại với Mỹ và nguy cơ Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) mà không đạt được thảo thuận nào. 
Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang phải đối phó với cuộc khủng hoảng tiền tệ nghiêm trọng do chịu tác động từ các đòn trừng phạt của Mỹ liên quan đến vụ mục sư người Mỹ Andrew Brunson bị chính quyền Ankara bắt giữ.
Đồng lira của nước này đã mất gần 40% giá trị so với đồng USD kể từ đầu năm tới nay. Chính quyền Washingon đã tăng gấp đôi thuế đánh vào các sản phẩm nhôm và thép nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ, lần lượt lên 20% và 50%.
Đáp trả động thái này, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cũng cho biết có kế hoạch bắt đầu sử dụng đồng lira thay vì USD trong giao dịch thương mại với các đối tác thương mại chủ chốt của nước này, đồng thời sẽ tẩy chay các sản phẩm điện tử của Mỹ. 
EU là đối tác thương mại lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ và Đức là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai của nước này. Bởi vậy, chắc chắn những biến động của thị trường tài chính Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế "đầu tàu" châu Âu.
Thêm vào đó, những rủi ro từ sự bế tắc trong đàm phán Brexit và chính sách thương mại của Mỹ cũng tạo thêm sức ép cho nền kinh tế Đức. 
Dù vậy, Bộ tài chính Đức cho nay, nền kinh tế nước này hiện vẫn đang duy trì được sự ổn định khi tăng trưởng 0,5% trong quý II/2018, vượt dự báo của giới phân tích và cao hơn mức tăng trưởng trung bình trong cùng kỳ của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Những động lực chính hậu thuẫn nền kinh tế này gồm chi tiêu công mạnh, tiêu dùng cá nhân cải thiện, tỷ lệ lãi suất thấp, thị trường việc làm khởi sắc với đà tăng lương mạnh mẽ. 
Các doanh nghiệp cũng tăng cường đầu tư vào Đức giữa bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn diễn biến theo xu hướng tích cực bất chấp mối đe dọa từ chiến tranh thương mại.
Tỷ lệ lạm phát giảm nhẹ xuống 2% trong tháng 7
Tỷ lệ lạm phát hàng năm của Đức giảm xuống còn 2% trong tháng 7 so với 2,1% của tháng trước và phù hợp với dự báo của thị trường. Lạm phát lương thực chậm lại trong khi giá dịch vụ và năng lượng tăng nhanh hơn.
Trong tháng 7, giá hàng hóa giảm xuống 2,4% từ mức 2,8% trong tháng trước đó, do lạm phát lương thực giảm. Giá tăng đối với báo và tạp chí định kỳ (4,8%), bia (4%) và sản phẩm thuốc lá (3,5%). Tuy nhiên, giá đã giảm đối với điện tử tiêu dùng (giảm 5,5%), thiết bị xử lý thông tin (giảm 4,2%), quần áo (giảm 2%).
Giá thực phẩm và đồ uống không cồn tăng 2,6%, sau khi tăng 3,2% trong tháng 6. Giá tăng với tất cả các loại hàng hóa, đặc biệt là mỡ và dầu ăn (6,4%), trong đó trái cây (5,5%); các sản phẩm từ sữa và trứng (4%), và rau (3,1%).
Lạm phát dịch vụ tăng lên 1,6% trong tháng 7 từ 1,5% trong tháng 6. Áp lực tăng lên đến từ: ngày lễ trọn gói (4,2%); tiền thuê nhà (1,6%); bảo trì và sửa chữa xe cộ (3%) và dịch vụ ăn uống tại các nhà hàng, quán cà phê (2,2%). Trong khi đó, người tiêu dùng trả ít hơn cho vé máy bay (giảm 6,9%).
Giá năng lượng tăng 6,6%, sau khi tăng 6,4% trong tháng 6. Giá tăng chủ yếu là: dầu nóng (28,5%); nhiên liệu động cơ (12%); điện (1%). Ngược lại, giá khí đốt giảm 1,3%.
Trên cơ sở hàng tháng, chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,3% so với mức tăng 0,1% trong tháng 6 và phù hợp với dự báo của thị trường. Giá vé máy bay tăng 4,4%, ngày lễ trọn gói (19,3%) Trong khi đó, giá năng lượng giảm 0,1%, chi phí nhiên liệu động cơ (giảm 0,2%), nhiên liệu diesel (giảm 0,4%). Ngoài ra, giá lương thực giảm 0,5% trong tháng 7, do giá giảm đặc biệt đối với rau quả (giảm 2,2%) và rau (giảm 1,2%). Ngoài ra, giá quần áo giảm 6,9% và giày dép giảm 4,1%.
Chỉ số giá tiêu dùng harmonised tăng 2,1% so với năm trước và 0,4% so với tháng trước.
Ailen
Số liệu do Cơ quan thống kê Ailen công bố cho biết, tỷ lệ lạm phá của Ailen tăng lên 0,8% vào tháng 7 từ 0,4% trong tháng 6. Đây là tỷ lệ lạm phát cao nhất kể từ tháng 4/2017, do chi phí vận chuyển tăng nhanh hơn do giá dầu diesel và xăng tăng cao.
So với cùng kỳ năm ngoái, giá tăng nhanh hơn đối với vận tải (2,2% so với 1,5% trong tháng 6), chủ yếu do giá xăng và dầu tăng cao hơn do giá vé máy bay giảm. Ngoài ra, chi phí giảm ít hơn cho đồ nội thất, thiết bị gia dụng và bảo trì hộ gia đình thường xuyên (giảm 3,9% so với mức giảm 4,1%), chủ yếu do chi phí đồ gia dụng, đồ nội thất và đồ gia dụng không bền, đồ gia dụng và đồ thủy tinh, bộ đồ ăn và đồ dùng gia đình ; hàng hóa và dịch vụ khác (giảm 3,2% so với giảm 3,9% trong tháng 6), do sức khỏe, phí bảo hiểm xe máy và các thiết bị, bài báo và sản phẩm để chăm sóc cá nhân; quần áo và giày dép (giảm 0,2% so với giảm 1,4%) và giải trí và văn hóa (giảm 1% so với giảm 1,5% trong tháng 6).
Trong khi đó, lạm phát là ổn định đối với: nhà ở và tiện ích (5,4%, không đổi so với tháng 6), đồ uống có cồn và thuốc lá (2,8%). Ngoài ra, giá cả giảm đối với nhà hàng và khách sạn (1,8% so với 2,1%) và giáo dục (1,5% so với 1,6%). Ngoài ra, giá tiếp tục giảm đối với thực phẩm và đồ uống không cồn (giảm 2,1%, bằng với tháng 6), do giá thấp hơn với một loạt các sản phẩm như thịt, rau, bánh mì và ngũ cốc, mứt, mật ong, sô cô la và bánh kẹo.
Chỉ số giá tiêu dùng lõi, không bao gồm năng lượng và thực phẩm chưa qua chế biến, tăng 0,1%, sau khi giảm 0,2% trong tháng trước đó.
Trên cơ sở hàng tháng, giá tiêu dùng tăng 0,4%, sau khi tăng 0,1% trong tháng 6. Sự thay đổi giá hàng tháng đáng kể nhất là vận tải (3,2%), nhà hàng và khách sạn (0,8%). Trong khi đó, giá quần áo và giày dép (giảm 5,6%), đồ đạc, thiết bị gia dụng và bảo trì hộ gia đình thường xuyên (giảm 1,4%).
Chỉ số giá tiêu dùng harmonised tăng 1% so với năm trước và tăng 0,4% so với tháng trước.
N.Nga
Nguồn: Vitic/Tradingeconomics/Reuters
 

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710713502