Thứ bảy, 20-4-2024 - 22:16 GMT+7  Việt Nam EngLish 

FED tăng lãi suất, châu Á chưa sẵn sàng đối phó 

 Thứ hai, 27-3-2017

AsemconnectVietnam - Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) đã tăng lãi suất lần thứ hai trong vòng 4 tháng qua. Nhiều dự báo trong năm 2017 sẽ có thể còn 2 đợt tăng nữa. Tuy nhiên, theo đánh giá của bộ phận nghiên cứu kinh tế HSBC tại Hoa Kỳ vừa công bố các ngân hàng trung ương châu Á chưa thực sự sẵn sàng cho việc thắt chặt nền kinh tế, làm dịu bớt mức độ ảnh hưởng của lãi suất đồng USD đang cao hơn.

http://fp.tvsi.com.vn/Images/spacer.gifTheo báo cáo của HSBC, hiện nay tình hình vay nợ của các nước trong khu vực châu Á khá cao. Do đó, sự kết hợp của chính sách thắt chặt tiền tệ, thu hẹp thâm hụt thương mại, khuyến khích công ty Hoa Kỳ hồi hương, hay những thay đổi về quy định hạn chế việc tài trợ có thể dẫn đến áp lực tăng huy động USD, đẩy chi phí thanh toán bằng USD ở châu Á lên, từ đó làm mất giá đồng nội tệ. Và điều này sẽ ảnh hưởng đến cả hoạt động tiêu dùng và đầu tư. Và dấu hiệu rút vốn đầu tư đã diễn ra từ từ trong những tháng cuối năm 2016. Nếu các dòng vốn rút khỏi thị trường mạnh sẽ tạo những cơn sóng dữ, thậm chí làm tăng trưởng kinh tế chậm lại do lãi suất cao hơn.

Tuy nhiên, hiện tại điều này chưa ảnh hưởng nhiều đến các quốc gia châu Á do xuất khẩu vẫn đang tăng cao có thể bù đắp cho những lực kéo trong nước. Nhưng bài học về khủng hoảng xảy ra thời kỳ giữa những năm 2000 nhắc các quốc gia khu vực cần cảnh giác. Thời điểm đó, khủng hoảng tài chính toàn cầu đến sau kết thúc quá trình bùng nổ xuất khẩu với mức tăng trưởng khoảng 15%, con số xuất khẩu giảm mạnh còn dao động trong khoảng 4%.

Mặc dù gần đây thị trường xuất khẩu đã hồi phục đáng kể, nhưng “một cuộc đọ sức theo chu kỳ che giấu những vấn đề cơ cấu sâu sắc hơn. Việc duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu bền vững - một khoản đủ lớn để bù đắp cho khu vực châu Á đang bị lực đẩy từ lãi suất USD cao hơn - đang giảm dần. Nguyên nhân do chi tiêu ở phương Tây đang dịch chuyển, giảm dần những mặt hàng đồ dùng gia đình - mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của các nước châu Á - sang quan tâm đến vấn đề chăm sóc sức khỏe nhiều hơn. Bên cạnh đó, một số công ty ở Hoa Kỳ và châu Âu thậm chí còn quay lại tự sản xuất vì chi phí nhân công ở phương Đông đã không còn cạnh tranh nhiều nữa” - báo cáo của HSBC nhận định. Do đó, trong bối cảnh so với những năm 2000, hiện nay nợ vay cao hơn, xuất khẩu giảm sút, việc tăng lãi suất của FED đang là điểm tiêu cực đối với tình hình tăng trưởng ở các nước châu Á.

Song, các chuyên gia HSBC đã chỉ ra những điểm tích cực. Cụ thể, một số quốc gia khu vực châu Á có cán cân xuất khẩu vẫn mạnh mẽ. Khả năng chịu đựng áp lực do vẫn còn kiểm soát nguồn vốn hiệu quả. Như Trung Quốc nắm giữ 3.000 tỷ USD dự trữ ngoại tệ; Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore giữ tổng cộng 1.000 tỷ USD. “Chúng tôi không mong đợi bất kỳ một động thái thắt chặt nào ở khu vực châu Á diễn ra trong năm nay, ít nhất là từ góc độ lạm phát, điều đó giúp các quốc gia không phải tăng lãi suất trong nước” - báo cáo của HSBC cho biết.

Ông Kevin Logan, Kinh tế trưởng của HSBC tại Hoa Kỳ, dự báo trong năm 2017 FED còn 2 lần tăng và năm 2018 sẽ chỉ có 1 đợt tăng lãi suất nữa. Tuy nhiên, việc FED đẩy nhanh thắt chặt sẽ mang lại nhiều thách thức cho khu vực châu Á. “Các chính sách tài khóa và thương mại bảo hộ của chính quyền Trump có thể gây ảnh hưởng trầm trọng lên môi trường kinh tế và tài chính ở châu Á, và họ cần phải chuẩn bị cho cơn bão tài chính sắp tới” - ông Kevin Logan chia sẻ.

Nguồn: tvsi.com.vn

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710747964